Các chỉ tiêu rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại agribank chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 66 - 69)

Rủi ro tín dụng là điều mà các ngân hàng ít nhiều đều đã gặp phải. Tại Ngân hàng Agribank chi nhánh thành phố Vĩnh Long ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu có liên quan để đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng

- Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụngtrong tổng dư nợ của ngân hàng. Hệ số này giảm là do giá trị nợ xấu của ngân hàng đã giảm đi một cách nhanh chóng mà dư nợ lại tăng lên. Năm 2011 chỉ tiêu này là cao nhất nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng kém, rủi ro tín dụng cao. Ngân hàng đã thấy được điều đó và ngay từ năm sau đã rút kinh nghiệm làm giảm tỷ lệ nợ xấu làm chỉ tiêu này qua 2 năm tiếp theo giảm xuống thấp.

Bảng 4.3.5 Chỉ tiêu về rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank thành phố Vĩnh Long năm 2011 – 2013

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Nợ xấu Triệu đồng 13.383 3.044 2.275

2 Tổng dư nợ Triệu đồng 376.518 454.048 522.147 3. Dư nợ bình quân Triệu đồng 392.593 415.283 488.098 4. Dự phòng rủi ro tín dụng Triệu đồng 7.208 1.535 1.136 5. Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 616 1.910 1.455 6. Hệ số rủi ro tín dụng (1)/ (2) % 3,55 0,67 0,44 7. Hệ số dự phòng rủi ro (4)/ (3) % 1,84 0,37 0,23 8. Hệ số có khả năng mất vốn (5)/ (3) % 0,16 0,46 0,30

( Nguồn: Agribank chi nhánh Thành phố Vĩnh Long năm 2014)

- Hệ số dự phòng rủi ro:

Khi nợ xấu của ngân hàng giảm xuống thì ngân hàng cũng giảm mức trích lập dự phòng. Hệ số này này giảm xuống qua các năm và đạt thấp nhất vào năm 2013. Vì công tác quản lí nợ của ngân hàng hoạt động tốt nên hệ số này giảm một cách đáng kể, từ đó làm cho chi phí giảm giúp ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả tốt. Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số này càng thấp cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tốt và khả năng thu hồi nợ cao, phản ánh chất lượng cải của các khoản nợ đã được cải thiện.

Nợ có khả năng mất vốn là nợ nhóm 5 và có mức trích lập dự phòng là 100%. Hệ số này cho ta biết bao nhiêu % dư nợ có khả năng bị mất vốn. Chỉ tiêu này tăng giảm qua các năm và đạt cao nhất vào năm 2012 cho thấy trong

năm 2012 nợ có khả năng sẽ mất của ngân hàng sẽ đạt cao nhất. Nợ nhóm 5

gia tăng nhanh trong năm này là do ảnh hưởng sự khó khăn của nền kinh tế làm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị trì trệ và hoạt động kém chất lượng làm cho nguồn vốn vay từ ngân hàng cũng phá sản theo các doanh nghiệp. Đến năm 2013 thì tình hình ngân hàng đã có cải thiện khi hệ số này giảm so với năm trước do một số cá nhân và doanh nghiệp đã vượt qua được khó khăn và những món nợ có khả năng mất vốn đã được ngân hàng thu hồi về một ít làm nhóm nợ này giảm.

CHƯƠNG 5

BIỆN PHÁP CẢI THIỆN NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại agribank chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)