PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại agribank chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 38)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ở mỗi thời điểm khác nhau ngân hàng sẽ có tình hình tài chính khác nhau. Tình hình tài chính của đơn vị luôn biến động, tốt hay xấu, tăng hay giảm bất thường phụ thuộc vào điều kiện hoạt động và phương thức kinh doanh cũng như chính sách về tài chính của đơn vị. Thông qua các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của Ngân hàng qua 3 năm 2011- 2013, ta có thể thấy được sự biến động tình hình tài chính của Ngân hàng. Cụ thể là so sánh tổng số tài sản giữa các năm để thấy được sự biến động về quy mô của ngân hàng, so sánh nguồn vốn giữa các năm để đánh giá mức độ huy động vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh, đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọng của bộ phận cấu thành nguồn vốn, tài sản qua các năm để thấy được nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính, cơ cấu tài sản và nguồn vốn có hợp lý với chính sách tài chính của ngân hàng. Tổng tài sản của Ngân hàng bao gồm tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời. Nhìn chung từ bảng số liệu ta thấy ngân hàng hoạt động theo hướng ngày càng tốt, quy mô ngày càng được mở rộng. Giá trị tổng tài sản tăng liên tục qua các năm chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản sinh lời, đây là một dấu hiệu tốt, là nhân tố tác động tích cực đến nguồn thu nhập hiện tại và trong tương lai của ngân hàng. 4.1.1 Phân tích tổng tài sản

4.1.1.1 Phân tích tổng quát tài sản

Tài sản của mỗi ngân hàng thể hiện việc sử dụng nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh. Chất lượng tài sản tốt chứng tỏ nguồn vốn được sử dụng hiệu quả. Cơ cấu tài sản thể hiện việc sử dụng vốn của ngân hàng ở các khoản mục với mức độ sinh lời và rủi ro khác nhau. Điều đáng chú ý ở đây là trong 3 năm 2011 – 2013, dù tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới đang biến động mạnh ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế; thị trường tài chính, tiền tệ, nhiều thay đổi trong cơ chế quản lý của nhà nước về lãi suất, tỷ giá… nhưng tỷ trọng của

Bảng 4.1.1.1 Tình hình tài sản của ngân hàng Agribank trong giai đoạn 2011-2013 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Khoản mục 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %

1. Tiền mặt tại đơn vị 4.043 5.624 5.808 1.581 39.10 184 3.27

2. Cho vay 376.518 454.048 474.457 77.530 20.59 20.409 4.49

3. Tài sản cố định 3.538 4.089 15.094 551 15.57 11.005 269.14

4. Chứng khoán 21.920 27.391 31.022 5.471 24.96 3.631 13.26

5. Tiền gửi tại các TCTD khác 168.886 195.021 211.826 26.135 15.47 16.805 8.62

6. Tài sản khác 60.343 50.626 51.893 (9.717) (16.10) 1.267 2.50

Tổng tài sản 635.248 736.799 790.100 101.551 15.99 53.301 7.23

Trong đó

Tài sản có sinh lời ( 2+4+5) 545.404 649.069 686.283 103.665 19.01 37.214 5.73 Tài sản không có sinh lời (1+3+6) 89.844 87.730 103.817 (2.114) (2.35) 16.087 18.34

Tổng tài sản của Ngân hàng bao gồm tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời. Nhìn chung từ bảng số liệu ta thấy ngân hàng hoạt động theo hướng ngày càng tốt, quy mô ngày càng được mở rộng. Giá trị của tổng tài sản tăng liên tục qua các năm chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản sinh lời, đây là một dấu hiệu tốt, là nhân tố tác động tích cực đến nguồn thu nhập hiện tại và trong tương lai của ngân hàng

- Như chúng ta biết tài sản sinh lời của ngân hàng bao gồm các khoản đầu tư như: tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, góp vốn liên doanh….những nghiệp vụ này có khả năng mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng.

+ Trong đó khoản mục cho vay khách hàng là chiếm tỷ trọng lớn nhất nên nó có ảnh hưởng đến sự tăng giảm của tài sản sinh lời. Đây là khoản mục chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng cho vay thì chủ yếu phụ thuộc vào tăng trưởng của nền kinh tế. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng càng cao thì nhu cầu vốn càng lớn. Đặc biệt là các doanh nghiệp ở các nước phát triển như Việt Nam, có đặc điểm hoạt động dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng là chủ yếu. Tuy nhiên khoản mục cho vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản cũng cho thấy mức độ rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải gánh chịu đặc biệt là rủi ro tín dụng. Vì thế ngân hàng cần cân đối lại khoản cho vay sao cho hợp lý vừa đem lại lợi nhuận cho ngân hàng vừa tránh được rủi ro từ nó mang lại.

Qua bảng 4.1.1 ta thấy tài sản sinh lời của ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ rất cao, tài sản sinh lời chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản cho thấy việc sử dụng vốn của ngân hàng khả quan. Qua các năm tài sản này tăng liên tục, chính vì vậy nên tổng tài sản cũng liên tục tăng. Nguyên nhân tăng là do những năm qua ngân hàng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn để kinh doanh. Đồng thời công tác marketing cũng mang lại hiệu quả cao, các hình thức cho vay được đa dạng hóa, mức lãi suất áp dụng hợp lý… Cũng như các ngân hàng khác, trong giai đoạn này Agribank cũng tăng cường quy mô cấp tín dụng của mình để tìm kiếm thêm lợi nhuận. Bên cạnh đó, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác (thường phát sinh trong trường hợp nguồn vốn dư thừa, đáp ứng cho các khoản thanh toán trong hệ thống ngân hàng) khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Tuy nhiên tốc độ tăng của năm sau không cao bằng năm trước. Bên cạnh tiền mặt thì khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng có sự biến động lớn tăng mạnh qua các năm do một mặt là vốn huy động tăng cao nên lượng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng cũng tăng theo,

nguyên nhân chủ yếu là do tăng dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay tăng, huy động vốn tăng nên kéo theo khoản tiền gửi này tăng.

Tài sản sinh lời của ngân hàng tuy tăng nhưng tốc độ tăng năm 2013 thấp hơn so với năm 2012. Đây có thể là dấu hiệu dự báo tình hình biến động không tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi vì sự giảm sút cùa tài sản sinh lợi làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập hiện tại và trong tương lai của ngân hàng. Hơn nữa nó có thể là biểu hiện của những khó khăn ngân hàng đang gặp phải trong kinh doanh.

- Mặt khác, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, nhưng các tài sản không sinh lời vẫn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và an toàn cho các hoạt động của ngân hàng. Nhóm tài sản không sinh lời gồm có: tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tài sản cố định và các tài sản khác. Đây là phần tài sản không sinh lời nhưng không thể thiếu trong hệ thống ngân hàng vì ngân hàng phải xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, chi nhánh cũng đầu tư những trang thiết bị có giá trị và hiện đại để phục vụ phát triển dịch vụ và sản phẩm của mình.

+ Tiền mặt là khoản mà ngân hàng phải dự trữ trong việc thanh toán hàng ngày trong giao dịch với khách hàng như: Chi trả lãi, vốn tiền gửi, giải ngân, Tiền mặt tại quỹ đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến uy tín, tình hình hoạt động và khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng. Nếu một ngân hàng giữ tiền mặt tại quỹ nhiều thì năng lực thanh toán vững mạnh, nhưng lại không tối đa hóa được lợi nhuận vì đây là phần tiền không sinh lời. Nhưng ngược lại, nếu ngân hàng chạy theo lợi nhuận mà giữ tiền mặt tại quỹ quá ít, khi có biến động lớn, đặc biệt là phần tiền gửi không kỳ hạn không dự tính được, ngân hàng sẽ gặp khó khăn do không đáp ứng chi trả kịp thời được. Nhìn chung từ bảng số liệu trên trong 3 năm 2011 - 2013 khoản mục tiền mặt tuy chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng tài sản nhưng đã tăng dần qua các năm cho thấy lượng tiền mặt ở ngân hàng luôn đảm bảo được khả năng thanh toán đồng thời tạo được uy tín với khách hàng. Qua số liệu và tính toán trong bảng tài sản ta thấy, khoản mục tiền mặt tăng nhanh qua các năm. Năm 2012 lượng tiền mặt tăng qua các năm để đảm bảo được khả năng thanh toán đồng thời tạo được uy tín với khách hàng.

+ Do đặc thù của ngành nên cũng như các doanh nghiệp kinh doanh tín dụng khác tài sản cố định chiếm trọng tỷ trọng nhỏ nhất trong nhóm tài sản không sinh lời. Qua bảng 4.1 ta thấy, khoản mục tài sản cố định không ngừng tăng về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản với tỷ trọng từng năm điều đó là

do chi nhánh Agribank thành phố Vĩnh Long đã không ngừng nâng cao về cơ sở vật chất và trang thiết bị để hoạt động vì vậy mà tài sản cố định cũng tăng.

4.1.1.2 Phân tích nghiệp vụ cho vay

a) Phân tích tín dụng theo thời hạn

Agribank chi nhánh thành phố Vĩnh Long cũng như các Agribank khác vẫn mang nặng đặc trưng của một ngân hàng nông nghiệp là chủ yếu cung cấp tín dụng cho hộ nông dân. Agribank chi nhánh thành phố Vĩnh Long không ngừng mở rộng đối tượng cho vay vốn, đa dạng sản phẩm dịch vụ vì vậy nó là chỗ dựa vững chắc cho các hộ nông dân và các khách hàng có nhu cầu vay vốn để kinh doanh của tỉnh. Từ khi nhận biết được nhiệm vụ của mình là hỗ trợ nguồn vốn cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn nên ngay từ khi được thành lập đến nay Agribank chi nhánh thành phố Vĩnh Long đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Qua số liệu trên ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều tăng qua các năm. Nguyên nhân là do ngân hàng đã không ngừng mở rộng đối tượng vay vốn, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, ngoài ra ngân hàng đã sử dụng phân bổ nhân sự tốt, bố trí đúng người đúng việc và có những biện pháp cải thiện những nhân viên chưa hoàn thành tốt công việc được giao. Chính vì vậy làm cho hoạt động ngân hàng ngày một phát triển tốt hơn. Hiện tại thì ngân hàng cho vay theo thời hạn là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Về doanh số cho vay:

Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng tăng dần qua các năm. Doanh số này ngày càng tăng qua ba năm là do khách hàng làm ăn ngày một hiệu quả vì thế ngày càng mở rộng quy mô hoạt động của mình mà ngân hàng lại là nơi cung cấp nguồn vốn thuận lợi cho khách hàng với lãi suất thấp, bên cạnh đó còn do thủ tục vay vốn của ngân hàng đã được đơn giản hóa thủ tục không còn rườm rà như trước, thời gian giải quyết cấp tín dụng trở nên nhanh chóng nên đã thu hút thêm nhiều khách hàng. Để xem sự tăng lên của doanh số cho vay được rõ hơn, ta xem xét sự tăng lên của từng khoản mục cho vay.

+ Cho vay ngắn hạn:

Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua ba năm vì vậy số tiền cũng tăng lên dần qua các năm. Sở dĩ doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng liên tục tăng là do nhu cầu vốn rất lớn của khách hàng để chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh. Hầu hết các khách hàng này đều có nhu cầu vốn ngắn hạn nên góp phần làm cho doanh số ngắn hạn tăng lên.

Bảng 4.1.1.2 Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm 2011- 2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %

1. Doanh số cho vay 510.834 676.689 875.294 165.855 32.47 198.605 29.35

+ Ngắn hạn 466.075 646.286 833.643 180.211 38.67 187.357 28.99 + Trung hạn 44.759 30.403 41.651 (14.356) (32.07) 11.248 37.00 + Dài hạn - - - - 2. Doanh số thu nợ 542.983 599.159 807.196 56.176 10.35 208.037 34.72 + Ngắn hạn 441.321 542.003 760.427 100.682 22.81 218.424 40.30 + Trung hạn 101.357 57.151 46.064 (44.206) (43.61) (11.087) (19.40) + Dài hạn 305 5 705 (300) (98.36) 700 14100.00 3. Dư nợ 376.518 454.048 522.147 77.530 20.59 60.099 15.00 + Ngắn hạn 231.137 335.420 408.636 104.283 45.12 73.216 21.83 + Trung hạn 144.621 117.873 113.461 (26.748) (18.50) (4.412) (3.74) + Dài hạn 760 755 50 (5) (6.58) (705) (93.38)

Qua bảng ta thấy nhu cầu vay vốn của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn (chiếm trên 90%). Điều này cũng dễ hiểu vì ngân hàng và khách hàng luôn cẩn trọng trước những biến động khá phức tạp của nền kinh tế thị trường, nhưng với chiến lược lâu dài thì ngân hàng cần cho vay dài hạn.

+ Cho vay trung và dài hạn:

Doanh số cho vay của ngân hàng chỉ có trung hạn mà không có dài hạn. Doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Vào năm 2012 doanh số này giảm và tăng lại vào năm 2013. Do năm 2012 lãi suất cho vay cao đến năm 2013 nên kinh tế đã ổn định hơn lãi suất cho vay cũng đã giảm xuống nên nhu cầu vay tăng trở lại. Sản xuất ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên ngân hàng đã đáp ứng các nhu cầu để cho vay xây dựng nhà ở, mở rộng sản xuất kinh doanh…Chính vì vậy mà nhu cầu cho vay đã tăng trở lại.

- Về doanh số thu nợ:

Công tác thu hồi nợ đóng vai trò quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, nó phản ánh chất lượng tín dụng hay khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng và nó cũng phụ thuộc vào khả năng và sự “mong muốn” trả nợ của khách hàng. NHNo&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long rất chú trọng công tác thu nợ. Trước quyết định cho vay vốn, ngân hàng thường tiến hành thẩm định rất kỹ và chặt chẽ. Đối với nợ xấu, cán bộ sẽ gửi giấy thông báo đến khách hàng để đôn đốc trả nợ, có như vậy mới đảm bảo thu nợ đủ và đúng hợp đồng tín dụng đem lại hiệu quả tín dụng cao cho chi nhánh.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng.Do chu kỳ sản xuất kinh doanh của người dân là ngắn hạn, nhu cầu về vốn sản xuất ngày càng tăng nên đa số người dân sau khi thu hoạch được sản phẩm của mình là trả nợ cho ngân hàng rồi tiến hành làm thủ tục vay tiếp để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất nên doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng lón nhất. Vì vậy doanh số thu nợ của ngân hàng luôn được đảm bảo và ngày càng tăng qua các năm. Đây là điều đáng mừng cho ngân hàng vì nó đã làm tăng vòng vay vốn của ngân hàng, tạo thêm cơ hội kinh doanh cho ngân hàng làm giảm chi phí thu nợ và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các đối thủ trong khu vực.

- Về dư nợ:

Tổng dư nợ của ngân hàng tăng liên tục qua ba năm và có xu hướng tăng cao trong tương lai. Cũng như các khoản mục trên thì doanh số dư nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của ngân hàng. Dư nợ ngày càng tăng lên chủ yếu là vì dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng do ngân hàng luôn mở rộng cấp tín dụng đối với các lĩnh vực mới đặc biệt là trong những năm gần đây ngân hàng luôn khai thác triệt để nhu cầu vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng kinh doanh dịch vụ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại agribank chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)