Phân tích lợi nhuận 1 Khái niệm lợi nhuận

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 112 - 113)

I. Phân tích chi phí sản xuất 1) Khái niệm và phân loạ

4.2.Phân tích lợi nhuận 1 Khái niệm lợi nhuận

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ, LỢI NHUẬN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH TỐI ƯU

4.2.Phân tích lợi nhuận 1 Khái niệm lợi nhuận

4.2.1. Khái niệm lợi nhuận

Trong mỗi thời kỳ khác nhau, người ta đưa ra những khái niệm về lợi nhuận khác nhau và từ đó cũng có những cách tính khác nhau về lợi nhuận. Lợi nhuận có thể được hiểu một cách đơn giản là m ột khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí của hoạt động đó.

Lợi nhuận ở doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau và ứ ng với nó có các cách tính khác nhau. Nói chung, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bao gồm:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ. Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, liên kết. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

Lợi nhuận khác.

Hiện nay theo chế độ kế toán mới thì lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả kinh doanh của doanh nghi ệp (còn gọi là lợi tức doanh nghiệp) bao gồm lợi tức từ hoạt động kinh doanh chính và lợi tức từ hoạt động khác.

Lợi tức từ hoạt động kinh doanh chính là khoản chênh lệch giữa tổng doanh 6 -

thu bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ tr ừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).

Lợi tức từ hoạt động khác bao gồm:

Lợi tức từ hoạt động tài chính: Là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính bao gồm các hoạt động: Cho thuê tài sản, bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, tiền lãi gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn, quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá, đầu tư chứng khoán ngắn hạn.

Lợi tức từ hoạt động bất thường: Là khoản thu nhập bất thường lớn hơn chi phí bất thường, bao gồm các khoản trả công không có chủ nợ, thu lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ qua (đang được theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán), các khoản mục thư tài khoản dư thừa sau khi đã trừ hao hụt, mất mát các vật tư cùng loại, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản lợi tức từ các năm trước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi.

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 112 - 113)