An sinh xã hộ

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 62 - 65)

- Về xã hội:

4 Thường trong thành phố chỉ có vài ba xe buýt dài ngoẵng có đầu kéo (mà người dân thường gọi bằng cái tên xe Lạc đà vì trên mui có hai chỗ vồng lên như hai cái bướu của Lạc Đà) lúc nào cũng nêm chặt người Xe liên tỉnh

2.3.3. An sinh xã hộ

Cùng với y tế và giáo dục, công tác an sinh xã hội cũng rất được Chính phủ Cuba chú trọng. Tiếp tục thành quả của giai đoạn trước, Chính phủ Raul đã và đang có nhiều nỗ lực để đảm bảo tăng trưởng xã hội bền vững.

Sau đây là một số biện pháp mà Chính phủ Cuba thực hiện trong giai đoạn này:

Trước hết là tăng tuổi làm việc đối với người lao động.

Theo thống kê chính thức, tỉ lệ dân số trên 60 tuổi ở Cuba hiện “chiếm 16,6% trong tổng số hơn 11 triệu dân, tăng đáng kể so với 11,3% năm 1985, xu hướng này chắc chắn sẽ không thay đổi cho đến năm 2025” [101]. Theo các nhà phân tích, đến năm 2025, Cuba sẽ mất đi khoảng 770 nghìn lao động so với hiện nay. Tại sao Cuba, một nước đang trên đà phát triển lại phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số? Nguyên nhân của thực trạng này, một mặt là nhờ thành tựu y tế mang lại, đưa Cuba trở thành một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (76 tuổi), tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp nhất Mỹ Latinh (4,9/1000). Mặt khác, do cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhà ở thiếu nên từ đầu năm 2008 đến nay, cả nước chỉ có gần 1800 trẻ em ra đời.

Tại kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VII (7/2008), Chính phủ Cuba đã thông qua dự luật mới trong đó quyết định tăng tuổi làm việc thêm 5 năm đối với người lao động nhằm giảm tác động của tình trạng già hóa dân số ngày càng có xu hướng phát triển, dẫn đến việc ngày càng thiếu hụt lực lượng lao động ở đất nước này. Theo dự luật mới này, nam giới sẽ nghỉ hưu ở tuổi 65 và nữ giới là tuổi 60 nhằm “bù đắp tình trạng ngày càng thiếu hụt lực lượng lao động do tỉ lệ dân số già gia tăng”[101].

Cuba hiện đang trong quá trình tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, nguồn lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với kết quả của tiến trình này. Vì thế, Chính phủ Cuba tạo điều kiện để phụ nữ ở độ tuổi sinh nở có thể sinh con và khuyến khích các gia đình có nhiều hơn một con. Chính phủ cũng tăng cường

đầu tư xây dựng thêm nhà trẻ và trường mẫu giáo. Ngoài ra, Cuba sẽ tập trung nghiên cứu, chữa trị vô sinh, đồng thời hạn chế việc nạo thai trong chương trình kế hoạch hóa gia đình nhằm bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ[101].

Biện pháp tiếp theo là cải cách lương bổng. Raul đã xóa bỏ thành công chủ nghĩa công bằng về lợi ích theo kiểu CNXH truyền thống. Theo chế độ lương mới, thu nhập của người lao động được tính bằng công sức lao động mà người đó bỏ ra chứ không theo kết quả lao động của cả tập thể. Nhưng hình thức này đã bắt đầu tạo ra hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội. Việc tiếp tục tồn tại 2 chính sách tiền tệ song song cũng đang tạo ra những bất công lớn. Lương cơ bản được trả cho người lao động bằng peso (có giá trị thấp hơn 20 lần so với đồng USD). Chỉ có những ai làm việc trong lĩnh vực liên quan đến ngoại thương và du lịch là được trả bằng USD, được tiếp cận các sản phẩm có chất lượng cao. Hệ thống tiền tệ này chính là điều mà Raul đang muốn đơn giản hóa. Những người cố vấn đang khuyên ông nên xóa bỏ đồng peso và định giá lại nó để có thể chuyển đổi, để theo một cách nào đó, giúp thu nhập bình quân đầu người đạt 250 USD/tháng, mức thu nhập trung bình ở các nước vùng Caribê[49].

Tiếp theo là cải cách chính sách thuế

Chính phủ Cuba đã thông qua dự luật thuế mới, quy định người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải đóng thuế an sinh xã hội và thuế thu nhập. Quy định mới này sẽ được áp dụng từ ngày 1/10/2008, chấm dứt chính sách miễn thuế cho người lao động trong khu vực quốc doanh đã kéo dài suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Luật mới sẽ tác động đến khoảng 1,5 triệu lao động trong lĩnh vực công. Cụ thể, những lao động có thu nhập trên 500 peso (tương đương 20 USD) mỗi tháng, sẽ phải đóng thuế an sinh xã hội, với mức đóng là 5%. Những lao động có mức lương trên 100 USD/tháng, ngoài thuế an sinh xã hội, sẽ phải đóng thêm thuế thu nhập cá nhân, mức đóng 3-5% lương.

Các khoản thuế này sẽ được trừ trực tiếp vào tiền lương hàng tháng của người lao động. Giới chức Cuba hy vọng chính sách mới sẽ đem lại lợi ích cho cả người lao động và các doanh nghiệp, góp phần giúp nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh. Giám đốc Sở Lao động và tiền lương thuộc Bộ Lao động và An sinh xã hội Cuba, Guillermo Sarmiento, khẳng định chính sách thuế mới sẽ giúp mở rộng mạng lưới an sinh xã hội của Cuba [17].

Theo số liệu thống kê chính thức, ở thời điểm năm 2015, mức lương trung bình hàng tháng của người dân Cuba là khoảng 25 USD. Cuba có 5 triệu người lao động trong lĩnh vực công, chiếm khoảng 80% lực lượng lao động cả nước. Sau cuộc Cách mạng năm 1959, Chính phủ Cuba đã xóa bỏ quy định buộc người lao động phải đóng thuế thu nhập và bao cấp cho người dân về chăm sóc y tế, giáo dục, điện, nước, giao thông và nhiều nhu cầu thiết yếu khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Chính phủ Cuba đã bắt đầu tiến hành cải cách thuế như một phần của các chính sách cải cách kinh tế do Chủ tịch Raul Castro đề xướng.

Đến nay, số hộ gia đình là chủ sở hữu của những ngôi nhà đang ở đạt gần 90%; 95% lãnh thổ được điện khí hóa; 95,3% dân số được dùng nước sạch; tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS là 0,03%, tỉ lệ thấp nhất thế giới (so với Mỹ là 0,6%) [66]. Tỉ lệ người thất nghiệp ở Cuba đã giảm 4,15 lần, từ mức 7,9% năm 1995 xuống còn 1,9% năm 2010, mức thấp nhất của thế giới.

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w