Nhà cung cấ p

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm cho Công ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa (Trang 74 - 76)

Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó có ảnh

hưởng đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra.

Với Vinacafé, duy trì các sản phẩm cà phê hòa tan là sản phẩm chính. Lợi thế nằm ngay trên thủ phủ cà phê của Việt Nam, Vinacafé có nhiều thuận lợi trong việc thu mua cà phê nguyên liệu. Công ty có 2 hình thức thu mua, là thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ nông dân. Với hình thức thứ nhất, khi mà hiện nay các doanh nghiệp tư nhân hay đại lý thu mua gặp nhiều khó khăn, rất nhiều đại lý vỡ nợ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung không đáp ứng đủ cả về số lượng lẫn chất lượng nên Vinacafé hạn chế sử dụng nhà cung cấp này. Thay vào đó Công ty đã tìm một hướng mới cho nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là tự mình đầu tư

và quản lý trực tiếp các nông trại cà phê của người nông dân, biến các nông trại cà phê trở thành một bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó giúp Công ty chủ động trong nguồn nguyên liệu chiến lược, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân trồng cà phê.

3.1.2.2. Khách hàng

Vinacafé Biên Hòa phân đoạn khách hàng dựa trên cơ sở là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp cụ thể:

Lứa tuổi: Vinacafé luôn nghiên cứu sâu về sức tiêu thụ cà phê ở hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Điều đáng chú ý ở hai thành phốlà người uống

cà phê thường nằm trong độ tuổi dưới 40, như Hà Nội tuổi trung bình 36,3; còn thành phố Hồ Chí Minh trẻhơn chút ít.

Thu nhập: Việt Nam là một nước đang phát triển với mức thu nhập bình quân trên

đầu người thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Những người có thu nhập khá và ổn định là đoạn khách hàng mà Vinacafe chú trọng. Ngoài ra, những sản phẩm khác còn nhắm đến độ tuổi sinh viên, lứa tuổi nhỏ hơn như sản phẩm cà phê Wake - Up 247 hay các sản phẩm khác như bột ngũ cốc dinh dưỡng,...

Trình độ:Phần lớn người uống cà phê ở Hà nội là người có trình độđại học hay chí ít là học sinh cấp 3, tầng lớp người về hưu uống cà phê nhiều nhất, tới 19,8%, còn sinh viên thì ít, chỉ có 8% người uống. Nhưng ở TP HCM thì gần như uống cà phê ở

mọi trình độ. Dân kinh doanh uống nhiều nhất với 26,3% kếđến là sinh viên, học sinh

và người vềhưu uống ít nhất.

3.1.2.3. Mức độ cạnh tranh

Các thương hiệu lớn đang thống trị ngành cà phê nước ta hiện nay là Vinacafé, Nestle, Trung Nguyên,...

Trước đây, Trung Nguyên được coi là doanh nghiệp có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong ngành cà phê Việt. Trung Nguyên từ một nhãn hiệu cà phê non trẻ đã nhanh chóng

tạo được uy tín và trở thành 1 tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên. Ban đầu Trung Nguyên tập trung vào thịtrường cà phê rang xay nhưng từ tháng 9/2009 Trung

Nguyên đã mua lại nhà máy cà phê hòa tan của Vinamilk. Điều này làm tình hình cạnh tranh thị phần giữa các công ty càng gay gắt. Một đối thủ đáng gờm khác là Nestle. Nescafe của Nestle là nhãn hiệu cà phê hàng đầu thế giới với lịch sử hoạt

động hơn 75 năm. Tại Việt Nam, thương hiệu Nescafe được nhận định cho phép đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh hai đối thủ Trung Nguyên và Nescafe, Vinacafé còn phải đối mặt với nhiều doanh nghiệp khác trong

lĩnh vực sản xuất đồ uống với điều kiện kinh tế như hiện nay. Đây có thể coi là một thách thức không nhỏ đối với “ông lớn” của ngành cà phê.

3.1.2.4. Rào cản

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang đua nhau lao vào lĩnh vực sản xuất, chế biến xuất khẩu, đặc biệt là cà phê hoà tan. Vì nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ của một số

doanh nghiệp đứng đầu về thị phần cà phê hoà tan nên cũng muốn tham gia lĩnh vực

này. Tuy nhiên Vinacafe đã định vị được thương hiệu trên thị trường Việt Nam nên phần nào dẫn được lợi thế.

Sự xuất hiện của đối thủ tiềm ẩn cũng làm tăng cạnh tranh với các đối thủ

trong ngành. Sự trung thành với nhãn hiệu của khách hàng gây khó khăn cho những doanh nghiệp nhỏđã và đang nhập cuộc vào ngành khó có thể chiếm thị phần của các doanh nghiệp lớn. Thịtrường cà phê Việt Nam hiện nay nổi lên 3 thương hiệu lớn là Vinacafe, Trung Nguyên và Nescafe. Các doanh nghiệp này liên tục có các hoạt động nhằm tạo ra dấu ấn riêng cho thương hiệu, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm nhằm tranh thủ sự trung thành của khách hàng, qua đó xây dựng được vị thế vững vàng. Bởi vậy, trong ngành cà phê Việt Nam hiện nay rào cản gia nhập ngành là tương đối lớn.

3.1.2.5. Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các ngành khác nhau nhưng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng giống như các sản phẩm khác của doanh nghiệp trong ngành. Đối với ngành cà phê thì sản phẩm thay thế này tác động lên ngành cà phê là không lớn lắm vì trên thực tế, những người đã quen sử dụng cà phê thường trung thành với loại sản phẩm này và không thích chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế khác vì đặc

trưng của sản phẩm. Các loại sản phẩm thay thế cà phê trên thị trường hiện nay như:

các loại trà (trà gừng, trà lipton, trà cung đình…) và một số đồ uống giải khát hiện nay có mặt rộng rãi trên khắp thị trường nhưng nó không làm giảm sức cạnh tranh của ngành cà phê. Vì vậy, đe dọa về sản phẩm thay thế của cà phê là không đáng kể.

3.1.3. Cơ hội và thách thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm cho Công ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa (Trang 74 - 76)