Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất chỉ thật sự đạt được hiệu quả khi giữa người dân, chủ đầu tư và Nhà nước tìm được tiếng nói đồng thuận, thấu hiểu và tạo điều kiện giúp đỡ nhau. Để tạo ra tiếng nói chung, Nhà nước cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết cũng như nhận thức của nhân dân trong các vấn đề xoay quanh việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.Việc tuyên truyền không chỉ giúp người dân nâng cao hiểu biết pháp luật mà tạo điều kiện để họ nhận thức được mục đích, ý nghĩa và hiệu quả to lớn về nhiều mặt từ việc thu hồi đất. Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác thu hồi đất, Nhà nước ta cũng cần tuyên truyền để người dân có thể sử dụng tiền đền bù đất có hiệu quả, đem lại cuộc sống thực sự ấm no, hạnh phúc sau khi không còn đất để sản xuất, tham gia vào hình thức lao động khác sản xuất nông nghiệp. Để đạt được những mục đích này rất cần sự vào cuộc quyết liệt, nghiêm túc của các địa phương, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền và đoàn thể cấp cơ sở nhằm thông tin, phổ biến các chính sách ưu đãi của NN, thành phố đối với công tác hỗ trợ người dân học nghề, để người dân nằm trong diện bị thu hồi đất canh tác hiểu rõ được ý nghĩa của công tác đào tạo nghề nhằm chuyển đổi nghề nghiệp, giúp người dân yên tâm với cuộc sống mới. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh quá trình thực hiện thu hồi đất, đồng thời tạo được tiếng nói chung giữa NN, người SDĐ và các bên hưởng lợi từ việc thu hồi đất.
112
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sử dụng đất đai vào các mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia,lợi ích công cộng để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế là một yếu tố khách quan trong quá trình phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đất đai và công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đang là vấn đề hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Có thể nhận thấy trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Các quy định được ban hành đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc áp dụng các quy định này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mà nguyên nhân khác quan và chủ quan đều có. Do vậy, trong thời gian tới, để việc thực thi Luật đất đai năm 2013 nói chung và mảng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói chung đạt được hiệu quả trong thực tế cần có những giải pháp về pháp luật, giải pháp về đường lối chính sách, quan điểm và các giải pháp bổ trợ nhằm hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tiễn và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chương 3 trình bày một cách khái quát sự cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đồng thời nêu ra những giải pháp trên nhiều khía cạnh nhằm đóng góp để xây dựng mảng pháp luật này đạt hiệu quả cao trong thực thi.
113
KẾT LUẬN
Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề thời sự nóng bỏng đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và ảnh hưởng để trật tự, ổn định xã hội. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác này, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, do vấn đề này động chạm trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của người bị thu hồi đất và của nhà đầu tư, cộng với sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; nên bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vẫn là một vấn đề phức tạp, phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện đông người và là nhân tố gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư ở nước ta. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về mảng pháp luật này là rất cần thiết cả về lý luận, thực tiễn và có giá trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bằng việc làm rõ cơ sở lý luận, khái niệm và chỉ ra những đặc điểm của bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất so với trưng thu, trưng dụng đất; nghiên cứu những kinh nghiệm của một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc làm tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của nước ta.
Một trong những nội dung quan trọng của luận văn là phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành về bồi thường, hỗ trợ về đất đai và tài sản, so sánh với các quy định trước đây và qua thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, tồn tại, vướng mắc trong thực thi mảng pháp luật này trên địa bàn TP Hà Nội; luận văn đã kiến giải sự
114
cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; những định hướng cơ bản cho việc hoàn thiện mảng pháp luật này. Hơn nữa, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản về hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Những nhóm giải pháp bao gồm:
Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chế định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất gồm 6 giải pháp nhỏ như sau:
Thứ nhất, quan tâm, chú trọng việc xây dựng chính sách pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Thứ hai, cải cách các vấn đề liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Thứ ba, hoàn chỉnh và thực hiện có hiệu quả công tác lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
Thứ tư, quy định việc tính giá bồi thường theo thời điểm trả tiền bồi
thường trên thực tế.
Thứ năm, xây dựng khung giá đất cho phù hợp với thực tế, sát giá thị trường. Thứ sáu, quy định ưu tiên cho việc tạo cơ sở kinh tế mới, tạo việc làm cho
hộ gia đình, cá nhân bị mất đất sản xuất, phải di chuyển khỏi nơi sản xuất.
Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:
Thứ nhất, giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất,
chủ đầu tư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thứ hai, đẩy mạnh việc công khai hóa, minh bạch hóa quá trình thực thi
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Thứ ba, đảm bảo tuân thủ đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường,
115
Thứ tư, giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh từ bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất.
Nhóm các giải pháp bổ trợ khác nhằm nâng cao chất lượng thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:
Thứ nhất, đào tạo, nâng cao trình độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bồi
116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật đất đai ngày 06/09/2012;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội;
3. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiết hại khi Nhà nước nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; 4. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
5. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
6. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/ NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
7. Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/ NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về giá đất;
8. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất;
9. Chính phủ (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
10.Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (19/4 – 22/4/2001), NXB Sự thật, Hà Nội;
12.Hoàng Thị Nga (2010), Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ,
117
13.K53B - Khoa Kinh tế phát triển – Đại Học Kinh tế Quốc dân (2013), Tỉ lệ thất nghiệp ở các đô thị lớn hiện nay, Nghiên cứu khoa học, Hà Nội, 2013.
14.Lê Thị Yến (2011), Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;
15.Luận văn Tiến sĩ, Phạm Thu Thủy (2013), “Pháp luật về Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam”, Hà Nội, 2013;
16.Ngân hàng thế giới (2011), Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyên ở Việt Nam, Hà Nội.
17.Nguyễn Duy Thạch (2007), Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội;
18.Nguyễn Như Ý (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb. Giáo dục
Hà Nội, 2001.
19.Nguyễn Thị Tâm (2013), Pháp luật về thu hồi đất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước – nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi, Luận
văn thạc sĩ, Hà Nội.
20.Phạm Thành Luân (2010), Đánh giá tình hình thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số địa phương, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
21.Quốc Hội (1987), Luật đất đai năm 1987, ngày 29 tháng 12 năm 1987, Hà Nội;
22.Quốc Hội (1993), Luật Đất đai năm 1993, ngày 14 tháng 07 năm 1993, Hà
Nội;
23.Quốc Hội (1998), Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1998, ngày 02/12/1998, Hà Nội;
24.Quốc Hội (2001), Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sửa đổi bổ sung năm 2001, Hà Nội.
25.Quốc Hội (2003), Luật Đất đai năm 2003, ngày 26/11/2003, Hà Nội
26.Quốc Hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị, ngày 21/06/2009, Hà Nội 27.Quốc Hội (2012), Luật Thủ đô, ngày 21/11/2012, Hà Nội.
118
28.Quốc Hội (2008), Luật Trưng thu, trưng dụng tài sản năm 2008, ngày
03/06/2008, Hà Nội;
29.Quốc Hội (2013), Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 28/11/2013, Hà Nội.
30.Quốc Hội (2013), Luật Đất đai năm 2013, ngày 29 tháng 11 năm2013, Hà
Nội.
31.Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật đất đai, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
32.Ts. Doãn Hồng Nhung (Chủ biên), Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB Tư Pháp, 2013.
33.Ts. Nguyễn Thị Nga (2011), “Những tồn tại và vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng các phương thức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất”,
Tạp chí Luật học, (số 5), tr.14-20.
34.Ts. Phan Trung Hiền (2011), “Pháp luật về thu hồi đất khi thực hiện quy
hoạch và chế định trưng dụng đất trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (số 3), tr.18-26.
35.Ts. Trần Quang Huy (2010), “Chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất”,
Tạp chí Luật học, (số 11), tr.27-36.
36.UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội do Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; 37.Anh Thế (thực hiện) (2014), Luật sư phân tích 4 điểm bất thường trong
việc thu hồi đất tại quận Long Biên, http://dantri.com.vn/tu-van-phap-
luat/luat-su-phan-tich-4-diem-bat-thuong-trong-viec-thu-hoi-dat-tai-quan- long-bien-903046.htm (1h18p ngày 21/09/2014)
38.Báo pháp luật Việt Nam (2011), Chủ tịch xã Tân Triều nói về vụ “xây biệt thự trên đất công”,
39.Bình An (2010), Chuyện di dân phố cổ Hà Nội,
http://mag.ashui.com/tuongtac/goc-nhin/2203-chuyen-di-dan-cua-pho-co-ha- noi.html
119
40.Đinh Thị Thuận (2014), Giãn dân phố cổ Hà Nội – Bài 1: Đề án lớn, nhiều khó khăn, http://baotintuc.vn/xa-hoi/gian-dan-pho-co-ha-noi-bai-1-
de-an-lon-nhieu-kho-khan-20140524085831960.htm
41.Hương Giang (2014), Hà Nội dồn sức ép giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, http://baophapluat.vn/trong-nuoc/ha-noi-don-suc-giai-phong- mat-bang-cac-du-an-trong-diem-175387.html
42.Hương Nguyên (2014), Tham nhũng trong lĩnh vực đất đai: Bài toán chưa có lời giải , http://www.nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/13457002-
.html
43.Linh Vân (2013), Hà Nội dự kiến thu hồi 34000m2 đất,
http://dddn.com.vn/bat-dong-san/ha-noi-du-kien-thu-hoi-34000m2-dat- 20131230094653491.htm
44.Luật Minh Khuê (2014), Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam, http://luatminhkhue.vn/cap-so-do/chinh-
sach-den-bu-khi-thu-hoi-dat-cua-mot-so-nuoc-trong-khu-vuc-va-viet- nam.aspx (1h16p Ngày 21/09/2014)
45.Minh Hạnh (2014), Dự án thoát nước ì ạch về đích,
http://www.nhandan.com.vn/hanoi/tin-moi-nhan/item/23740402-du-an- thoat-nuoc-i-ach-ve-dich.html
46.Minh Nghĩa (2013), Hà Nội thu hồi gần 948ha đất sử dụng không hiệu quả, http://www.vietnamplus.vn/ha-noi-thu-hoi-gan-948ha-dat-su-dung-
khong-hieu-qua/236224.vnp
47.Minh Tuấn (2013), Bất động sản trầm lắng, giải phóng mặt bằng sôi động,
http://www.tinmoi.vn/bat-dong-san-tram-lang-giai-phong-mat-bang-soi- dong-03805372.html.
48.Như Thái (2011), Những việc làm khó hiểu của UBND xã Tân Triều,
http://congluan.vn/tin-chi-tiet/0/31306/Nhung-viec-lam-kho-hieu-cua- UBND-xa-Tan-Trieu.html
49.Quang Hiệu (2014), Khu xử lý chất thải chậm tiến độ: Công ty môi trường đô thị Hà Nội thừa nhận do sức ép tiến độ, http://laodong.com.vn/xa-
120
hoi/khu-xu-ly-chat-thai-cham-tien-do-cty-moi-truong-do-thi-hn-thua-nhan- do-suc-ep-tien-do-231083.bld.
50.Quý Thủy (2014), Hà Nội: Hơn 100 hộ dân mất nhà vì đường…cánh cung,
http://batdongsan.com.vn/chinh-sach-quan-ly/ha-noi-hon-100-ho-dan-mat- nha-vi-duong-canh-cung-ar58759