CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG HOÀ CUBA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 81 - 89)

- Với hai đối tác chiến lược Venezuela và Trung Quốc: Chính phủ Cuba

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG HOÀ CUBA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM

CỦA CỘNG HOÀ CUBA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016 3.1. Thành tựu và hạn chế

3.1.1. Thành tựu

Tiếp tục quá trình cải cách nói chung mà trước hết là cải cách kinh tế, Chính phủ Cuba dưới thời Raul bắt đầu thành công trong việc “cứu Tổ quốc, cách mạng và chủ nghĩa xã hội”, đưa đất nước dần thoát ra khỏi “thời kì đặc biệt”. [20]

Nhằm thúc đẩy sự phát triển đa dạng nền kinh tế, Chính phủ Cuba đã tiến hành một bước đột phá khi quyết định mở rộng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, từng bước tái cơ cấu lực lượng lao động trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước. Để nâng cao hiệu quả và kỷ cương trong hình thức kinh tế còn khá mới mẻ đối với người dân, trong thời gian gần đây, Cuba thường xuyên mở các lớp tập huấn về văn hóa kinh doanh, về tiêu chuẩn đòi hỏi đối với ngành cung cấp dịch vụ như an toàn thực phẩm, chính sách thuế… tại nhiều địa phương, giúp cho những người tham gia thành phần kinh tế tư doanh nắm vững, chủ động hơn trong các hoạt động kinh doanh vừa bảo đảm tính pháp lý, vừa mang đến sự an toàn cho người tiêu dùng. Luật lao động (1984) được xem xét sửa đổi nhằm mở rộng quyền lợi đối với nhóm đối tượng lao động này. Quyền lao động đối với lao động trong lĩnh vực công cũng sẽ được áp dụng cho lao động làm việc trong lĩnh vực tư, bao gồm quyền được trả lương phù hợp về khối lượng và chất lượng công việc, bảo đảm về ngày nghỉ và phúc lợi xã hội.

Sau hơn 3 năm thực hiện chính sách cải cách nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp của Cuba đang từng bước thay thế lương thực nhập khẩu cho dù những thách thức ở phía trước vẫn còn rất nhiều để có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân Cuba. Diện tích đất hoang đã được trao tới tay người nông dân với gần 1,5 triệu ha đất, trong đó 79% đã được đưa vào khai thác. 163.000 nông dân trên cả nước đã làm chủ ruộng đất, có thể tự quyết công việc chăn nuôi gia

súc và canh tác các loại cây trồng. Không chỉ có vậy, khoảng 90 vạn ha đất hoang sẽ tiếp tục được từng bước giao cho các hộ nông dân khai thác trong thời gian tới. Chính phủ Cuba chủ trương phát triển các dự án nghiên cứu, đầu tư để bảo đảm thực hiện thành công các chương trình sản xuất nông nghiệp, trong đó canh tác lúa và đậu - các loại lương thực không thể thiếu trong khẩu phần của mỗi gia đình Cuba là hướng ưu tiên phát triển. Cho đến năm 2016, 450 triệu USD được Chính phủ Cuba đầu tư để thúc đẩy sản xuất lúa gạo nhằm tự cung cấp được khoảng 80% nhu cầu tiêu thụ. Nguồn ngân sách dùng cho việc chi trả nhập khẩu lương thực đang ở mức 1,7 tỉ USD được giảm dần.

Để tăng nguồn thu cho ngân sách, Chính phủ Raul đã áp dụng một loạt chương trình phát triển trung hạn ở các lĩnh vực thế mạnh của mình như xuất khẩu và dịch vụ (các sản phẩm dược và công nghệ sinh học), bên cạnh việc chú trọng phát triển hình thức du lịch y tế, lĩnh vực được đánh giá có nhiều tiềm năng đem lại nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách quốc gia. Du lịch, y tế và tin học hiện chiếm hơn 70% nguồn thu trong lĩnh vực xuất khẩu và dịch vụ.

Kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt gần 9 tỉ USD (năm 2011), tiếp tục xu hướng tăng trong những năm 2012 - 2016. Cuba đang nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào các ngành truyền thống như khai thác khoáng chất niken và sản xuất đường mía. Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy các lĩnh vực có thế mạnh, Cuba mở rộng và thúc đẩy sản xuất trong nước và hướng tới xuất khẩu ra thị trường quốc tế các mặt hàng nông nghiệp quan trọng như gạo, cà phê, đỗ và quả có múi, vốn từng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Cuba, nhưng bị giảm sút nghiêm trọng trong những năm 90 của thế kỷ XX. Cuba cũng đã bắt đầu triển khai các dự án thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế trên Vịnh Mexico - lĩnh vực được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Cuba.

Trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, Chính phủ Cuba cũng như toàn dân quyết tâm loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực

tới sự tăng trưởng của nền kinh tế. Toàn thể đất nước tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tội phạm kinh tế một cách có hệ thống và chuyên nghiệp. Cuba xác định: chống tham nhũng và các loại tội phạm kinh tế là cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ với sự tham gia của ngành kiểm toán, tòa án và Bộ Nội vụ ở tất cả các cấp cũng như toàn xã hội, đồng thời kêu gọi mỗi cá nhân có trách nhiệm thay đổi tư duy cho phù hợp với tình hình mới của đất nước, vì mục tiêu thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội ở Cuba [95].

Tuy nhân dân Cuba hiện tại có nhiều thiếu thốn về cuộc sống vật chất; song hòn đảo vùng Caribê lại có chất lượng cuộc sống khá cao với trình độ dân trí đang tiến tới phổ cập đại học, đã được Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đánh giá và xếp hạng trong Báo cáo ngày 27/11/2007 là nước đứng thứ 51 trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới về Chỉ số Phát triển Con người (IDH) với thu nhập bình quân đầu người trên 2.200 USD/năm theo cách tính trực tiếp và 4.500 USD tính theo Chỉ số Sức mua Tương đương (IPA).

Việc cải thiện cuộc sống cho một đất nước có chất lượng cuộc sống tương đối cao như vậy không phải dễ và cũng không thể ngày một ngày hai được. Vả lại, như chính Chủ tịch Raul Castro đã nhấn mạnh, trong diễn văn ngày 24/2/2008, mọi thay đổi phải nhằm cải thiện đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của nhân dân, trên cơ sở nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm, “không thể tiêu quá những gì chúng ta có được”.

Trong lĩnh vực đối ngoại, Cuba đã triển khai một đường lối đối ngoại thực tế hơn. Song song với việc tiếp tục các mối quan hệ hữu nghị truyền thống, Cuba đã tập trung ưu tiên quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc, Nga và tăng cường mở rộng liên kết khu vực. Ngoài cộng đồng các nước Caribe ra, Cuba còn tăng cường củng cố khối ALBA (Giải pháp Bolivia cho châu Mỹ) cùng các nước Venezuela, Bolivia và Nicaragua. Ngành ngoại giao Cuba rất năng động trong những năm 2006 - 2016, mà rõ nhất là việc khôi phục quan hệ

ngoại giao với Mỹ, với Liên minh châu Âu và quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Hợp quốc. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng môi trường bên ngoài lành mạnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong bối cảnh tiến trình cập nhật hóa mô hình nền kinh tế đang diễn ra ở đảo quốc Caribe này cần có sự hỗ trợ về vốn, công nghệ và năng lượng từ bên ngoài. Đón nhận những chuyển mình của đất nước Cuba, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới tăng cường mở rộng hợp tác, hỗ trợ Cuba trong nhiều lĩnh vực thời gian gần đây.

3.1.2 Hạn chế

Đến nay, Cuba vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, không chỉ do Mỹ chưa hoàn toàn xóa bỏ cấm vận mà còn do những vấn đề mới xuất hiện khi cuộc cải cách đang diễn ra sâu rộng.

Về đối ngoại, nền kinh tế Cuba còn dựa quá nhiều vào đồng minh Venezuela. Chẳng hạn, “giá dầu ưu đãi đang được Venezuela cung cấp với khoản trợ giá 2 tỉ USD” [69]. Nếu những khoản trợ cấp này chấm dứt, nhất là bản thân Venezuela cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế - xã hội, nền kinh tế Cuba sẽ rơi vào tình trạng suy thoái sâu sắc.

Những yếu tố liên quan tới kinh tế đối ngoại của Cuba gặp nhiều khó khăn và bất lợi. Khả năng tiếp cận với nguồn tài chính bên ngoài của Cuba còn rất hạn chế do Cuba không phải là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Phần lớn các khoản vay nợ mà Cuba nhận được đến từ Trung Quốc, Nga, Braxin và Venezuela, trong khi các nền kinh tế này gặp khó khăn, không trợ giúp được nhiều cho Cuba. Bên cạnh đó, nền kinh tế Cuba phụ thuộc rất nhiều với bên ngoài, cộng với hệ quả từ cuộc bao vây, cấm vận của Mỹ áp dụng với Cuba hơn 50 năm qua càng làm cho khó khăn Cuba trở nên chồng chất.

Về đối nội, trong lĩnh vực tài chính, hệ thống tiền tệ hai giá đã bộc lộ nhiều bất cập. Trong khi mức lương của cán bộ, công nhân viên Nhà nước được

trả bằng đồng Peso thì hàng tiêu dùng trong những “bách hóa đặc biệt” lại được bán bằng đồng Peso chuyển đổi. Với mức thu nhập trung bình khoảng 20 USD/tháng như hiện nay, người dân Cuba sẽ không mua được gì nhiều cho cuộc sống của mình. Và như vậy, việc cải cách tiền lương của Chính phủ sẽ mất đi phần nào ý nghĩa của nó. Mặt khác, đồng Peso chuyển đổi có giá trị 1 USD ở Cuba nhưng không có giá trị tương đương trên thị trường thế giới, nên nó không thể là phương tiện thanh toán thương mại quốc tế. Hiện nay, loại bỏ hệ thống tiền tệ hai giá là việc làm cần thiết để phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Để trả lại cho đồng Peso giá trị của nó, Chính phủ Cuba phải phát huy được hiệu quả nền kinh tế.

Nguồn kiều hối do người Cuba ở nước ngoài gửi về trong nước cũng là tác nhân gây bất bình đẳng xã hội. Cuba sử dụng hai đồng tiền lưu hành đồng thời: đồng peso chuyển đổi và không chuyển đổi - loại thứ nhất có giá trị gấp 24 lần loại thứ hai - đã ngấm ngầm phá hoại bình đẳng xã hội và chủ quyền quốc gia.

Lương trung bình thấp, lương hưu còn thấp hơn nhiều, các hộ gia đình Cuba không đủ tiền để chi tiêu hàng tháng. Phần lớn không được phép làm việc trong ngành du lịch hay các doanh nghiệp nước ngoài, những cơ sở trả lương bằng ngoại tệ cao hơn, giúp họ có điều kiện cải tạo cuộc sống. Người dân xoay sở ra sao để đảm bảo cuộc sống? Nhờ vào nền kinh tế "chợ đen", giống như ở nhiều nước Mỹ latinh khác, họ phải ăn cắp, biển thủ của công. Nhà tù chật kín những kẻ móc túi, nhưng đó chủ yếu là người lao động bình thường. Các đối tượng "cổ cồn trắng" chỉ phải chịu những bản án nhẹ nếu họ bị kết tội tham nhũng, còn quan chức cao cấp cùng lắm thì bị đuổi việc. Không ít người vẫn có tài khoản ở ngân hàng nước ngoài.

Nông dân phải chờ Nhà nước bảo đảm thì mới tiếp tục mở rộng sản xuất, vì cho tới nay luật pháp quy định cấm tư nhân sở hữu đất đai và không cho phép người dân trực tiếp bán hàng ra chợ. Nhà nước không thể đảm bảo có đầy đủ việc làm, nhiều người Cuba muốn mở doanh nghiệp hay tự làm việc ở nhà,

nhưng điều này cũng chưa được phép7. Giá dầu và lương thực trên thị trường thế giới tăng tạo ra thêm khó khăn cho chính phủ Cuba. Thách thức đặt ra rất lớn: Làm thế nào có thể khôi phục giá trị của đồng lương và trợ cấp xã hội trước khi tăng thu nhập quốc gia? Làm sao để duy trì phúc lợi xã hội tương xứng với sản xuất? Cơ chế kinh tế hiện nay chưa tạo là điều kiện phát triển, nên đòi hỏi phải có một cuộc cải cách kinh tế thật sâu sắc[16] .

Về du lịch, tiềm năng lớn về du lịch đã biến ngành này trở thành ngành kinh tế đem lại hiệu quả nhất của Cuba từ những năm 90 trở lại đây, với doanh thu hàng tỉ USD mỗi năm. Tuy nhiên, cùng với thời gian, du lịch cũng gây ra những hiện tượng “méo mó” trong kinh tế: “lương của những người lao động ít hoặc không được đào tạo lại cao hơn rất nhiều so với lương của các nhà khoa học được đào tạo chuyên sâu, bác sĩ, lao động chuyên nghiệp”. Đồng thời, du lịch cũng làm nảy sinh các tệ nạn xã hội và các “hình thức vụng trộm phi sản xuất với thu nhập bất chính cao” [81]. Việc đầu tư ở cấp độ lớn và dài hạn của Chính phủ cho cơ sở hạ tầng, du lịch, khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị nhập khẩu làm cho dự trữ nông nghiệp bị đổi hướng: sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, nhất là sản xuất lương thực và thực phẩm giảm sút đáng kể, không đủ cung cấp cho nhân dân. Cuba trở nên lệ thuộc nước ngoài về lương thực. Trong khi du lịch đem về ngoại tệ mạnh, Cuba cũng bỏ ra hàng tỉ USD để nhập khẩu lương thực, thực phẩm từ bên ngoài.

Về Y tế, y tế cộng đồng của Cuba cũng bị tác động do chính sách “xuất khẩu bác sĩ” ồ ạt để đổi lấy dầu mỏ từ Venezuela hoặc để giới thiệu thành quả của cách mạng Cuba. Mô hình “bác sĩ gia đình” bị ảnh hưởng mạnh do một nửa số phòng khám nhỏ ở các khu dân cư sắp tới sẽ bị đóng cửa. Tại các bệnh viện, bệnh nhân phải mất nhiều thời gian chờ đợi. Với chính sách thu hút “du lịch chữa bệnh”, vô hình trung, nền y tế Cuba đang xuất hiện hai hệ thống với tốc độ khác

7 Năm 1968, một cuộc "tấn công cách mạng" đã bãi bỏ hoàn toàn các ngành dịch vụ và thủ công, khiến chongười dân trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào Nhà nước. người dân trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào Nhà nước.

nhau: dịch vụ dành cho người nước ngoài phát triển mạnh, trong khi các cơ sở chữa bệnh cho nhân dân trong nước không được chú trọng đúng mức.

Đã có hàng loạt các thông báo liên tiếp được đưa ra: cho phép người dân tiếp cận với máy tính - nhưng chưa được truy cập vào Internet, được sử dụng điện thoại di động và ra vào khách sạn vốn trước đó chỉ dành cho khách du lịch nước ngoài, sắp tới sẽ bãi bỏ thị thực xuất cảnh, được phép tự do thuê, mua bán nhà ở, xe cộ, tự do đi lại trên toàn quốc. Những biện pháp như vậy trước hết nhằm chấm dứt sự phân biệt đối xử giữa người Cuba và người nước ngoài, tuy nhiên điều đó còn tương đối khiêm tốn, mới chỉ đáng gọi là những "thay đổi", chứ chưa phải là một cuộc cải tổ thực sự.

Gần như một nửa diện tích đất đai không sản xuất. Công nghiệp mía đường, từng một thời là nguồn thu nhập chính của đất nước, hoàn toàn bị tàn phá. Là nước nông nghiệp nhưng Cuba phải nhập khẩu 84% lương thực, trong đó một phần lớn phải trả bằng ngoại tệ, thứ mà Cuba luôn luôn thiếu.

Liên quan đến chương trình cải tổ đô thị, người Cuba phải trả tiền thuê nhà rất ít, nhưng hiện nay còn thiếu khoảng 600.000 nhà ở mặc dù dân số chỉ là 11 triệu người. Điều đó tạo ra xung đột giữa các thế hệ, đang phải chen chúc nhau trong điều kiện ăn ở không ổn định và chật chội. Hàng nghìn ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ. Mức sống chưa được nâng lên nhiều. Giao thông tại Thủ đô rất khó khăn, dù đã được cải thiện một chút trong thời gian gần đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền giáo dục Cuba chịu tác động mạnh từ sự sụp đổ kinh tế trong thập kỷ 1990, sau khi Liên Xô chấm dứt viện trợ. Giáo viên không thể duy trì cuộc sống với đồng lương quá thấp đã bỏ việc hàng loạt. Thay thế họ là đội ngũ giáo viên trẻ được đào tạo vội vã. Truyền hình quốc gia phải vào cuộc với các chương trình giáo dục từ xa do thiếu giáo viên. Trường sở xuống cấp. Một thách thức nữa hiện nay của kinh tế Cuba là sự “mất cân đối lớn giữa hệ thống giáo dục

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của CỘNG hòa CUBA từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 81 - 89)