Phương án1: Hợp đồng mua bán với doanh nghiệp “Ðà Nẵng”.

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 122 - 123)

Ðây là m ột phương án có liên quan với việc gia t ăng chi phí (doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí chuyên chở cho hàng bán và gi ảm giá bán buôn). Ðồng thời nếu chấp nhận hợp đồng này doanh nghiệp phải giảm bớt một lượng hàng đang tiêu thụ

thị trường hiện tại -Huế để dành cung cấp cho việc thực hiện hợp đồng. Tổng số 16 -

dư đảm phí của lượng hàng giảm bán tại Huế đã trở thành chi phí cơ hội của phương án này và quá trình phân tích được tiến hành như sau:

Xác định chi phí cơ hội của phương án: Ðể có đủ lượng hàng cung cấp cho

hợp đồng, doanh nghiệp Huế phải giảm 30.000 sản phẩm A và 20.000 sản phẩm B hiện đang cung cấp cho thị trường Huế. Vậy chi phí cơ hội là:

30.000 SPA x (75 ng.đ - 60 ng.đ) = 450.000 ng.đ 20.000 SPB x (48 ng.đ - 40 ng.đ) = 160.000 ng.đ

Khoản mục Sản phẩm A Sản phẩm B

Lượng tiêu thụ (đôi) 50.000 50.000

Doanh thu 3.562.000 2.280.000

Trừ: Biến phí sản xuất 3.000.000 2.000.000

Số dư đảm phí 562.000 280.000

Trừ: Chi phí cơ hội 450.000 160.000

Trừ: Chi phí chuyên chở 71.240 45.600

Lãi thuần 40.760 74.400

Tổng cộng lãi thuần: 115.160 nghìn đồng.

Qua tính toán cho thấy nếu thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp Ðà Nẵng thì doanh nghiệp Huế sẽ thu được thêm 115.160 nghìn đồng lợi nhuận. Tuy nhiên bên cạnh kết quả khả quan này doanh nghiệp cũng cần phải xem xét thêm các yếu tố về chất lượng khác như: Việc giảm lượng hàng cung cấp cho thị trường hiện tại để dành hàng cho hợp đồng sẽ là mất thế quân bình cung - cầu ở thị trường hiện tại. Ðiều này tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp. Việc giảm giá cho doanh nghiệp Ðà Nẵng có tác động gì đến các đơn vị đang có quan hệ mua bán với doanh nghiệp hay không? Có khả năng họ cũng yêu cầu giảm giá đối với họ hay không?

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 122 - 123)