Doanh thu trong quan hệ với khối lượng tiêu thụ và giá bán

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 46 - 47)

- Phân tích kết quả sản xuất liên hệ với giá trị đầu tư

a)Doanh thu trong quan hệ với khối lượng tiêu thụ và giá bán

Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác. Trong khuôn khổ nội dung này, chúng ta chỉ nghiên cứu doanh thu tiêu thụ về các sản phẩm hàng hoá, mà DN đã bán ra ngoài thị trường. Chỉ tiêu này ph ản ánh lượng hàng mà DN đã xuất kho và cung cấp cho khách hàng tiêu thụ, nhưng DN đã nhận được tiền.

Nếu ký hiệu:

D: Doanh thu tiêu thụ (giá trị lượng hàng bán ra); Qi là khối lượng (sản lượng) tiêu thụ sản phẩm loại i và gi là gái bán đơn vị sản phẩm i. Ta có: D =∑ Qi . gi

Với quan hệ này, doanh thu tiêu thụ chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 nhân tố :

← Khối lượng tiêu thụ (Q)

← Kết cấu tiêu thụ (K)

← Giá bán đơn vị (g)

Phương pháp phân tích là so sánh doanh thu tiêu thụ giữa thực tế với kế hoạch hoặc so sánh qua 2 năm để xác định ph ần chênh lệch doanh thu; sau đó sử dụng phương pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

Ðối tượng phân tích: U D = D1 - D0

Trong đó: D1 = ∑Q1i . g1i D0 = ∑Q0i . g0i

D1 là doanh thu năm nay D0 là doanh thu năm trước;

Q1i và Q0i là khối lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm i của năm nay và năm trước;

g1i và g0i là giá bán đơn vị sản phẩm i của năm nay và năm trước.

Nhân tố ảnh hưởng:

+ Ảnh hưởng nhân tố khối lượng tiêu thụ (Q): UDQ = D0 . Tt - D0

Trong đó: Tt là tỷ lệ % hoàn thành khối lượng tiêu thụ được xác định như sau: Tt = ΣQ1i × g0i ×100

ΣQ ×g 0i

0i

+ Ảnh hưởng nhân tố cơ cấu tiêu thụ (K): ΔDK = ∑ Q1i . g0i - D0 . Tt

+ Ảnh hưởng nhân tố giá bán (g): ΔDg = D1 - ∑ Q1i . g0i Tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố: ΔDQ + ΔDK + ΔDg = ΔD

Doanh thu trong quan hệ với giá trị hàng tồn đầu kỳ(Tđ), mua vào hay

sản xuất ra trong kỳ (Msx) và giá trị hàng tồn cuối kỳ (Tc)

Trong trường hợp này, doanh thu tiêu thụ hay giá trị lượ ng hàng bán ra lại quan hệ trực tiếp với 3 nhân tố là Tđ, Msx và Tc. Ta có thể viết mối quan hệ như sau:

D = Tđ + Msx - Tc.

Phương pháp phân tích là so sánh doanh thu thực tế v ới kế hoạch để xác định phân chênh lệch và t ốc độ tăng doanh thu; sử dụng phương pháp liên hệ cân đối để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.

Ðối tượng phân tích: Δ D = D1 - Dk

Trong đó: D1 = Tđ1 + Msx1 - Tc1 Và Dk = Tđk + Msxk - Tck

D1 là doanh thu thực tế và Dk là doanh thu kế hoạch.

Tđ1 và Tđk là giá trị lượng hàng tồn đầu kỳ thực tế và kế hoạch. Tc1 và Tck là giá trị lượng hàng tồn cuối kỳ thực tế và kế hoạch.

Msx1 và Msxk là giá trị lượng hàng mua vào hay sản xuất ra thực tế và kế hoạch.

Nhân tố ảnh hưởng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ảnh hưởng nhân tố giá trị hàng tồn đầu kỳ(Tđ): ΔDTđ = Tđ1 - Tđk

+ Ảnh hưởng nhân tố giá trị hàng tồn cuối kỳ(Tc): ΔDTc = - (Tc1 - Tck)

+ A/h của nhân tố giá trị hàng mua vào(SX) ra(Msx): ΔDMsx = Msx1 - Msxk

Tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố: ΔDTđ + ΔDTc + ΔDMsx = ΔD

Trong các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu theo chỉ tiêu xác định, thì nhân tố giá trị lượng hàng mua vào hay sản xuất ra chiếm vị trí quan tr ọng nhất và nó quyết định giá trị lượng hàng bán ra trong kỳ. Tuy nhiên, thông qua 2 nhân tố tồn đầu và cuối kỳ để đánh giá khả năng an toàn trong tiêu thụ và cũng cho thấy phần nào nhu cầu tiêu thụ từng loại sản phẩm để có hướng giải quyết.

Ðồng thời, khi phân tích ngoài phân tích ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố trên, chúng ta còn phải xem xét m ột số nhân tố ảnh hưởng khác như: nhu cầu tiêu thụ, khả năng thu nhập và thị hiế u của khách hàng, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến khả năng tiêu thụ ....vv

Ví dụ: Có số liệu thu thập như sau:

Bảng 15: Bảng phân tích chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ theo tổng số và nhóm hàng

Chỉ tiêu Tổng số

(Triệu đồng)

KH TT

1. Giá trị hàng tồn đầu kỳ 35 20

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 46 - 47)