I. Chi tiết có ren
2. Chuẩn bị của học sinh SGK, vở ghi.
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số) 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số) 2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
- Nêu quy ước về ren?
- Cho biết quy ước vẽ ren trục, ren lỗ khác nhau như thế nào? Đáp án:
- Quy ước về ren: Đối với ren nhìn thấy:
+ Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
+ Đường chân ren vẽ bằng nét mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ bằng 3/4 vòng.
Đối với ren bị che khuất: Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.
- Quy ước vẽ ren ngoài và ren trong khác nhau:
Ren ngoài: đỉnh ren vẽ bên ngoài, chân ren vẽ bên trong. Ren trong: đỉnh ren vẽ bên trong, chân ren vẽ bên ngoài.
3. Bài mới * Vào bài * Vào bài
Trong thực tế chúng ta thường gặp những vật thể do nhiều chi tiết hợp thành như cây bút máy (Thân viết, đầu viết, nắp viết ) hay phức tạp hơn là bộ
vòng đai này . Vậy để thể hiện chúng trên bản vẽ như thế nào ? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ lắp
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Em hãy liên hệ thực tế trả lời câu hỏi: ? Một chiếc máy thường gồm bao nhiêu chi tiết?
? Khi lắp ghép các chi tiết phải căn cứ vào đâu?
- GV nhận xét, bổ sung: Trong sản xuất để làm ra 1 chiếc máy, trước hết phải tiến hành chế tạo các chi tiết của chiếc máy, sau đó mới lắp ghép chúng lại để tạo thành chiếc máy. Khi lắp ghép các chi tiết phải căn cứ vào bản vẽ lắp. - GV yêu cầu HS quan sát H 13.1 và trả lời câu hỏi:
? Bản vẽ lắp gồm có những gì?
? Bản vẽ lắp gồm có những hình chiếu gì?
? Hình biểu diễn thể hiện những gì? ? Mỗi HC diễn tả chi tiết nào?
? Vị trí tương đối giữa các chi tiết như thế nào?
?Trên hình gồm có những kích thước nào?
? Những kích thước đó cho ta biết gì? ? Bảng kê gồm những nội dung gì? ? Khung tên ghi nội dung gì? ? Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
? Tóm lại bản vẽ lắp gồm những nội
I.Nội dung của bản vẽ lắp.
- Liên hệ và trả lời.
- Gồm nhiều chi tiết ghép lại với nhau. - Căn cứ vào bản vẽ lắp.
- Lắng nghe.
- Quan sát H 13.1 SGK và trả lời.
- Bản vẽ lắp gồm: Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên.
- Gồm hình chiếu bằng và hình chiếu đứng có cắt cục bộ.
- Diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.
- Thể hiện chi tiết: vòng đai, đai ốc, vòng đệm, bulông.
- Đai ốc ở trên cùng, đến vòng đệm, vòng đai và bulông ở dưới cùng.
- Gồm kích thước chung và kích thước lắp của các chi tiết.
- Cho biết độ lớn của từng chi tiết. - Số thứ tự, tên gọi chi tiết,… - Tên gọi sản phẩm, tỉ lệ,…
- Bản vẽ lắp dùng để diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm. Bản vẽ lắp dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.
dung nào?
- GV nhận xét và bổ sung. => GV kết luận:
- Bản vẽ lắp dùng để diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.
- Bản vẽ lắp dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.
- Bản vẽ lắp gồm: Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên.
thước, bảng kê, khung tên. - Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ lắp.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV: Hướng dẫn HS trình tự đọc bản vẽ lắp thông qua bản vẽ lắp bộ vòng đai.
- GV treo tranh hình 13.1 và bảng 13.1 lên bảng bỏ trống cột 3. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
? Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?
1. Đọc khung tên
? Khung tên gồm những nội dung gì? 2. Đọc bảng kê.
- GV giới thiệu bảng kê là phần khung phía trên khung tên.
? Em hãy nêu những nội dung của bảng kê?
3. Đọc hình biểu diễn
? Em hãy nêu những nội dung của hình biểu diễn?
4. Đọc kích thước