Phân tích tình hình sử dụng ngày công

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 35 - 36)

Ngoài phân tích lao động theo số lượng về qui mô và cơ cấu và phân tích năng suất lao động, trong các DN hiện nay, đặc biệt là các DN công nghiệp, DN có vốn đầu t ư nước ngoài, DN tư nhân..người ta rất quan tâm đến việc quản lý thời gian lao động hay nói đúng h ơn là quản lý sử dụng ngày công. Theo qui định chung trong một ngày làm việc là 8 giờ. Nhưng, hiện nay tuỳ từng DN mà thời thời gian làm việc có thể tăng hay giảm xuống. Trong xu thế phát triển thì thời gian làm việc có xu thế giảm xuống, nhưng năng suất lao động phải tăng lên.

Ðể phân tích tình hình sử dụng ngày công, trong phân tích người ta sử dụng chỉ tiêu: Tổng số ngày làm việ c (Lv); Chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ đến tổng số ngày vắng mặt, nghỉ việc (Vm). Mối quan hệ giữa chúng có thể thiết lập như sau:

Lv = Lcđ - Vm + Lt trong đó: Lcđ tổng số ngày làm việc theo chế độ

Lt tổng số ngày làm thêm (nếu có)

Số ngày làm việc theo chế độ trong năm là tổng số ngày 1 năm (365 ngày) trừ đi tất cả các ngày nghỉ lễ, tết, thứ 7, chủ nhật... vv. (Số còn lại chính là Lcđ) . Vì vậy, nếu tính cho 1 lao động, chỉ tiêu này hầu như là hằng số, không thay đổi qua các năm, các kỳ. Nhưng, tổng ngày làm việc theo chế độ trong DN lại luôn thay đổi, nguyên nhân là do số lao động trong DN thay đổi. (Tổng ngày làm việc theo chế độ thực tế năm nay (Lcđ1) sẽ bằng tổng số lao động bình quân thự c tế nhân với số ngày làm việc chế độ 1 người. Tương t ự tổng ngày làm việc theo chế độ kế hoạch (Lcđk) được xác định bằng tổng số lao động bình quân theo kế hoạch nhân với số ngày làm việc chế độ 1 người.

Chỉ tiêu tổng số ngày vắng m ặt, ngừng việc (Vm) bao gồm: Số ngày nghỉ phép, ốm đau, học tập hội họp, quân sự, việc riêng, tai nạn, thiếu nguyên vật liệu, thiên tại, mất điện...Nếu chỉ tiêu này tăng lên sẽ làm cho tổng ngày làm việc trong DN giảm xuống và tất yếu ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.

Chỉ tiêu số ngày làm thêm (Lt), tuỳ theo DN mà người ta có hay không xây dựng kế hoạch về chỉ tiêu này, nhưng trong thực tế các DN hiện nay một số lớn các DN hay huy đông cán bộ, công nhân viên làm thêm. Việc làm thêm chỉ có thể làm ngoài giờ, vào ngày nghỉ tết lễ, thứ bảy hay chủ nhật, những đây lại là thời gian nghỉ nghơi, ổn định sức khoẻ cho lao động. Vì thế, việc tăng số ngày làm thêm chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nâng cao năng suất lao động, dến sức khoẻ cán bộ, CNV trong DN. Vì lẽ đó, chỉ tiêu này không phải là xu h ướng tích c ực trong công tác quản lý và sử dụng lao động và cho nên trong kế hoạch ít khi được xây dựng.

Phương pháp phân tích v ề tình hình sử dụng ngày công: Thông thường người ta tiến hành so sánh tổng ngày làm việc thự c tế (Lv1) với tổng ngày làm việc theo kế hoạch (Lvk) để xác định đối tượng phân tích ( ΔLv).

ΔLv = Lv1 - Lvk

Lv1 = Lcđ1 - Vm1 + Lt1 và Lvk = Ncđk - Vmk

Tuy nhiên, để loại trừ ảnh hưở ng cuả nhân t ố t ổng ngày làm việc theo chế độ, người ta tiến hành so sánh số ngày làm vi ệc thực tế (Lv1) với số ngày làm việc theo kế hoạch nhưng đã điều chỉnh theo số lao động thực tế. Khi đó ta có đối tượng phân tích:

ΔLv = Lv1 - Lvk x (LÐ1/LÐk)

= (Lcđ1 - Vm1 + Lt1 ) - (Lcđk (LÐ1/LÐk) - Vmk . (LÐ1/LÐk) = - Vm1 + Vmk x (LÐ1/LÐk) + Lt1 = - V m1 - Vmđk + Lt1

(Trong đó: LÐ1 và LÐk là tổng số lao động bình quân theo thực tế và kế hoạch).

← Hệ quả kinh tế: Khi phân tích chúng ta cần lượng hoá ảnh hưởng việc quản lý sử dụng ngày công đến kết quả sản xuất. Việc quản lý ngày công tốt hay xấu đồng nghĩa với việc tạo ra hay mất đi một lượng giá trị sản lượng (theo mức tương đối).

Giá trị sản lượng tăng hay giảm do quản lý tốt hay xấu ngày công bằng chênh lệch ngày làm việc nhân với NSLÐ bq ngày kế hoạch (= ΔLv . Nnk).

2.1.3.3 Phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định (TSCÐ)

TSCĐ là những tư liệu lao động có đủ 2 tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo đúng qui định của Nhà nước về quản lý TSCĐ hiện hành. Ðể củng cố và hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ, thì một yêu cầu có ý nghĩa quan trọng là phải tiến hành phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ. Thông qua phân tích cho các nhà quản trị thấy được những ưu nhược điểm trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, trong quá trình trang bị và sử dụng TSCĐ. Trên cơ sở đó để có các biện pháp thúc đẩy DN cải tiến phương thức đầu tư, đổi mới công tác quản lý và có giải pháp sử dụng hiệu quả TSCĐ.

TSCĐ trong DN có thể bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính. trong nội dung phân tích ở đây chỉ đề cập đến loại TSCĐ hữu hình. Ðây chính là những tư liệu lao động chủ yếu có tính chất vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu của nó như nhà cửa, máy móc thiết bị, vật kiến trúc...vv.

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 35 - 36)