Để có thể đánh giá tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của ngân hàng thì ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu sau:
Bảng 4.3.1 Chỉ tiêu về khả năng thanh khoản tại ngân hàng từ năm 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Tài sản thanh khoản Triệu đồng 470.119 651.910 839.451 2. Vay ngắn hạn Triệu đồng 389.325 369.453 451.261
3. Vốn huy động Triệu đồng 544.000 633.151 704.355 4. Tiền mặt+ tiền gửi
tại các TCTD khác
Triệu đồng 4.043 5.624 5.808 5. Tổng tài sản Triệu đồng 635.248 736.799 790.100 6. Tiền gửi thanh toán Triệu đồng 120.551 100.844 87.057 7. Đầu tư ngắn hạn Triệu đồng 466.075 646.286 833.643 8. Chứng khoán chính phủ Triệu đồng 21.920 27.391 31.022 9. Nguồn vốn nhạy cảm Triệu đồng 389.816 369.463 451.294 10. Hệ số thanh khoản (1)- (2)/ (3) % 14,90 44,61 55,11 11. Trạng thái tiền mặt (4)/ (5) % 0,63 0,76 0,74 12. Thành phần tiền biến động (6)/ (3) % 22,16 15,93 12,36 13.Chứng khoán thanh khoản (8)/ (5) % 3,45 3,72 3,93
14. Đầu tư ngắn hạn trên nguồn vốn nhạy cảm (7)/(9)
% 119,56 174,93 184,72
( Nguồn: Bảng CĐKT của ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long qua 3 năm)
- Tỷ số trạng thái tiền mặt:
Với tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là chỉ số trạng thái tiền mặt cao ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Theo bảng số liệu trên thì chỉ số này tương đối ổn định và tăng cao trong năm 2012. Điều này có nghĩa là trong năm 2012 thì trạng thái tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất trong các năm, khả năng thanh toán của ngân hàng đạt tốt nhất. Năm 2013 các ngân hàng đã tăng lãi suất tiền gửi và cho vay qua đêm với lãi suất cao với mục đích là đảm bảo khả năng thanh khoản đang có nguy cơ giảm. Ngân hàng đã cố gắng giữ ổn định không để cho chỉ số này vượt quá cao vì nếu chỉ số này quá cao thì đồng nghĩa với việc ngân hàng tập trung quá nhiều vốn bằng tiền và như vậy chứng tỏ ngân hàng không sử dụng vốn hiệu quả,
phải quan tâm đến lượng dự trữ tại quỹ để tránh trường hợp khi gặp phải luồng tiền rút ra lớn, nhất là phần tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng sẽ không đáp ứng chi trả kịp thời được và sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
- Tỷ số thành phần tiền biến động:
Ta thấy qua 3 năm 2011- 2013 tỷ số này liên tục giảm. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do số lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh trong ba năm qua liên tục giảm trong khi tổng số vốn huy động không ngừng tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ sự gia tăng vốn huy động là do sự góp phần đáng kể của những khoản tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi thanh toán giảm qua các năm là do nền kinh tế có nhiều biến động nên ngân hàng muốn chủ động hơn sử dụng vốn và giảm bớt gánh nặng thanh khoản. Tỷ số này thấp chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng cao.
- Hệ số thanh khoản:
Hệ số thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho người gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay. Vốn cho vay là một nhu cầu trong thanh khoản và nguồn vốn huy động được có thể là nguồn vốn quan trọng cho thanh khoản, mối quan hệ này cho thấy rủi ro thanh khoản cùa ngân hàng. Hệ số thanh khoản của ngân hàng tăng đều qua các năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng vì hệ số thanh khoản càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng thấp. Tài sản có thanh khoản tăng qua các năm cùng với sự gia tăng của vốn huy động. Hệ số thanh khoản của ngân hàng năm 2013 đạt cao nhất một phần là do tài sản thanh khoản trong năm này tăng lên rất cao và nguồn vốn vay ngắn hạn cũng đã tăng trở lại sau khi bị sụt giảm vào năm 2012. Tuy hệ số này tăng nhưng ngân hàng vẫn cần cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hợp lý hơn nhằm tránh tác động tiêu cực khi khách hàng bất ngờ có nhu cầu giao dịch tiền mặt tăng nhanh mà chi nhánh không có khả năng thanh toán.
- Đầu tư ngắn hạn trên nguồn vốn nhạy cảm
Các khoản đầu tư càng ngắn hạn thì càng nhạy cảm với lãi suất. Qua tính toán số liệu ta thấy tình hình đầu tư ngắn hạn của ngân hàng NNo & PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long qua các năm tăng trưởng ngày càng cao. Hệ số này càng cao càng tốt và qua ba năm hệ số này đều cao hơn 100%. Hệ số này càng cao, thì khả năng thanh toán nợ của ngân hàng càng cao.
- Chứng khoán có tính thanh khoản
Chứng khoán có tính thanh khoản của ngân hàng không có biến động mạnh mà tăng đều qua các năm. Năm 2013 chỉ tiêu này của ngân hàng đạt cao nhất. Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng
khoán họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn. Vì vậy qua các năm từ năm 2011- 2013 thị trường chứng khoán của ngân hàng hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả, tính thanh khoản của chứng khoán giao dịch càng cao.