Với nhận thức vốn là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động cuả ngân hàng. Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả ngân hàng chủ yếu từ 2 nguồn: vốn điều chuyển từ Hội sở chính và vốn huy động tại chỗ của ngân hàng. Bên cạnh những nỗ lực làm tăng nguồn vốn thì quy mô và chất lượng tín dụng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngân hàng vì tín dụng là nghiệp vụ chính, là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Sử dụng nguồn vốn hiệu quả, hạ thấp chi phí và giảm thiểu rủi ro là vấn đề mà ngân hàng luôn quan tâm. Nguồn vốn huy động được xem là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần tích cực trong hoạt động này để tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.
Một ngân hàng muốn hoạt động tốt thì tiềm lực tài chính phải mạnh, tức là nguồn vốn phải lớn và ổn định. Phân tích tổng quát nguồn vốn thông qua tỷ trọng từng khoản mục qua từng năm để xác định cơ cấu nguồn vốn, theo dõi chi phí, thanh khoản từng loại nhằm đưa ra những nhân xét đánh giá về sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013 để
có những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Với chức năng là trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu của Agribank là đi vay và cho vay. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này đòi hỏi chi nhánh phải có một chính sách lãi suất đa dạng và hợp lý để thu hút khách hàng tham gia gửi tiền dưới nhiều hình thức khác nhau như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và đặc biệt là điều hòa vốn từ ngân hàng trung ương để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế. Trong kinh doanh Ngân hàng nguồn vốn và cơ cấu vốn luôn giữ vai trò quan trọng, nó quyết định qui mô, phạm vi hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó để phục vụ kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng đòi hỏi Ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng để có thể cho vay. Agribank chi nhánh thành phố Vĩnh Long là một ngân hàng kinh doanh chuyên phục vụ nhu cầu vốn cho người dân, vì vậy mà hoạt động của ngân hàng đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong ba năm qua tổng nguồn vốn của ngân hàng luôn biến động theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước. Cơ cấu nguồn vốn ngày càng tăng cho thấy nguồn vốn ngân hàng luôn linh hoạt thích ứng với nhu cầu của xã hội. Để thấy rõ hơn chúng ta cùng xem bảng dưới đây: + Vốn tự huy động đóng vai trò rất quan trọng bởi vì nó là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng hoạt động lợi nhuận tạo ra nhiều hơn do. Ngân hàng bằng nhiều hình thức có thể sử dụng để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp. Đặc điểm nguồn vốn này là ngân hàng chỉ có thể sử dụng nó trong một khoảng thời gian nhất định, còn quyền sở hữu khoản tiền này là thuộc về người gửi tiền. Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng dần qua các năm 2011– 2013 và để đi sâu vào cơ cấu trong tổng nguồn vốn, đánh giá mức độ huy động vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh chi nhánh, ta lần lược xem xét tình hình nguồn vốn của Chi nhánh. + Vốn khác: chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của chi nhánh nhưng đặc biệt có ý nghĩa trong hoạt động của ngân hàng nhất là trong những trường hợp cần thiết và cấp bách. Nhìn chung khoản mục này tăng mạnh vào năm 2012 nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận là do trong năm này tình hình lợi nhuận tăng cao nên ngân hàng đã trích lập nhiều các quỹ hơn. Năm 2013 vốn khác chiếm tỷ trọng khoảng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn là do trong năm này tình hình lợi nhuận tăng cao nên ngân hàng đã trích lập nhiều vốn hơn. Trong năm 2013 chỉ tiêu giảm so với năm trước do lợi nhuận ngân hàng giảm nên từ đó ngân hàng trích lập quỹ và vốn cũng ít hơn.
Bảng 4.1.2 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng Agribank trong giai đoạn 2011 – 2013 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Khoản mục 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 544.000 633.151 704.355 89.151 16.39 71.204 11.25 - Tiền gửi các TCTD 492 10 33 (482) (97.97) 23 230 - TG thanh toán 521.588 605.750 673.301 84.162 16.14 67.551 11.15
- TG tiết kiệm, kỳ phiếu 21.920 27.391 31.021 5.471 24.96 3.630 13.25
2. Nguồn vốn khác 13.121 23.947 8.402 10.826 82.51 (15.545) (64.91)
3. Các khoản nợ 78.127 79.701 77.343 1.574 2.01 (2.358) (2.96)
Tổng nguồn vốn 635.248 736.799 790.100 101.551 15.99 53.301 7.23
+ Khoản mục các khoản nợ: không biến động nhiều qua các năm do bao gồm các khoản nợ trả nội bộ và trả bên ngoài như quỹ trợ cấp mất việc, phải trả công nhân viên, thuế, và nghiệp vụ xử lý nợ…khoản mục này không tăng giảm nhiều. Cụ thể năm 2012 khoản mục này tăng thêm so với năm 2011 nguyên nhân do năm 2012 nhu cầu vay vốn tăng lên, ngân hàng vay vốn hội sở để cho khách hàng vay vốn chính vì vậy làm cho khoản nợ này tăng lên. Năm 2013 thì khoản nợ này giảm so với năm 2012, nguyên nhân do lãi suất giảm nên người dân không còn đến gửi tiền nhiều nên vốn huy động của ngân hàng giảm.
+ Vốn huy động: chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Huy động vốn là một lĩnh vực hoạt động chiếm vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Mức tăng trưởng của vốn huy động trong ba năm 2011- 2013 là rất khả quan trong khi có nhiều biến động về lãi suất và tỷ giá đang tác động mạnh đến tình hình huy động vốn. Vốn huy động tăng mạnh qua các năm cụ thể năm 2012 tăng so với năm 2011 và tiếp tục tăng vào năm 2012. Để đạt được kết quả đó, Chi nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn, tích cực tuyên truyền quảng cáo tiếp thị, triển khai nhiều tiện ích hỗ trợ huy vốn để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó trong những năm gần đây, do sự biến động của nền kinh tế cùng với sự ra đời của nhiều ngân hàng mới dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt về lãi suất, chính vì vậy trong thời gian qua ngân hàng đã có chính sách linh hoạt trong công tác huy động vốn và để hạn chế rủi ro trong lãi suất ngân hàng đã áp dụng chính sách thả nổi lãi suất trong các hợp đồng trung và dài hạn. Mặt khác ngân hàng luôn có định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn, luôn đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tạo sự thoải mái cho ngân hàng đến giao dịch…nhằm tạo uy tín đối với khách hàng, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa tìm được khách hàng mới để tăng lượng vốn, một phần nữa là do tâm lý của người dân vì với mức lãi suất bằng nhau theo quy đinh của NHNN thì gửi tiền tại các NHTM lớn có uy tín sẽ an toàn hơn rất nhiều so với các NHTM nhỏ vì vậy người gửi tiền sẽ chọn các ngân hàng lớn như Agribank để gửi tiết kiệm. Kết quả là ngân hàng đã thu hút được lượng tiền nhàn rỗi khá lớn trong dân cư với lãi suất thả nổi ngân hàng đã chuyển nguy cơ rủi ro về phía người đi vay.
Tiền gửi thanh toán: tăng nhẹ qua các năm vào năm 2012 tăng so với năm 2011 và năm 2013 tiếp tục tăng so với năm 2012. Nguyên nhân tăng chủ yếu là nguồn tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp lớn, phục vụ cho nhu cầu thực hiện thanh toán qua chi nhánh như: thực hiện các khoản chi trả trong
dư tiền gửi này. Do đó lãi suất cũng nhỏ hơn so với tiền gửi tiết kiệm, đồng thời Ngân hàng có thể thu được lợi nhuận từ các khoản phí giao dịch của khách hàng. Vì vậy dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tiền gửi tiết kiệm nhưng cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động và lợi nhuận cho chi nhánh. Với kết quả trên, thể hiện được uy tín của Chi nhánh trong chọn lựa dịch vụ thanh toán của khách hàng, đồng thời Chi nhánh đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán, thêm vào đó là việc mạng lưới phòng giao dịch trải rộng trên địa bàn thành phố, mạng lưới dịch vụ thẻ và tăng cường tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản.
Tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu: trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn huy động được từ tiền nhàn rỗi trong dân cư. Khách hàng lựa chọn hình thức này vì mục tiêu an toàn, tiện lợi và quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên rất có lợi cho hoạt động cho vay của Ngân hàng. Qua 3 năm 2011 - 2013 tiền gửi tiết kiệm luôn tăng dần cho thấy qui mô Ngân hàng ngày càng lớn mạnh và đạt được sự tín nhiệm cao của khách hàng. Bên cạnh đó, kết quả này cho thấy Ngân hàng đã không ngừng đầu tư, nghiên cứu nhiều sản phẩm tiết kiệm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng kèm theo phương thức trả lãi đa dạng, lãi suất hấp dẫn và phù hợp nên đã thu hút được lượng tiền lớn trong dân cư. Qua đó chỉ cần có sự thay đổi nhỏ về lãi suất tiền gửi thì có thể làm tăng hoặc giảm nguồn vốn huy động. Từ đó cho thấy sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa các Ngân hàng trong việc chạy đua lãi suất. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng không nên vì tăng lợi nhuận mà quên đi chi phí lớn bỏ ra trong huy động vốn cũng như thu hồi vốn sau này và đến lúc nào đó cuộc chạy đua lãi suất cũng phải dừng lại thì việc nâng cao chất lượng phục vụ, bố trí mạng lưới thuận tiện đáp ứng kịp thời nhu cầu gửi và lãnh tiền của khách hàng là yếu tố rất quan trọng. Ngoài tiền gửi tiết kiệm thì Ngân hàng còn phát hành kỳ phiếu, nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, vì là vốn vay nên có chi phí cao hơn nên việc sử dụng ít nguồn vốn này cho thấy vốn huy động của Ngân hàng đủ đáp ứng được nhu cầu vốn vay.