- Qua phân tích các chỉ số về thanh khoản, ta thấy rằng nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 3 năm qua tăng lên liên tục, tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh của Ngân hàng vẫn còn ở mức thấp, điều này có thể gây khó khăn về thanh khoản nếu đột xuất Ngân hàng phải cần đến một khoản tiền tương đối lớn. Do đó, đối với hoạt động của Ngân hàng cần phải đưa ra những
của Ngân hàng. Trước tiên, Ngân hàng cần dự đoán nhu cầu thanh khoản của khách hàng, nhu cầu vay vốn …đặc biệt là các khách hàng lớn mà tăng dự trữ tiền mặt. Tuy nhiên, nếu Ngân hàng dự trữ tiền mặt ở mức quá cao thì không thể tối đa được mức sinh lời từ vốn huy động, nên Ngân hàng cần dự trữ ở mức thấp vừa phải để đồng thời tránh được rủi ro trong thanh khoản, vừa tối đa hóa khả năng sinh lời từ đồng vốn huy động được. Đồng thời Ngân hàng cần đầu tư vào tín phiếu để đảm bảo khả năng thanh khoản, vì ta thấy tình hình kinh tế hiện nay luôn có nhiều biến động, hoạt động thanh toán của Ngân hàng ngày một phát triển, nhu cầu khách hàng gửi tiền không kì hạn ngày càng cao, và họ có thể đến rút tiền bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó phải thường xuyên bám sát hoạt động bộ phận huy động vốn và sử dụng vốn để điều phối hoạt động của các bộ phận này khớp với nhau. Việc xác định nhu cầu thanh khoản và các quyết định liên quan đến thanh khoản phải được phân tích liên tục và phân chia tài sản, nguồn vốn thành các loại theo mức ổn định và dự kiến các tình huống có thể xảy ra để dễ dàng xử lý một cách hợp lý nhất.
- Nâng cao hệ số thu hồi nợ của ngân hàng bằng cách đôn đốc đối với các khoản nợ đã đến hạn. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên đi thực tế tại địa bàn nơi mình phụ trách cho vay để theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng như cam kết hay không, kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh trong việc gia hạn nợ, xử lý những trường hợp khách hàng không có khả năng thực hiện những cam kết với Ngân hàng hoặc khách hàng vi phạm hợp đồng đã ký kết
- Để nâng cao thu nhập từ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thì cần tổ chức các chương trình khuyến mại, dự thưởng, tri ân các khách hàng thân thiết của chi nhánh để thu hút thêm nhiều khách hàng đi vay và gửi tiết kiệm mới đồng thời khuyến khích các khách hàng cũ tiếp tục vay tại ngân hàng.
- Biện pháp quảng bá hoạt động dịch vụ của Ngân hàng
Những sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng cung cấp ít nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng, thu nhập từ dịch vụ thấp. Do đó Ngân hàng cần quảng bá tuyên truyền thông tin cho khách hàng qua: các cơ quan báo chí, đài phát thanh. Các tờ rơi, bảng hiệu tại trụ sở làm việc. Tuyên truyền, phổ biến trực tiếp từ cán bộ tín dụng.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, qua các năm 2011 – 2013 chi nhánh hoạt động có hiệu quả cao và an toàn. Vượt qua bao khó khăn về kinh tế như biến động trong lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, vàng, cũng như chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên cùng địa bàn trong cuộc chạy đua lãi suất, với sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo có thể thấy tình hình tài chính có biến chuyển rõ rệt về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tính ổn định trong hoạt động và chiến lược kinh doanh hợp lý. Trong giai đoạn vừa qua ngân hàng đã có những mặt đạt được tích cực như chi phí qua các năm giảm dân làm cho lợi nhuận được cải thiện, hiệu quả sử dụng tài sản cao. Tỷ lệ nợ xấu giảm dần do quy mô ngân hàng hoạt động lớn và thu hút được nguồn vốn huy động cao và luôn nỗ lực trong công tác thu hồi nợ nên tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian gần đây đạt được nhiều khả quan. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh luôn đạt mức khá cao và ổn định do huy động được các nguồn vốn với chi phí thấp.. Và có một số mặt hạn chế như các tỷ số tài chính có sự biến động đặc biệt là vào năm 2012, nợ xấu của ngân hàng còn khá cao. Công tác huy động vốn có những thay đổi theo chiều hướng có năm tăng năm giảm do sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn nhưng chi nhánh đã tăng cường mở rộng duy trì khách hàng cũ phát triển khách hàng mới. Từ đó đẫn đến tăng quy mô tổng tài sản trong đó tỷ trọng tài sản sinh lời luôn chiếm tỷ trọng rất cao, doanh thu và lợi nhuận đều tăng, tài sản và nguồn vốn cũng tăng đáng kể. Đạt được kết quả trên là nhờ có những chính sách hợp lý, linh hoạt với thị trường của các cấp lãnh đạo chủ động xây dựng kế hoạch từng quý, năm, khi triển khai kế hoạch luôn bám sát mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế của địa phương để đầu tư vốn có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chấp hành tốt kỷ cương kỷ luật, thái độ phục vụ tận tình chu đáo, tạo được uy tín đối với khách hàng. Tất cả đã khẳng định sự trưởng thành và lớn mạnh của thương hiệu Agribank thành phố Vĩnh Long đồng thời đã có được lòng tin, sự mến mộ của khách hàng.
Trong thời gian tới đây, hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Vĩnh Long sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn thử thách từ tác động của yếu tố cạnh tranh trên địa bàn Vĩnh Long và vùng ĐBSCL, cũng như những tác động tiêu cực do nền kinh tế vĩ mô trong thời kỳ chống lạm phát và hậu lạm phát gây ra. Tuy nhiên, với kinh nghiệm được tích luỹ từ nhiều năm cùng với tinh thần trách nhiệm cao độ, trình độ nghiệp vụ cao cũng như khả năng phân tích thị trường sâu sắc và chính xác, cùng với khả năng thông hiểu khách
trong hoạt động kinh doanh của mình, để từ đó phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên địa bàn cũng như tận dụng được những cơ hội mới để đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa trong các năm tới góp phần không nhỏ trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.