Chi phí bình quân và các loại chi phí khác

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 70 - 72)

- Nhân tố ảnh hưởng:

3.1.1.4.Chi phí bình quân và các loại chi phí khác

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

3.1.1.4.Chi phí bình quân và các loại chi phí khác

(1) Tổng chi phí (TC)

Chỉ tiêu tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối nói lên quy mô của chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến s ự tồn tại và hoạt động của DN (hay của một bộ phận, một loại sản phẩm hàng hoá của DN). Chỉ tiêu tổng chi phí bao gồm các khoản m ục chi phí khả biến và bất biến, khoản mục chi phí trực tiếp và gián tiếp, hay tổng chi phí của các loại hàng hoá.

Ký hiệu:

TC: Tổng chi phí; VC: Chi phí khả biến; FC: Chi phí bất biến

Ta có thể biểu thị chỉ tiêu t ổng hợp chi phí c ủa DN dướ i các góc độ khác nhau. Chỉ tiêu tổng chi phí ph ụ thuộc vào nhiề u yếu tố khác nhau như khối lượng SXKD, giá cả, chi phí, kết cấu sản phẩm hàng hoá cũng như chất lượng quản lý chi phí.

(2) Chi phí trung bình (AC)

Chi phí trung bình có thể tính trên một đơn vị sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất, nếu lấy tổng chi phí sản xuất sản phẩm chia cho khối lượng sản phẩm sản xuất ra ta có chỉ tiêu chi phí bình quân trên một đơn vị SP hàng hoá và gọi là giá thành sản phẩm.

AC= TC ΣQi

Tương tự, nếu lấy định phí chia cho khối lượng sản xuất ta gọi là chi phí cố định bình quân (AFC) và nếu lấy tổng biến phí chia cho khối lượng sản phẩm sản xuất ta gọi là chi phí biến đổi bình quân (AVC).

Nếu lấy t ổng chi phí chia cho tổng doanh thu hay tổng giá trị sản xuất ta được chỉ tiêu tỷ suất chi phí và chỉ tiêu này được gọi là tỷ trọng phí bình quân (Tf).

Ký hiệu:

GO: Tổng giá trị sản xuất;

D: Doanh thu tiêu thụ SP hàng hoá.

Ta có:Tf = TC ×100

D(GO)

(3) Chi phí cận biên (Chi phí tới hạn)

Ðể phản ánh mối liên quan giữa chi phí với sự gia tăng (hay c ắt giảm) khối lượng sản xuất kinh doanh, lý thuyết chi phí sử dụng khái niệm “chi phí biên” (chi phí tới hạn). Trong khái niệm lý thuyết, chi phí biên là chi phí phụ thêm (hoặc bớ t đi) nếu sản xuất kinh doanh tăng thêm (hoặc bớt đi) một đơn vị sản phẩm hàng hoá.

Vì đối với các yếu tố đầu vào cho trước, trong m ột giai đoạn ngắn, khi khối lượng sản xuất kinh doanh tăng thêm (hoặc bớt đi) một đơn vị sản phẩm thì chỉ có chi phí khả biến tăng thêm (hoặc bớt đi) một lượng nào đó.

Trong thực tế, để mở rộng khái niệm chi phí biên còn được hiểu là khoản chi phí phụ thêm (hoặc bớt đi) khi tăng (hoặc giảm) một số lượng sản phẩm hàng hoá nào đó và chi phí khả biến đôi khi biến dạng thành chi phí trực tiếp.

Ví dụ: DN đang sản xuất 1000 sản phẩm, sau đó tăng thêm 100 sản phẩm, chi phí gia tăng 100 sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền lương, khoản trả cho công nhân sản xuất bằng 100.000đ. Như vậy chi phí biến đổi với 100 sản phẩm bằng 100.000đ và trong trường hợp này chênh lệch chi phí khả biến bằng chính chênh lệch chi phí trực tiếp.

(4) Các loại chi phí khác

Chi phí khác nhau (Differential costs): Là chi phí chứa đựng nhân tố chênh lệch nhau giữa các phương án hoặc giữa các mục tiêu khác nhau.

kiểm soát bởi một trung tâm này mà không bị kiểm soát bởi trung tâm khác.

Chi phí cơ hội (Opportunity costs): Là lợi ích bị bỏ qua khi nhà quản trị quyết định lựa chọn giữa các phương án. Khi đó, lợi ích của phương án bỏ qua trở thành chi phí của phương án được chọn. Chi phí cơ hội không được phản ánh trên sổ sách kế toán- tài chính, nhưng nó là chi phí quan trọng trong việc lựa chọn các phương án.

Chi phí chìm (Sunk cost): còn được gọi là chi phí lịch sử hay chi phí quá khứ, là chi phí phát sinh thực tế và được kế toán ghi vào sổ sách.

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 70 - 72)