Nội dung của pháp luật về bồi thường,hỗ trợ khi Nhà nướcthu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 35 - 40)

Pháp về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, bao gồm: đối tượng, phạm vi, điều kiện, các trường hợp được bồi thường, hỗ trợ, lập phương án bồi thường, hỗ trợ; trách nhiệm của cơ quan chức năng khi thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…Khi xác định các trường hợp nhận bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, các cơ quan có thẩm quyền cần căn cứ vào Luật Đất đai năm 2013, các văn bản, nghị định đi kèm và các luật liên quan để xác định các chính sách bồi thường, hỗ trợ hợp lý.

1.5.3.1. Về phạm vi, đối tượng và cách thức được bồi thường, hỗ trợ

khi Nhà nước thu hồi đất

Thứ nhất, về phạm vi được bồi thường, hỗ trợ.

Khi NN thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, mục đích phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thì người có đất bị thu hồi được bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Luật Đất đai năm

29

2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phạm vi của việc bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất được tuân theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

- Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất mà NN thu hồi đất. Như vậy, NN tiến hành thu hồi diện tích đất thực tế là bao nhiêu thì sẽ bồi thường toàn bộ số diện tích đất đã thu hồi. Tùy từng trường hợp cụ thể mà việc bồi thường có thể bằng tiền, nhà ở hoặc bằng đất;

- Không chỉ bồi thường về đất mà NN còn bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vào đất bị NN thu hồi;

- Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất. Đây là sự hỗ trợ trong thời gian đầu dành cho người có đất ở bị thu hồi, thay đổi điều kiện và hỗ trợ đào tạo cho người lao động nông nghiệp chuyển sang nghề khác tạo cho người dân có cuộc sống ổn định.

- Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư;

Ngoài ra, pháp luật còn quy định người SDĐ khi bị NN thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì sẽ được bố trí tái định cư bằng việc bồi thường bằng nhà ở, giao đất ở mới hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.

Như vậy, phạm vi bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: - Bồi thường về đất thực tế thu hồi;

- Bồi thường về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi; - Hỗ trợ người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở;

- Hỗ trợ người bị thu hồi đất sản xuất đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp; - Hỗ trợ người bị thu hồi đất gặp khó khăn về cuộc sống do việc thu hồi đất gây ra ;

- Hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở.

Thứ hai, về cách thức bồi thường, hỗ trợ.

Hiện nay pháp luật đất đai quy định có 2 hình thức bồi thường, hỗ trợ mà người bị thu hồi đất được hưởng đó là bồi thường bằng đất hoặc bồi thường, hỗ trợ bằng tiền, bằng nhà ở.

30

Tùy từng trường hợp cụ thể mà người bị thu hồi đất có thể được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng (Khoản 1 Điều 81, Luật Đất đai năm 2013); đất hoặc nhà ở (Điểm a, Khoản 1, Điều 79 Luật Đất đai năm 2013); bồi thường bằng tiền (Khoản 1 Điều 80, Luật Đất đai năm 2013).

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 83 Luật Đất đai năm

2013 thì “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ”. Các

khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: - Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;

- Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;

- Các hình thức hỗ trợ khác.

Việc quy định các hình thức bồi thường, hỗ trợ này đã góp phần giúp cho công tác bồi thường, GPMB được thực hiện một cách linh hoạt trên thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế do quỹ đất của chúng ta khá hạn hẹp, đặc biệt ở các địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nên việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất chủ yếu được thực hiện dưới hình thức bồi thường, hỗ trợ bằng tiền.

Tóm lại, những quy định về phạm vi và cách thức bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất không chỉ thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta mà còn giúp đỡ người bị thu hồi đất nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất;

Thứ ba, về đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất là một trong những chính sách đất đai của Đảng và NN ta. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng bị thu hồi đất đều được bồi thường, hỗ trợ mà chỉ những đối tượng nếu có những yếu tố đáp ứng yêu cầu hợp pháp theo quy định của pháp luật mới được bồi thường, hỗ trợ, bao gồm: Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang SDĐ bị NN thu hồi đất (gọi chung là người bị thu hồi đất).

31

Như vậy, so với với Luật Đất đai năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất đã được mở rộng hơn, không chỉ có tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước mà còn bao gồm cả cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị NN thu hồi đất cũng được bồi thường, hỗ trợ. Trước đây, Điều 3 của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 có quy định như sau: Việc đền bù thiệt hại khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất giải quyết theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định các trường hợp cụ thể mà những đối tượng trên được bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất chỉ trong một điều luật, ngắn gọn và cụ thể hơn so với các quy định trong Luật Đất đai năm 2003.

Đặt trong tình hình thực tế SDĐ ở nước ta hiện nay, việc mở rộng đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất là rất cần thiết; Nhà nước đã thực hiện việc công bằng xã hội, công bằng pháp luật về quyền và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người SDĐ là cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Hơn nữa, việc mở rộng đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất pháp luật đã thể hiện sự công bằng, bình đẳng không có sự phân biệt đối xử đối với các chủ thể SDĐ trong việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất;

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành còn quy định việc người bị thu hồi đất được bồi thường, hỗ trợ về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì tài sản đó phải là tài sản hợp pháp của người bị thu hồi đất. Quy định này nhằm bảo hộ một trong những quyền năng cơ bản của người SDĐ được ghi nhận trong Luật đất đai năm 2013, đó là: Người SDĐ được quyền hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất (Điều 166);

1.5.3.2. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về đất.

Như đã đề cập, bồi thường, hỗ trợ về đất là vấn đề vô cùng phức tạp, động chạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất.

32

Vì vậy, để tránh nảy sinh các tranh chấp, khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ về đất kéo dài gây ảnh hưởng xấu về chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội, thì công việc này phải tiến hành đúng pháp luật, công bằng, công khai, minh bạch và dân chủ. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định rõ các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ để buộc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ bồi thường, hỗ trợ về đất phải tuân thủ. Các nguyên tắc này được quy định tại Điều 74 Luật Đất đai năm 2013, bao gồm:

Thứ nhất, người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại

Điều 75 Luật Đất đai năm 2013. Theo đó có 6 trường hợp cụ thể đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt pháp luật sẽ được nhận bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

Thứ hai, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục

đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Thứ ba, việc bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất phải bảo đảm dân

chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Việc pháp luật quy định như vậy nhằm thể hiện sự minh bạch, rõ ràng trong bồi thường, hỗ trợ của NN, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến vấn đề này; đồng thời, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp mà người SDĐ được hưởng theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, pháp luật còn có quy định đối với những người bị Nhà nước

thu hồi đất mà không đủ điều kiện để được nhận bồi thường. Trường hợp

không đủ điều kiện được bồi thường thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) xem xét để hỗ trợ. Việc pháp luật quy định xem xét hỗ trợ cho người bị thu hồi đất trong trường hợp không đủ điều kiện để được bồi thường là xuất phát từ tính ưu việt của chế độ XHCN và từ thực tế SDĐ ở nước ta. Mặc dù không đủ điều kiện để được bồi

33

thường về đất, nhưng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng mang lại lợi ích chung, Nhà nước vẫn thực hiện hỗ trợ để bù đắp một phần những thiệt hại, rủi ro mà người bị thu hồi đất phải gánh chịu và giúp họ nhanh chóng, ổn định được cuộc sống sau khi bị thu hồi đất;

Việc pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai dưới khía cạnh kinh tế. Đồng thời, cũng nhằm đảm bảo sự công bằng về quyền và nghĩa vụ của người SDĐ đối với Nhà nước, Nhà nước luôn luôn tôn trọng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người SDĐ và người SDĐ cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.

1.5.3.2. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về tài sản.

Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về tài sản được quy định cụ thể tại Điều 88, Luật Đất đai năm 2013 như sau:

“1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại”.

Các nguyên tắc trên đây có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ về tài sản. Tuy nhiên, hiện nay do việc công bố quy hoạch, kế hoạch SDĐ chưa được thực hiện đồng bộ; công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng còn nhiều yếu kém, nên việc bồi thường về tài sản khi NN thu hồi đất vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)