Pháp luật về bồi thường,hỗ trợ khi Nhà nướcthu hồi đất của

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 40 - 46)

một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Đất đai là nguồn lực quan trọng, cơ bản của mọi hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội, nó không chỉ là nơi ở, nơi diễn ra các hoạt động thường ngày của người dân mà còn là tư liệu sản xuất quý báu. Tuy nhiên, để phục vụ cho các nhu cầu về an ninh, quốc phòng, công cộng hay phát triển kinh tế mà hầu hết các quốc gia đề phải tiến hành thi hồi đất, điều này đã làm thay đổi

34

căn bản cuộc sống của mọi người dân có đất bị thu hồi. Ở những nước đang phát triển, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, khi mà đất đai là tư liệu xản xuất chủ yếu thì đó là vấn đề sống còn của họ. Do vậy, việc xây dựng và thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất là một vấn đề quan trọng và cấp thiết bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đại bộ phận dân chúng khi bị thu hồi đất. Tìm hiểu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất của một số nước trên thế giới là một việc làm cần thiết nhằm rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn nữa việc xây dựng cũng như thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất có hiệu quả trong thực tế.

1.5.4.1. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở Trung Quốc

Trung Quốc là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về truyền thống về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội với nước ta. Trải qua 3 thập kỉ tiến hành cải cách, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế với những bước tiến nhanh và mạnh làm thế giới rất kinh ngạc và thán phục. Vì vậy, việc học tập những kinh nghiệm phát triển kinh tế nói chung và kinh nghiệm xây dựng pháp luật nói riêng, đặc biệt là xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất là một việc làm cần thiết để

Việt Nam hoàn thiện mảng pháp luật về lĩnh vực này. Thứ nhất, về thẩm quyền thu hồi đất

Pháp luật đất đai Trung Quốc quy định thẩm quyền thu hồi đất thuộc về Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hạn mức mà Quốc vụ viện (Chính phủ) có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp là từ 35ha trở lên và 70ha trở lên đối với các loại đất khác. Chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thu hồi đối với những trường hợp dưới hạn mức này. Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ đất thuộc sở hữu tập thể thành đất thuộc sở hữu Nhà nước.[44]

Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường

Trách nhiệm bồi thường thuộc về những người sử dụng đất. Tiền bồi thường này bao gồm nhiều khoản khác nhau như: Lệ phí sử dụng đất phải nộp

35

cho Nhà nước; Các khoản đền bù cho người có đất bị thu hồi (tiền bồi thường đất đai; tiền trợ cấp về tái định cư; tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất). Theo đó, giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây nhân với một hệ số do Nhà nước quy định sẽ ra số tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư.

Thứ ba, về nguyên tắc bồi thường.

- Người bị thu hồi đất sẽ được nhận bồi thường nếu các loại đất bị thu hồi nhằm mục đích công cộng và thực hiện cho quy hoạch chỉnh trang đô thị; - Cơ quan định giá đưa ra căn cứ để tính giá bồi thường và phải thông qua Chính phủ kiểm tra;

- Chính sách bồi thường bằng đất được áp dụng trong trường hợp thu hồi đất sở hữu tập thể (Đất nông nghiệp);

- Công khai chính sách đền bù, tiếp thu ý kiến nhân dân để xây dựng và ban bố phương án đền bù;

- Phương án tái định cư được thực hiện khi Nhà nước lấy đất ở của người dân và đảm bảo xây dựng cuộc sống mới cho dân cư bị lấy mất đất, trên cơ sở ngang bằng hoặc theo chiều hướng tích cực hơn; [44]

Thứ tư, về thời điểm bồi thường

Thời điểm xác định bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi đất được tính theo ngày cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ năm, những quy định khung (cơ bản) để xác định giá bồi thường khi thu hồi đất

- Đối với đất trưng dụng (đất chuyển mục đích sử dụng đồng thời chuyển quyền sở hữu) thì bồi thường theo mục đích SDĐ trước khi bị trưng dụng;

- Cấp chính quyền thuộc tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc căn cứ vào tiêu chuẩn bồi thường đất đai và tiền hỗ trợ tái định cư đối với đất canh tác để đưa ra tiêu chuẩn bồi thường đất đai và tiền hỗ trợ tái định cư khi trưng dụng các loại đất khác;

36

- Căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong những tình huống đặc biệt, Quốc vụ viện sẽ xem xét để có thể nâng cao tiêu chuẩn đền bù và hỗ trợ tái định cư đối với đất canh tác bị trưng dụng.

1.5.4.2. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở Thái Lan.

Hiến pháp Thái Lan năm 1982 đã có những quy định về việc trưng dụng đất. Theo đó, trưng dụng đất sẽ được áp dụng trong trường hợp các dự án phát triển nhằm mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác. Các điều kiện và nguyên tắc bồi thường như sau: giá đất được tính theo thị trường; áp dụng cho những người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; việc bồi thường phải khách quan. Dựa trên các quy định này, các ngành liên quan sẽ có quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình.[44]

Bên cạnh đó, Thái Lan cũng ban hành Luật về trưng dụng bất động sản áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng các công trình phục vụ công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích công cộng. Ngoài ra, luật này cũng quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường cho các loại tài sản bị thiệt hại. Theo đó, các quy định cụ thể liên quan đến việc bồi thường sẽ được các ngành liên quan xác định và thực thi theo đúng trình tự.

1.5.4.3. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở Hàn Quốc.

Vào những năm 70 của thể kỉ trước, thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đất định cư trầm trọng trong thành phố do hậu quả của việc di dân ồ ạt từ các vùng nông thôn vào đô thị. Chính quyền Seoul đã phải giải quyết vấn đề này bằng cách thu hồi đất của nông dân ở các vùng phụ cận để xây dựng các khu định cư nhằm mau chóng giải quyết tình trạng thiếu nhà ở cho

37

người dân. Việc đền bù được thực hiện thông qua các công cụ chính sách như: hỗ trợ tài chính cho người dân có nhu cầu vay vốn để ổn định nơi ở, cho quyền mua căn hộ do thành phố quản lý và các chính sách TĐC khác.[44]

1.5.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Thông qua việc tìm hiểu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của một số nước trong khu vực, đặt vào trong tình hình thực tế của Việt Nam, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho nước ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất như sau:

Thứ nhất, về thời điểm bồi thường, hỗ trợ. Theo quy định của pháp luật

Việt Nam hiện hành thì việc xác định thời điểm bồi thường là thời điểm có quyết định thu hồi đất. Quy định này khi đi vào thực tiễn lại không đạt hiệu quả do tính hợp lý chưa cao và chưa phù hợp với thực tế. Tham khảo quy định của một số hướng, vận hành vào tình hình ở Việt Nam, chúng ta có thể sửa đổi theo hướng như sau:

- Về việc tính giá bồi thường nên chăng thay đổi theo hướng xác định việc tính giá bồi thường theo thời điểm trả tiền bồi thường tái định cư trên thực tế; - Bên cạnh tiền bồi thường, cần có biện pháp hỗ trợ (bằng tiền) để khuyến khích đối với những người bị thu hồi đất chấp hành nghiêm chỉnh, thực hiện nhanh chóng việc bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Khoản hỗ trợ này được trích từ khoản chênh lệch giữa giá đất bồi thường với giá đất sau khi thực hiện việc thu hồi;

Thứ hai, về mức bồi thường, hỗ trợ: Một trong những nguyên tắc được

một số nước trong khu vực áp dụng và thực hiện có hiệu quả chính là việc quy định về mức bồi thường theo nguyên tắc đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn sau khi bị Nhà nước thu hồi đất. Để việc thực hiện nguyên tắc này đạt hiệu quả, chúng ta cần có sự chuẩn bị kĩ càng về phương án bồi thường, mức bồi thường, hỗ trợ, đảm bảo các lợi ích của NN, tập thể và cá nhân đều được thực hiện bình đẳng. Bên cạnh đó, các biện pháp này cũng nhằm đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại, dần ổn định hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất.[44]

38

Kết luận chương 1

Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những vấn đề có thể nói là quan trọng nhất trong lĩnh vực pháp luật về đất đai. Nắm được bản chất cũng như những đặc điểm để phân biệt bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất với những khái niệm khác về bồi thường là yếu tố đầu tiên khi vạch ra những chính sách liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, việc xác định những vấn đề liên quan khi xây dựng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ là yếu tố quan trọng để tạo lập khung pháp lý về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được đầy đủ và toàn vẹn nhất. Bên cạnh việc nắm được bản chất của việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, còn cần phải nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này nhằm xây dựng những chính sách về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra, việc tham khảo những quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở một số quốc gia có trên thế giới nhằm tiếp thu những kinh nghiệm để có thể vận dụng linh hoạt vào việc xây dựng và áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nươc thu hồi đất ở nước ta hiện nay.

Nhìn chung, trong chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, qua đó xây dựng được những kiến thức nền phục vụ cho việc hiểu, nắm được các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này và có thể đề xuất một vài ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa mảng đề tài này trong cả lý luận và thực tiễn thi hành.

39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT QUA THỰC THI

TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)