Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (K)

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 74 - 75)

- Nhân tố ảnh hưởng:

3.1.3.2.Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (K)

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

3.1.3.2.Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (K)

Kết cấu sản phẩm sản xuất là tỷ lệ phần trăm của từng loại sản phẩm trong tổng số sản phẩm sản xuất.

Trong thực tế, DN th ường sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy, nhiều trường hợp chúng ta không thể cộng các sản phẩm khác nhau được (theo đơn vị tính bằng hiện vật). Do đó, để tiện trong việc xác định kết cấu, chúng ta cần qui về mặt giá trị của các loại sản phẩm, thông thường việc xác định kết cấu (cơ cấu) người ta thường dùng chỉ tiêu doanh thu. Khi đó kết cấu tiêu thụ được xác định bằng cách lấy doanh thu của từng loại sản phẩm tiêu thụ chia cho -tổng doanh thu tiêu thụ của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ của DN.

Mỗi loại sả n phẩm có chi phí cá biệt khác nhau và có giá bán khác nhau, khi thay đổi kết cấu tiêu thụ tất yếu sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí và tỷ trọng phí. Khi phân tích chúng ta tiến hành so sánh tỷ trọng phí bình quân của năm nay so với năm trước, nếu chênh lệch dương có nghĩa là tỷ trọng phí tăng, điều đó phản ánh xu hướng xấu và ngược lại chênh lệch âm, phản ánh thành tích của DN. Sự chênh lệch của tỷ trọng phí trong đó có ảnh hưởng của nhân t ố kết cấu tiêu thụ (trường hợp chỉ có một loại sản phẩm thì không có ảnh hưởng của nhân tố này). Bằng phươ ng pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể lượng hoá ảnh hưởng của nhân tố kết cấu (K) đến tỷ trọng phí (Tf).

Ảnh hưởng nhân tố kết cấu tiêu thụ đến tỷ trọng phí:

ΔTfK = ∑ k1i tf0i - Tf 0

Trong đó:

k1i: tỷ trọng (kết cấu) của từng sản phẩm i năm nay và năm trước. tf0i: Tỷ trọng phí cá biệt của từng loại sản phẩm i năm nay, năm trước Tf0: Tỷ trọng phí bình quân của toàn bộ sản phẩm năm nay, năm trước.

Ảnh hưởng nhân t ố kết cấu tiêu thụ đến tỷ trọng phí, qua phân tích n ếu làm tăng tỷ tr ọng phí (nghĩa là ΔTf K>0), chứng t ỏ việc lựa chọn cơ cấu sản xuất và tiêu thụ chưa thật hợp lý, khi đó sẽ làm vượt chi một khoảng chi phí. Ngược lại, nếu ΔTfK

0, có nghĩa là tỷ trọng phí giảm, điều này lại phản ánh tính hợp lý trong việc lựa chọn cơ cấu sản xuất, tiêu thụ, khi đó tất yếu sẽ tiết kiệm được một khoản chi.

Số tiền tiết kiệm hay vượt chi do thay đổi kết cấu sản phẩm sản xuất, tiêu thụ được xác định như sau:

Số tiền tiết kiệm (vượt chi) = ΔTfK x D1 (D1 là tổng doanh thu tiêu thụ năm nay). Ví dụ: Số liệu thu thập về SX và tiêu thụ của 2 loại SP phản ánh qua bảng sau:

Bảng 21: Tình hình sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B

Chỉ tiêu Năm 2003

SP A SP B

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 74 - 75)