Kiến nghị với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 91 - 92)

7. Bố cục của luận văn

3.3.2. Kiến nghị với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp khách sạn cần xây dựng mục tiêu của hoạt động kinh doanh tại nhà hàng rõ ràng, chi tiết. Cần quan tâm đến việc xây dựng hệ thống sản phẩm mang đậm giá trị Việt nhằm quảng bá du lịch Việt Nam qua các khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội. Đồng thời hưởng tới sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp. Cùng khai thác sản phẩm du lịch ẩm thực Việt nhưng mỗi nhà hàng trong các khách sạn cần phải có chiến lược riêng, tạo năng lực cạnh tranh tốt, xây dựng được thương hiệu, định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Các doanh nghiệp cần phối hợp với cá cơ quan quản lý chức năng để tham gia các chương trình xúc tiến về ẩm thực và du lịch, tạo cơ hội tiếp xúc mở rộng, giao lưu học hỏi cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp khách hạn luôn chú ý đến đào tạo và duy trì vệ sinh, an toàn thực phẩm, đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Thường xuyên liên kết với các cơ sở đào tạo để có định hướng quy hoạch học sinh, sinh viên giỏi ngay từ trong trường. Đưa ra các yêu cầu cụ thể về chất lượng đầu vào nhân sự để các trường có cơ sở xây dựng chương trình nội dung đào tạo cho phù hợp.

Đẩy mạnh đào tạo nhân viên mới, thường xuyên gửi cán bộ quản lý, nhân viên đi học tập tại các cơ sở khác trong tập đoàn. Thường xuyên áp dụng chính sách khuyến khích, động viên lao động giỏi cả về vật chất và tinh thần để thu hút được nhân sự có chất lượng cao. Cần có các chương trình tăng doanh thu, bán hàng giỏi về chuyên đề ẩm thực Việt Nam trong các nhà hàng thuộc tập đoàn theo từng tuần, tháng, đây chính là cơ hội để nhân viên trò chuyện với khách nhiều hơn về ẩm thực Việt Nam, thu hút khách thưởng thức và chia sẽ nhiều thông tin cho bạn bè.

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 91 - 92)