Kiến nghị với cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 90 - 91)

7. Bố cục của luận văn

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý

Ẩm thực Việt Nam là một tài nguyên du lịch tài nguyên đó sẽ là cầu nối giữa khách du lịch và điểm đến và chính từ đó tài nguyên du lịch sẽ trở thành sản phẩm du lịch. Các cơ quan quản lý cần nhận thức sẽ được vai trò của việc khai thác giá trị ẩm thực trong kinh doanh khách sạn chỉ để từ đó phối hợp với các doanh nghiệp khách sạn xây dựng hoạt động xúc tiến quảng bá về ẩm thực Việt đối với thực khách trên thị trường Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung.

Việc xúc tiến quảng cáo và xúc tiến du lịch ở cấp vĩ mô sẽ tác động cả cho dịch vụ ăn uống và du lịch. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng quảng cáo và đa dạng hóa quảng cáo có vai trò hết sức quan trọng. Các cơ quan quản lý cần thực hiện các hội chợ liên hoan ẩm thực, tuần lễ ẩm thực Hà Nội, ẩm thực Việt Nam và các vùng miền... tạo điều kiện khách du lịch được thưởng thức nhiều món, thu hút khách cho các khách sạn. Tuy nhiên các cơ quan quản lý trước khi tổ chức sư kiện cần có các buổi tập huấn về nâng cao ý thức cho các

doanh nghiệp khách sạn về vệ sinh về an toàn cháy nổ, về xây dựng hình ảnh... Cùng với đó là ý thức bảo tồn và phát huy cá giá trị ẩm thực vùng miền. Cụ thể 12 món được công nhận trong danh sách top các món ăn đặc bản Việt Nam do tổ chức kỷ lục Việt Nam chính thức công bố quyết định trong hành trình tìm kiếm đặc sản Việt Nam lần thứ nhất 2012 như các món: phở Hà Nội, bún chả Hà Nội, bún thang Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình...

Tổng cục du lịch với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước và du lịch cần phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc hoạch định chính sách phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Các cơ quan quản lý ngành, quản lý giáo dục cần chung tay có các định hướng trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Đảm bảo cân đối trong xây dựng môn học theo vùng miền để khắc phục sự mất cân đối trong chất lượng đào tạo nhân sự du lịch.

Tăng cường công tác quản lý về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực chế biến món ăn, nhà hàng, khách sạn dưới nhiều hình thức như xây dựng, tổ chức thực hiện các quy định, chính sách, điều chỉnh hoạt động đào tạo, nghiên cứu đề án thành lập các cơ sở đào tạo, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

giám sát.

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 90 - 91)