Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA)

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 39 - 41)

Giá trị tăng thêm (giá tr ị gia tăng) là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền bao gồm phần giá trị sản phẩm do lao động sản xuất của DN mới sáng tạo thêm trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau đây:

Giá trị gia tăng = Giá trị tổng sản xuất - Chi phí trung gian

Các chỉ tiêu trên có thể tính theo giá so sánh hoặc theo giá hiện hành.

Các chỉ tiêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau và chúng ta có thể thiết lập mối quan hệ được biểu hiện bằng một phương trình kinh tế sau đây:

Giá trị hàng hóa = Tổng giá trị x Giá trị hàng hóa Giá trị hàng hóa tiêu thụ

x

tiêu thụ sản xuất Tổng giá trị SX Giá trị hàng hóa

Hay là:

Giá trị hàng hóa = Tổng giá trị x Hệ số sản xuất x Hệ số tiêu thụ

tiêu thụ sản xuất hàng hóa hàng hóa

Như vậy, qua mối quan hệ chúng ta nhận thấy: Các nhân t ố tổng giá trị sản xuất, tỷ suất (hệ số sản xuất) hàng hoá và tỷ suất (hệ số tiêu thụ ) hàng hoá trên có

quan hệ với chỉ tiêu phân tích là giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ được biểu hiện dưới dạng tích số. Bởi vậy, chúng ta có thể sử dụng phương pháp lo ại trừ để phân tích và xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ.

Nắm vững mối liên hệ trên giúp cho ta hiểu sâu hơn t ừng chỉ tiêu và sử dụng chúng trong phân tích có hiệu quả hơn. Trong phân tích này có thể dùng chỉ tiêu này để khắc phục những hạn chế của chỉ tiêu kia và ngược lại, giúp cho việc đánh giá thêm toàn diện, sâu sắc và đúng với thực chất về tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong từng thời gian nhất định.

Về phương diện tính toán: Lợi dụng mối liên h ệ giữa các chỉ tiêu trên có thể tránh được tình trạng sai sót đến mứ c thấp nhất. Mặc khác, qua so sánh kết quả tính toán trực tiếp (tính từ các yếu tố cấu thành) và kết quả tính toán gián tiếp (tính từ các chỉ tiêu khác) có thể kiểm tra mức độ chính xác của các chỉ tiêu tính được.

Trên đây là các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất về mặt số lượng của các đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

Ðối với các DN khác như DN thương mại, dịch vụ thì có thể sử dụng chỉ tiêu khác. Vì rằng đối với các DN thương mại và dịch vụ thì chỉ tiêu biểu hiện kết quả thể hiện sau đây:

* Doanh thu từ hoạt động kinh doanh.

Là toàn bộ số tiền bán s ản phẩm hàng hoá, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán.

Doanh thu từ hoạt động của DN còn bao gồm:

← Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước để sử dụng cho DN. Ðối với hàng hoá, dịch vụ của DN tiêu thụ trong kỳ được nhà nước cho phép.

← Giá trị sản phẩm hàng hoá đem biếu tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ DN như: Việc sử dụng xi măng thành phẩm để xây dựng, sửa chữa ở xí nghiệp sản xuất ximăng, xuất vải thành phẩm để may quần áo bảo hộ lao động ở xí nghiệp dệt.

* Doanh thu từ hoạt động khác bao gồm:

← Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính gồm các khoản thu từ các hoạt động liên doanh liên kết, vốn góp cổ phần, cho thuê tài sản, tiền lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu), hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng sử dụng không hết.

← Doanh thu từ hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định ở trên, như thu từ hoạt động bán vật tư, hàng hoá, tài sản, dôi thừa công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản thu khó đòi đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết và khoản thu bất thường khác.

2.2.2. Phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu

2.2.2.1. Phân tích quy mô của kết quả sản xuất

Phương pháp phân tích:

← So sánh giữa các kỳ (năm) để phân tích, đánh giá sự biến động về quy mô sản xuất kinh doanh.

← Phân tích các yếu tố cấu thành để tìm nguyên nhân gây nên sự biến động về quy mô sản xuất kinh doanh.

← Phân tích quy mô của kết quả sản xuất trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu để thấy mối quan hệ tác động giữa chúng.

Ví dụ: Tài liệu KQSX tại một DN công nghiệp thể hiện qua Bảng sau (Xem Bảng 12). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ số liệu Bảng 12, ta có thể phân tích các mặt sau:

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 39 - 41)