Lập kế hoạch tài chính theo phương pháp diễn giải sử dụng một kỹ thuật khá phổ
biến nhất là phương pháp phần trăm doanh thu. Phương pháp này bắt đầu bằng cách dự đoán doanh thu, và sau đó, biểu diễn các khoản mục theo tỷ lệ tăng trưởng hằng
năm của doanh thu. Một số khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán được giả định tăng tỷ lệ với doanh thu. Chẳng hạn, thông số tồn kho trên doanh thu có thể là 24%, khoản phải thu trên doanh thu là 17% và tương tự như vậy với tài sản, nợvà chi phí. Theo phương pháp này, các nhà tài chính lập luận rằng do doanh thu tăng nên các khoản mục này cũng tăng trong năm đó. Các khoản mục còn lại trên các dự toán - là những khoản mục không có mối liên hệ trực tiếp với doanh thu - phụ thuộc vào chính sách cổ tức của công ty và việc sử dụng vốn vay và tài trợ bằng vốn chủ của họ hoặc các mục tiêu khác do cổđông đề ra.
Nếu tỷ lệ phần trăm trên doanh thu dự đoán của mỗi khoản mục bằng với thời kỳ
dự đoán trước thì các khoản mục đó sẽ tăng theo tỷ lệ tăng của doanh thu. Cách tiếp cận này được gọi là phương pháp thông sốkhông đổi. Ưu điểm của phương pháp này
là dễ áp dụng, tuy nhiên nó lại có nhược điểm là không phù hợp đối với các nhà quản trị vì một trong những mục tiêu của các nhà quản trị là hạn chế sựtăng lên của một số
khoản mục như chi phí và tồn kho nhằm tăng khả năng sinh lợi. Nói cách khác, các nhà quản trị phải nỗ lực cải thiện thông số chứ không phải là duy trì một tỷ lệ không
đổi.
Trong phần này, chúng ta sử dụng phương pháp phần trăm doanh thu, bao gồm
phương pháp không đổi và biến đổi để lập các báo cáo tài chính cho Vinacafe. Doanh sốnăm 2021 dự kiến tăng 25%.
a) Phân tích các thông số quá khứ
Bước đầu tiên phải thực hiện trong phương pháp này là phân tích các thông số quá khứ. Phương pháp phần trăm doanh thu giả sử rằng chi phí trong một năm sẽ bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với doanh thu trong năm. Vì vậy, chúng ta bắt đầu phân tích thông qua việc tính toán tỷ lệ chi phí so với doanh thu trong nhiều năm trước. Phương pháp này được minh họa dựa trên dữ liệu trong 2 năm của Công ty Vinacafe. Tuy nhiên, một phân tích chặt chẽ phải dùng đến dữ liệu của ít nhất là 5
năm. Bảng 3.16 biểu diễn tỷ lệ chi phí trên doanh thu trong 2 năm trước của Công ty.
Vào năm 2019, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu của Công ty là 72,09% và tỷ lệ
này giảm xuống 69,31% vào năm 2020. Trong bảng này, chúng ta cũng tính giá trị
bình quân quá khứ, và ở đây chính là bình quân tỷ lệ của hai năm 2019 và 2020. Cột cuối cùng trong bảng là tỷ lệ của ngành, lấy từ tất cả các báo cáo tài chính của các công ty trong ngành.
Bảng 3.16. Tỷ lệ các tài khoản trên doanh thu CÔNG TY NGÀNH 2019 2020 2019 2020 Bình quân Bình quân ngành Giá vốn hàng bán trên doanh thu 72,09%69,31% 74,83%71,19% 70,70% 73,01% Chi phí hàng bán trên doanh thu 0,56% 0,024% 8,66% 10,06% 0,29% 9,36%
Chi phí quản lý doanh
nghiệp trên doanh thu 1,26% 0,92% 3,29% 3,37% 1,09% 3,33%
Khấu hao trên TSCĐ 15,10%19,70% 15,33%14,44% 17,40% 14,89%
Tiền mặt trên doanh thu 7,05% 6,95% 10,70% 9,57% 6,999% 10,13%
Phải thu khách hàng trên
doanh thu 39,20%40,40% 3,24% 5,69% 23,68% 4,46%
Hàng tồn kho trên doanh
thu 6,75% 8,16% 6,63% 6,52% 7,46% 6,57%
Tài sản ngắn hạn khác trên
doanh thu 0,30% 0,03% 0,85% 1,28% 0,17% 1,06%
TSCĐ trên doanh thu 16,93%16,05% 16,21%20,72% 16,49% 18,47%
Phảitrả người bán trên
doanh thu 9,53% 5,60% 6,71% 6,27% 7,57% 6,49%
Phải trả người lao động
trên doanh thu 0,68% 0,72% 1,04% 1,42% 0,70% 1,23%
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước trên
doanh thu
2,65% 3,43% 2,64% 4,26% 3,04% 3,45%
Cách tính của các chỉ tiêu:
Bình quân = (Tỷ lệ phân tích khối công ty năm 2019 + Tỷ lệ phân tích khối
Bình quân ngành = (Tỷ lệ phân tích khối ngành năm 2019 + Tỷ lệ phân tích
ngành năm 2020)/2
b) Lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trước hết, chúng ta lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm đến. Báo cáo này cần thiết cho việc dựđoán cả lợi nhuận thuần sau thuế TNDN và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Bảng 3.17 cung cấp các dự đoán cho năm 2021.
Doanh thu dự kiến tăng khoảng 35,24%. Dự đoán doanh thu cho năm 2021 được ghi
ở dòng 1 cột 3, và được tính bằng cách nhân doanh thu năm 2021 ở cột 1 với (1+ tỷ lệ tăng trưởng) = 1,3524.
Bảng 3.17. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021
2020 Giải thích 2021
Doanh thu thuần về
BH và CCDV 2.902.455.374.781 (1+35,24%) x DS 2020 3.925.280.648.854 Giá vốn hàng bán 2.010.957.380.215 70,7% x DS 2021 2.775.173.418.740 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 890.335.277.134 1.150.107.230.114 Chi phí bán hàng 6.900.271.350 0,29% x DS 2021 3.335.310.967
Chi phí quản lý doanh
nghiệp 26.727.403.421 1,09% x DS 2021 42.785.559.073
Khấu hao 215.377.523 19,7% x TSCĐ 2021 124.111.486.196
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 979.874.873.879
Thu nhập khác 0 - -
Chi phí khác 273.187.864 - 2.000.000.000
Lợi nhuận khác -273.187.864 -2.000.000.000
Lợi nhuận kế toán
trước thuế và lãi 901.816.358.995 977.874.873.879
Doanh thu từ hoạt
Chi phí tài chính 20.383.504.195 ---> 20.383.504.195
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế 987.965.311.881 957.491.369.684
Thuế TNDN doanh
nghiệp 180.697.735.688
20% tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế 36.139.547.138
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 720.844.141.818 921.351.822.546 Trả cổ tức 663.899.725.000 23.000 đồng trên/cổ phiếu 611.320.105.000
Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 56.944.416.818 310.031.717.546
Cách tính của các chỉ tiêu:
Doanh thu thuần về BH và CCDV 2021 = (1+35,24%) x Doanh thu thuần về
BH và CCDV 2020
Giá vốn hàng bán 2021 = 70,7% x Doanh thu thuần về BH và CCDV 2021 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV = Doanh thu thuần về BH và CCDV - Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng 2021 = 0,29% x Doanh thu thuần về BH và CCDV 2021 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2021 = 1,09% x Doanh thu thuần về BH và CCDV 2021
Khấu hao 2021 = 19,7% x 630.007.544.141 (TSCĐ ròng dựđoán 2021)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2021 = Lợi nhuận gộp về BH và CCDV - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Khấu hao
Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi 2021 = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Chi phí khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2021 = Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi - Chi phí khác
Thuế TNDN doanh nghiệp 2021 = Thuế TNDN 2020 * 20%
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2021 = Tổng lợi nhuận kế toán
Trả cổ tức 2021 = Cổ tức * Số cổ phiếu
Lợi nhuận sau thuếchưa phân phối 2021 = Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Trả cổ tức
Theo bảng 3.16, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu năm 2021 của Công ty là 70,7%. Vì vậy, với mỗi đồng doanh thu năm 2021, chi phí chiếm 70,7 phần trăm.
Chúng ta giả sử rằng chi phí bằng 70,7% doanh thu. Kết quảđược ghi ở cột 3, dòng 2, bảng 3.17.
Tỷ lệ khấu hao trên tài sản cố định ròng năm 2020 là 19,7 phần trăm và các nhà quản trị công ty tin rằng đây là một dự đoán khá chính xác về khấu hao trong
tương lai. Chúng ta cũng sẽ thảo luận trong phần sau và sẽ thấy rằng tài sản cố định ròng dự đoán cho năm 2021 là 16,05% x 3.925.280.648.854 = 630.007.544.141
đồng. Vì vậy, khấu hao của năm 2021 là 19,7% x 630.007.544.141
= 124.111.486.196 đồng.
Chi phí hoạt động ghi ở dòng 4 và 5 là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng bằng 0,29% doanh thu và chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 1,09% doanh thu năm 2021. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
được xác định bằng phép trừ. Giả thiết trong năm 2021, công ty không có một khoản thu nhập bất thường nào ngoài khoản lỗ 2 tỷ do bán tài sản cố định. Dự kiến năm
2021, công ty không nhận được khoản thu nhập tài chính nào, còn chi phí tài chính ở
cột 3 thì được lấy từ cột 1. Chi phí tài chính cuối cùng phụ thuộc vào vốn vay của
năm 2021.
Tiếp theo, chúng ta tính được tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế TNDN. Từ đó, có thể xác định lợi nhuận sau thuế TNDN cho cổ đông thường còn cổ tức năm 2021 thì được ước tính như sau. Cổ tức năm 2020 là 25.000 đồng/cổ phiếu và cổ tức này dự kiến sẽ giảm xuống còn 23.000 đồng trên/cổ phiếu. Các nhà quản trị cho rằng, công ty cần tập trung vào cơ hội tăng trưởng, do đó, họđã
giảm mức cổ tức thanh toán trong năm để dùng lợi nhuận cho việc tái đầu tư. Giả sử
công ty có 26.579.135 cổ phiếu nên cổ tức dự đoán là 23.000 x 26.579.135 = 611.320.105.000 đồng.
Để hoàn thành dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta trừ 611.320.105.000 đồng cổ tức dự đoán khỏi ra khỏi 921.351.822.546 đồng lợi nhuận
sau thuế TNDN dự đoán và kết quả sẽ cho ra lợi nhuận sau thuế chưa phân phối dự đoán lần thứ nhất, bằng 310.031.717.546 đồng.
c) Lập dự toán bảng cân đối kế toán
Tài sản trên bảng cân đối kế toán phải tăng nếu doanh thu tăng. Tỷ lệ tiền mặt trên
doanh thu năm 2020 của Công ty xấp xỉ bằng 6,95% và các nhà quản trị cho rằng tỷ
số này sẽkhông đổi trong năm 2021. Vì vậy, số dư tài khoản tiền mặt năm 2021 được ghi ở cột 2 bảng 3.16 là 272.807.005.095 đồng (6,95% x 3.925.280.648.854 đồng).
Tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn trên doanh thu năm 2020 là 7,81%. Sau này,
chúng ta sẽ kiểm tra ảnh hưởng của sự thay đổi trong chính sách tín dụng, tuy nhiên hiện tại giả sử rằng chính sách tín dụng và khách hàng của công ty không thay đổi. Vì vậy, khoản phải thu dự đoán năm 2021 là 40,4% x 3.925.280.648.854 =
1.585.813.382.137 đồng và khoản này được ghi ở cột 3 bảng 3.18.
Tỷ lệ tồn kho trên doanh thu là 8,16%. Giả sử không có sựthay đổi nào trong hoạt
động quản trị tồn kho thì tồn kho dự đoán cho năm 20X6 là 8,16%x 3.925.280.648.854 = 320.302.900.946 đồng, khoản này được ghi ở cột 3 bảng 3.18.
Tương tựnhư vậy, tài sản ngắn hạn khác cũng tăng theo doanh thu.
Tỷ lệ tài sản cố định ròng trên doanh thu năm 2020 là 16,05%. Tài sản cố định ròng của Công ty tăng lên khá ổn định trong quá khứ và các nhà quản trị dự kiến tỷ lệ
này tiếp tục tăng đều trong tương lai. Vì vậy, họ dựđoán tài sản cốđịnh ròng của năm
20X6 là 16,05% x 3.925.280.648.854 = 630.007.544.141 đồng. Dự kiến trong năm đến, công ty không có kế hoạch tăng đầu tư vào bất động sản cũng như các tài sản dài hạn khác.
Khi các tài khoản bên phần tài sản đã được dựđoán, chúng ta tính giá trị tổng cộng của tài sản để hoàn thành phần tài sản của bảng cân đối kếtoán. Đối với Công ty, tổng tài sản ngắn hạn dự đoán là 628.061.189.805 triệu đồng và tài sản cố định bằng
630.007.544.141 đồng. Các nhà quản trị dự kiến sẽ không có sự thay đổi nào liên
quan đến hoạt động đầu tư dài hạn nên hai mục bất động sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác vẫn không đổi. Vì vậy, như trong bảng 3.18, công ty cần 3.632.606.154.013
đồng tài sản để hỗ trợcho 3.925.280.648.854 đồng doanh thu của năm 2021.
Nếu tài sản tăng, nợ và vốn chủ cũng phải tăng, và như vậy phần tài sản tăng thêm
2020 là 5,6%. Các nhà quản trị giả thiết rằng chính sách trả nợ sẽ không thay đổi, vì vậy, phải trả người bán dự đoán của năm 2021 là 5,6% x 3.925.280.648.854 =
219.815.716.336 đồng. Tương tự, tỷ lệ phải trả người lao động trên doanh thu năm
2020 là 0,72% nên phải trả người lao động năm 2021 là 28.262.020.672 đồng. Thuế
và các khoản phải nộp Nhà nước dự kiến tăng theo cùng tỷ lệtăng của doanh thu. Tỷ
lệ nợ thuế biến động trong hai năm 2019 và 2020, vì vậy, có thể sử dụng bình quân
hai năm làm cơ sở tính nợ thuế phải nộp năm 2021. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước năm 20X6 là 3,43% x3.925.280.648.854 đồng = 134.637.126.256 đồng.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng tăng nhưng không cùng tỷ lệ với doanh thu. Khoản lợi nhuận sau thuếchưa phân phối mới bằng lợi nhuận sau thuếchưa phân
phối năm trước cộng với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng thêm được tính ở bước 2. Mặt khác, vay và nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn đầu tư của chủ sở hữu không
tăng lên theo doanh thu mà thay vì thế, mức dự đoán của các khoản mục này phụ
thuộc vào các quyết định tài trợ mà chúng ta sẽ thảo luận ở phần sau.
Tóm lại, (1) doanh thu tăng thêm phải được hỗ trợ bằng tài sản tăng thêm, (2) một phần tài sản tăng thêm sẽđược tài trợ tự phát bằng phải trảngười bán, phải trả người
lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước hay còn gọi chung là nợ tích luỹ và bằng lợi nhuận sau thuếchưa phân phối, (3) một phần thiếu hụt phải được tài trợ bằng nguồn vốn từ bên ngoài bằng cách kết hợp các nguồn khác nhau, có thể là vay và nợ
ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Đối với công ty Vinacafe, nguồn tài trợ tự phát sinh (bao gồm phải trả người bán, phải trả người lao động, Thuế và các khoản phải trả, phải nộp Nhà nước) được dự đoán và ghi ở cột 3 bảng 3.18, dự đoán lần thứ nhất. Các nguồn vốn thể hiện các cân nhắc của ban giám đốc bao gồm vay và nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn đầu tư của chủ sở hữu bước đầu được xác định ở mức của năm 2020. Vì vậy, vay và nợ ngắn hạn
năm 2021 ban đầu được xác định ở mức 317.243.744.106 đồng, nợ dài hạn được dự đoán là 5.225.673.000 đồng và vốn vốn đầu tư của chủ sở hữu cũng không đổi,... Giá trị lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2021 được tính bằng cách cộng khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng thêm dự kiến với lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối của năm 2020, cụ thểnhư sau:
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2021 = Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2020 + lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng thêm dự kiến năm 2021 = 723.601.585.261 + 310.031.717.546 = 1.033.633.302.807 đồng.
Bảng 3.18. Dự toán bảng cân đối kế toán công ty ngày 31/12/2021
2020 2021
TÀI SẢN Cơ sở dự đoán Dự đoán lần 1 AFN Dự đoán lần 2
Tiền và các khoản tương
đương tiền 201.559.823.160 6,95% x DS 2021 272.807.005.095 272.807.005.095
Các khoản phải thu ngắn
hạn 1.172.535.183.160 40,40% x DS 2021 1.585.813.382.137 1.585.813.382.137 Hàng tồn kho 236.715.265.299 8,16% x DS 2021 320.302.900.946 320.302.900.946 Tài sản ngắn hạn khác 8.572.105.551 0,03% x DS 2021 1.177.584.195 1.177.584.195 TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.619.382.377.170 2.180.100.872.373 2.180.100.872.373 Nguyên giá TSCĐ 1.098.664.537.905 -
Trừ: giá trị hao mòn lũy kế 632.997.976.443 -
Giá trị còn lại 465.666.561.462 630.007.544.141 630.007.544.141
Bất động sản đầu tư 295.653.684.552 295.653.684.552 295.653.684.552
Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn 526.844.052.947 526.844.052.947 526.844.052.947
TÀI SẢN DÀI HẠN 1.288.164.298.961 -
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.907.546.676.131 3.632.606.154.013 3.632.606.154.013 NGUỒN VỐN
Phải trả người lao động 98.019.242.245 0,72% * DS 2021 28.262.020.672 28.262.020.672
Vay và nợ ngắn hạn 317.243.744.106 317.243.744.106 317.243.744.106