Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 69 - 70)

- Nhân tố ảnh hưởng:

3.1.1.3Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

3.1.1.3Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí

Theo sự phụ thuộc vào sự thay đổi của khối lượng sản xuất kinh doanh hay theo mức độ hoạt động của DN, người ta chia chi phí thành các loại sau:

(1) Chi phí bất biến (Ðịnh phí - Fixed costs)

Chi phí bất biến (gọi là định phí) là các chi phí không thay đổi hay rất ít thay đổi khi khối lượng sản xuất (mức độ hoạt động) thay đổi. Các chi phí này trong thự c tế phát sinh trước khi thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh c ụ thể. Ðây là loại chi phí mà DN phải thanh toán, phải trả cho dù khối lượng sản xuất kinh doanh nhiều hay ít, thậm chí đôi khi không hoạt động cũng phải trả.

Các chi phí này bao g ồm: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý, một số chi phí thuộc về quản lý hành chính. Như vậy tổng chi phí bất biến không đổi khi khối lượng sản xuất thay đổi, nhưng chi phí bất biến cho một đơn vị sản phẩm hàng hoá thì lại thay đổi.

(2) Chi phí khả biến (biến phí -Variable costs)

sự thay đổi của khối lượng sản xuất kinh doanh. Khi khối lượng sản xuất kinh doanh tăng thì các khoản chi tăng theo. Khối lượng sản xuất kinh doanh giảm thì các khoản chi giảm theo. Các chi phí này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, chi phí hoa hồng cho đại lý bán, chi phí vận chuyển.

Các chi phí khả biến trong hạch toán thường tính cho một đơn vị sản phẩm hàng hoá ví dụ như chi phí nguyên vật liệ u cho một sản phẩm, tiền công lao động cho m ột sản phẩm, cước phí vận chuyển cho 1 tấn/km. Chi phí khả biến cho một đơn vị sản phẩm thường không thay đổ i, nhưng tổng chi phí khả biến sẽ thay đổi khi khối lượng sản phẩm hàng hoá thay đổi .

(3) Chi phí hỗn hợp

Việc phân biệt chi phí bất biến và khả biến có ý nghĩ a trong vi ệc xây dự ng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc phân tích điểm hoà vốn. Tuy nhiên, sự phân biệt này trong thực tế nhiều khi còn mang tính chất tương đối, bởi vì không phải lúc nào chúng ta c ũng có thể tách bạch được khoản chi phí này chịu ảnh hưởng trực tiếp hay không, khi khối lượng sản xuất kinh doanh thay đổi. Nhữ ng chi phí khó phân biệt, nó vừa chứa đựng định phí vừa chứa đựng biến phí; người ta gọi là chi phí hỗn hợp.

Khi bóc tách chi phí hỗn hợp thành chi phí bất biến và chi phí khả biến, chúng ta có thể sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là phương pháp cự c đại cực tiểu và phương pháp bình phương bé nhất (xem kế toán quả n trị) . Vì vậy, để thuận lợi trong tính toán thì những chi phí nào được biết tr ước, quy định trước, phát sinh trước khi nghiệp vụ kinh doanh xảy ra mà phải trả cố định thì được coi là chi phí bất biến, còn nhữ ng chi phí nào tăng, giảm, phát sinh thêm hay phát sinh khi nghiệp vụ kinh doanh xảy ra được coi là chi phí khả biến.

Liên quan tới sự thay đổi của khối lượng sản xuất kinh doanh người ta còn phân biệt ra hai loại chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Khi phân biệt chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp người ta muốn nói đến sự gắn bó trực tiếp với m ột loại sản phẩm, một phân xưởng, m ột bộ phận nào đó hay một sự liên quan chung (gián tiếp) đến một số sản phẩm, một phân xưởng, một bộ phận...

Tuy rằng tốc độ phân biệt và khái niệm giữa chi phí khả biến, bất biến, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp không giống nhau, nhưng nhìn chung khi kh ối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi, thường chi phí trực tiếp thay đổi theo, còn chi phí gián tiếp thì ít thay đổi.

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 69 - 70)