Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm cho Công ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa (Trang 71 - 72)

 Tốc độtăng trưởng kinh tế

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi

đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng GDP

ước đa ̣t 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1

năm 2021 so với tháng 1 năm 2020. Có thể nói, ở Việt Nam, nền kinh tế bị ảnh hưởng

do đại dịch COVID-19 cũng sẽ ảnh hưởng đến Vinacafé Biên Hòa về các kế hoạch

đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, các chiến lược trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

 Thuế

Căn cứ theo điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và điều 11,12 Thông tư

96/2015/TT-BTC quy định mức thuế suất thu nhập của doanh nghiệp kể từ ngày 1/1/2016 là 20% áp dụng chung cho các doanh nghiệp. Mức thuế suất này được cho là phù hợp tình hình kinh tế của Việt Nam và có tính cạnh tranh với các nước. Tuy

nhiên, vào năm 2017 cục Thuế tỉnh Đồng Nai vừa xử lý vi phạm về thuế đối với Vinacafé Biên Hòa vì kê khai sai trên tờ thuế thu nhập doanh nghiệp và tờ khai thuế

giá trị gia tăng làm thiếu số thuế phải nộp. Theo đó, tổng số tiền thuế truy thu, phạt và chậm nộp đối với Vinacafé Biên Hòa là hơn 396,88 triệu đồng. Cụ thể, Vinacafé Biên Hòa bị xử phạt theo các hành vi kê khai sai là 53,1 triệu đồng. Ngoài ra, Cục Thuế

tỉnh Đồng Nai truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Vinacafé Biên Hòa trên 147,4 triệu đồng; phạt tiền chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là trên 33,4 triệu đồng. Cơ

quan thuế Đồng Nai cũng truy thu thuế giá trị gia tăng năm 2017 và 2018 của Vinacafé Biên Hòa là hơn 118,2 triệu đồng; tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng hơn

nghiệp trong năm 2017, 2018. Hi vọng Vinacafé sẽ rút kinh nghiệm và có ý thức hơn

trong việc tuân thủ pháp luật kinh doanh, khai báo thuế trung thực để tránh những tổn hại không cần thiết.

 Chỉ số CPI và Lạm phát

Lạm phát cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, lạm

phát làm các chi phí đầu vào gia tăng và việc tăng giá đầu ra của sản phẩm không dễ

dàng. Tuy nhiên, trong thời kỳ khó khăn vừa qua Công ty vẫn hoạt động tương đối tốt, giá cả sản phẩm bán ra có sự gia tăng tương đối và vẫn được thị trường chấp nhận. Cũng theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 8/2020 giảm 0,01% so với tháng 7/2020 và tăng 2,16% so với cùng kỳ 2019. Lạm

phát cơ bản bình quân 8 tháng năm 2020 tăng 2,66% so với bình quân cùng kỳ năm

2019. Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng

8/2020 tăng 0,07% so với 7/2020, giảm 0,12% so với tháng 12/2019. CPI bình quân 8

tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳnăm 2019 tăng 3,96%. Đây là điều kiện thuận lợi

cho Vinacafé nói riêng cũng như các doanh nghiệp nói chung có thể tăng sản lượng tiêu thụcũng như mở rộng phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm cho Công ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa (Trang 71 - 72)