thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội Hà Nội
Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Thăng Long - Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển Thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước.
Vị trí, vai trò của thủ đô Hà Nội đã được Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010 khẳng định: “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”. Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội có hiệu lực từ 01/08/2008, Hà Nội mở rộng bao gồm cả tỉnh Hà Tây, Huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Bên cạnh đó, ngày 27/12/2013, Thủ tướng chính thức ký quyết định điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm thành 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm với 23 phường. Hiện nay Hà Nội có quy mô 3.344,7km2 (rộng gấp 3,5 lần trước khi chưa mở rộng), với dân số khoảng 6.451.909 người (gấp 2 lần khi chưa mở rộng) thành phố có 29 đơn vị sự nghiệp hành chính cấp huyện, 383 xã, 177 phường và 21 thị trấn (so với 19 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 9 quận, 5 huyện, 128 phường, 99 xã, 5 thị trấn khi chưa mở rộng và tách quận). Ngoài ra, để đạt mục tiêu xây dựng thủ đô văn minh – hiện đại, hiện nay Hà Nội đang tiến hàng giãn dân trong khu vực phố cổ, lộ trình giai đoạn 1 (2013- 2016) được thực hiện bắt đầu từ quý IV/2014. Theo đó, công trình sẽ bao gồm 16 tòa nhà cao 9 tầng, 1 tòa nhà hỗn hợp (gồm trung tâm thương mại dịch vụ, chung cư, công trình công cộng) cao 15 tầng, các công trình phúc lợi công cộng như: nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế, không gian sinh hoạt cộng đồng.[56]
70
Với những thay đổi trên, Hà Nội mở rộng hiện nay đã tạo cho thủ đô có nhiều tiềm năng thuận lợi vươn lên tầm cao và vị thế mới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, dần nâng cao mức sống của người dân. Đặt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội cần có những bước tiến xa và vững chắc trong việc xây dựng và mở rộng các dự án kinh tế, tạo ra các cơ hội đầu tư khác nhau. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của TP Hà Nội ngày càng tăng nhanh, song song với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số tập trung vào khu vực đô thị trung tâm đã tạo ra nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn cho việc kiểm soát phát triển dân cư, các điều kiện hạ tầng xã hội và kỹ thuật, kiểm soát đất đai và môi trường đô thị. Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Hà Nội, đòi hỏi các cấp chính quyền cũng như người dân cùng “hợp tác” để có thể hoàn thành những chỉ tiêu xây dựng một thủ đô phát triển theo hướng bền vững.