Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại agribank chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 55 - 57)

Ngân hàng là một tổ chức tín dụng trung gian, là nhịp cầu nối tín dụng giữa nơi dư thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Do đó bản thân ngân hàng thường không đủ vốn để cho vay, mà phải đi vay để cho vay. Vì vậy, chi phí chính là khoảng tiền ngân hàng phải bỏ ra để có được nguồn vốn về để cho vay. Chi phí là chỉ tiêu để đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại. Trong quá trình kinh doanh, một mặt ngân hàng phải đối phó với các chủ trương, chính sách thu hút khách hàng của các ngân hàng đối thủ Có hai loại chi phí của ngân hàng là chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Trong đó chi phí lãi luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) trong tổng chi phí. Do ngân hàng hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn huy động được và nguồn vốn điều chuyển nên chi phí trả lãi của ngân hàng là tổng chi phí thay đổi theo sự thay đổi của chi phí này. Nhìn chung, chi phí qua 03 năm của ngân hàng biến đổi theo xu hướng giảm. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì Ngân hàng đã thực hiện tốt việc giảm chi. Theo bảng số liệu trên, năm 2012 giảm so với năm 2011 và qua đến năm 2013 chi phí mà ngân hàng phải chi ra tiếp tục giảm so với năm trước đó. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế đã khả quan hơn và lạm phát cũng đã được kiềm chế khá tốt nên chi phí giảm dần qua các năm.

* Chi cho hoạt động tín dụng

Trong tổng chi phí mà ngân hàng phải trả thì chi phí cho hoạt động tín dụng là chủ yếu chiếm tỷ trọng cao nhất. Chi cho hoạt động tín dụng năm 2012 tăng so với năm 2011. Nguyên nhân khoản chi phí tăng do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong tình trạng lạm phát đã bình ổn, biến động tỷ giá, kinh doanh vàng, tăng cao lãi suất, đồng thời thị trường xuất hiện thêm nhiều Ngân hàng làm thị phần mỗi ngân hàng có nguy cơ thu nhỏ dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất không thiết thực với thực tế cung cầu thị trường, chi nhánh thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi và sử dụng biên độ thương lượng lãi suất để giữ chân khách hàng dẫn đến tăng khoản chi này. Đến năm 2013 chi cho hoạt động tín dụng giảm so với năm trước. Chi phí lãi giảm là do tình hình huy động vốn của ngân hàng không đạt được kết quả tốt như trong năm 2012 và lạm phát đã ổn định, chính sách tiền tệ đã được nhà nước nới lỏng nên lãi suất từ đó cũng giảm kéo theo việc chi cho trã lãi cũng giảm nhẹ.

Bảng 4.2.2 Tình hình chi phí của ngân hàng qua ba năm 2011- 2013

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Chi hoạt động TD 55.544 56.656 47.639 1.112 2.00 (9.017) (15.92) 2. Chi hoạt động dịch vụ 538 469 494 (69) (12.83) 25 5.33

3.Chi HĐKD ngoại hối 2 5 26 3 150 21 420

4. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 11 10 25 (1) (9.09) 15 150

5. Chi HĐKD khác 67 124 152 57 85.07 28 22.58

6. Chi cho nhân viên 4.596 5.565 5.633 969 21.08 68 1.22

7. Chi cho hoạt động quản lý và công cụ 3.924 2.651 3.044 (1.273) (32.44) 393 14.82

8. Chi về tài sản 2.263 1.194 2.152 (1.069) (47.24) 958 80.23

9. Chi dự phòng 7.208 1.535 1.316 (5.673) (78.70) (219) (14.27)

10. Chi khác 2.232 3.707 9.172 1.475 66.08 5.465 147.42

II. Tổng chi phí 76.385 71.918 69.473 (4.467) (5.85) (2.445) (3.40)

* Chi dịch vụ: là khoản chi cho dịch vụ thanh toán, cước phí bưu điện về mạng viễn thông, chi về ngân quỹ. Đây là khoản chi tương đối thấp trong tổng chi phí và giảm trong năm 2012 và tăng nhẹ vào năm 2013 cho thấy chi nhánh đã có biện pháp để hạn chế được các khoản chi này.

* Chi dự phòng: là khoản chi không thể thiếu trong ngân hàng, làm giảm lời nhuận ngân hàng. Trong đó có dự phòng rủi ro vốn tín dụng, dự phòng giảm giá vàng, nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi khách hàng … Khoản chi này giảm qua các năm do dư nợ cho vay tăng.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải chi trả những khoản chi phí nhằm duy trì sự tồn tại, hoạt động của ngân hàng như: chi lương cán bộ, nộp thuế, chi cho khách hàng, cho hoạt động kinh doanh ngoại hối… khi ngân hàng mở rộng hoạt động thì các chi phí này càng tăng. Các chi phí ngoài lãi khác như: chi phí marketing, chi cho nhân viên, quảng cáo,…chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hưởng không lớn đến tổng chi phí. Chi phí này tăng giảm qua các năm không đều nhau.

Tóm lại, ngân hàng đã thực hiện tốt các chính sách tiết kiệm, giảm thiểu các chi phí hoạt động của ngân hàng nên chi phí qua các năm đạt kết quả tốt. * Chi phí nhân viên

Cụ thể chi phí nhân viên: số tiền chi cho nhân viên mỗi năm một tăng. Chi phí nhân viên tăng qua các năm chủ yếu do nhu cầu phát triển kinh doanh, tăng cường giám sát và mở rộng mạng lưới hoạt chi nhánh/phòng giao dịch, với số lượng nhân viên gần 40.000 người.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại agribank chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)