Kiến nghị với các cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 92 - 123)

7. Bố cục của luận văn

3.3.3. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo

- Nâng cao thời lượng môn học và chất lượng môn học về văn hóa ẩm thực nói chung và ẩm thực Việt Nam nói riêng.

- Lựa chọn sàng lọc đội ngũ nhân viên, chuyên gia có phương pháp giảng dạy sư phạm, kinh nghiệm thực tế nghề nhiều hơn.

- Đầu tư kinh phí, công nghệ, môi trường thuận lợi cho việc đào tạo. Cần có chính sách, chế độ học tập và nghiên cứu thỏa đáng cho người học và người dạy.

- Kiểm soát tài liệu xuất bản về nội dung và hình thức, dung lượng thông tin giúp người học, người dạy, người quản lý lao động trực tiếp có nguồn tài liệu đa dạng, phong phú, chính xác khoa học.

- Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, nắm hết được các yêu cầu, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, tập đoàn để đào tạo theo chuẩn doanh nghiệp, tránh phải đào tạo lại tại doanh nghiệp.

Tiểu kết chƣơng 3

Cùng với những thành tích đáng kể của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng, đặc biệt Hà Nội được bình chọn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á (2013) là một trong các thành phố có mức chi tiêu cho du lịch thấp khoảng 40$ cho 1 ngày (tạp chí Trip Advisor - 2015). Đây cũng là cơ hội để các tập đoàn khách sạn lớn đổ bộ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Việc gia tăng các tập đoàn khách sạn có thương hiệu tại Hà Nội cũng khiến cho các khách sạn đang hoạt động gặp phải những khó khăn nhất định. Đứng trước hoàn cảnh đó hầu hết các khách sạn thương hiệu đều phát triển theo xu hương khai thác sản phẩm du lịch ẩm thực để tăng doanh thu và xây dựng vị thế cho khách sạn.

Trên cơ sở làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong việc khai thác sản phẩm du lịch ẩm thực Việt của 3 khách sạn thuộc tập đoàn Accop, luận văn đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực Việt Nam trong khách sạn thuê thương hiệu của tập đoàn Accor. Hệ thống này gần 8 nhóm giải pháp cơ bản trong quá trình thực hiện như giải pháp về nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật, vệ sinh sản phẩm, dịch vụ...

Để tăng cường thêm hiệu lực cho các giải pháp cơ bản, luận văn đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ sở đào tạo về ngành du lịch và đối với chính các khách sạn khảo sát.

KẾT LUẬN

Văn hóa ẩm thực là một biểu hiện quan trong trong đời sống con người, là một nét văn hóa đặc sắc. Ăn uống, phản ánh trình độ văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng dân cư. Văn hóa ẩm thực là kết tinh những tri thức của con người về các lĩnh vực, hiểu biết về thiên nhiên, kỹ thuật, thẩm mỹ, tâm lý, tín ngưỡng, phong tục tập quán, ứng xử. Phần lớn các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng văn hóa gồm 2 mảng chính là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Từ cách hiểu về văn hóa như vậy, khi xem xét tiếp cận văn hóa ẩm thực ta phải nghiên cứu trên hai góc độ là văn hóa vật chất (là các món ẩm thực) và văn hóa tinh thần (là ứng xử, giao tiếp trong ăn uống, nghệ thuật chế biến cùng ý nghĩa biểu trưng, tâm linh...

Việt Nam có nhiều nết đặc sắc về văn hóa ẩm thực so với các quốc gia khác. Chính vì vậy, khi khai thác du lịch phục vụ khách du lịch lưu trú tại các khách sạn, thì nhiều tập đoàn khách sạn đầu tư trực tiếp hoặc chuyển nhượng thương hiệu xem ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách. Các nhà hàng có đủ thực đơn Âu, Á, những món ăn Việt Nam không thể thiếu và phải hấp dẫn. Bên cạnh các món ăn được vinh danh trong các sách kỷ lục, các tạp chí du lịch thì các tập đoàn khách sạn vẫn tiếp tục làm giàu thêm thực đơn món Việt.

Vì vậy, việc phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực Việt Nam trong các khách sạn thuê thương hiệu của tập đoàn Accor là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý nhằm tạo sự khác biệt trong hệ thống sản phẩm, đem lại lợi thế trong hoạt động kinh doanh trong bối cảnh nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, xu hướng phát triển cạnh tranh của các tập đoàn khách sạn khác.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch ẩm thực Việt Nam trong các khách sạn thuê thương hiệu của tập đoàn Accor, luận văn đã

đạt được mục đích nghiên cứu là đề xuất một hệ thống các giải pháp và các kiến nghị cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực Việt trong các khách sạn của tập đoàn.

Các kết quả nghiên cứu cơ bản mà luận văn đã đạt được bao gồm: - Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực Việt Nam trong các khách sạn nhượng quyền thương hiệu, trong thực tế chưa có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này cả lý luận và thực tiễn. Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế, luận văn đã phân tích rõ đặc điểm và mục tiêu phát triển sản phẩm ẩm thực Việt qua mỗi khách sạn của Tập đoàn.

- Trên cơ sở các số liệu và tài liệu thu thập được trong khoảng thời gian ba năm (2013-2015) luận văn đã phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và phát triển các sản phẩm du lịch ẩm thực trong kinh doanh khách sạn của ba khách sạn thuộc tập đoàn Accor: Sofitel Legend Metropole, Sofitel plaza, Hotel de' Opera ở Hà Nội.

- Vận dụng các lý luận về kinh doanh khách sạn, về khai thác dịch vụ ẩm thực nói chung và ẩm thực Việt nói riêng về thương hiệu và chuyển nhượng thương hiệu, luận văn cũng tìm hiểu kỹ ba khách sạn thuê thương hiệu của tập đoàn Accor để từ đó có sự tham chiếu đối với các thương hiệu khách sạn khác trên địa bàn. Luận văn đã rút ra được những kết luận có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn để làm cơ sở đề xuất là một số biện pháp hiệu quả trong việc phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực Việt Nam trong các khách sạn thuê thương hiệu của tập đoàn Accor.

- Luận văn đã đề xuất 8 nhóm giải pháp nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực Việt trong khách sạn, đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, quảng bá ẩm thực Việt Nam cho khách trong và ngoài nước.

Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với các ban ngành hữu quan nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khách sạn nâng cao hiệu quả sử dụng

nguồn nhân lực. Như kiến nghị với các cơ quan quản lý về du lịch, bộ giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp khách sạn.

Trong mỗi nhóm kiến nghị trên, bao gồm nhiều nội dung cụ thể gắn liền với những vấn đề hết sức cần thiết đang đặt ra đối với việc phát triển các sản phẩm du lịch ẩm thực nói chung và ẩm thực Việt nói riêng trong kinh doanh khách sạn.

Như vậy, luận văn đã đạt được mục đích nghiên cứu cũng như nhiệm vụ nghiên cứu đề ra và góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề qua việc đề xuất ta các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực Việt trong các khách sạn thuê thương hiệu của tập đoàn Accor tại Hà Nội.

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2016

Tác giả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Ngọc Anh (1995), Nghiệp vụ trong nghành khách sạn du lịch và nhà hàng, Nxb Văn hoá thông tin

2. Nguyễn Thị Bảy (2007), Văn hóa ẩm thực dân gian Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa

3. Trịnh Xuân Dũng (2003), Tổ chức kinh doanh nhà hàng, Nxb Lao động - Xã hội

4. Trịnh Xuân Dũng (2001), Nghiên cứu các món ăn phù hợp với khách du lịch ở một số nước là thị trường trọng điểm gửi khách tới Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ - Tổng cục Du lịch Việt Nam

5. Trịnh Xuân Dũng (2005), Bar và đồ uống, Nxb Lao động - Xã hội 6. Trần Minh Đạo (2002), Marketing căn bản, Nxb Giáo dục

7. Nguyễn Trọng Đặng (2003), Quản trị Kinh doanh nhà hàng - Du lịch,

Nxb Thống kê

8. Phạm Xuân Hậu (2002), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn ở nước ta hiện nay, Luận văn Tiến sĩ kinh tế

9. Phạm Xuân Hậu (2011), Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Mai Khôi (1993), Giao trình công nghệ đón tiếp trong khách sạn, Nxb giáo dục

11. Mai Khôi ( 1995), Công nghệ phục vụ bàn ăn trong khách sạn và nhà hàng, Nxb giáo dục

12. Nguyễn Nhã (2009), Bản sắc dân tộc Việt Nam, Nxb Thống kê

13. Lương Anh Ngọc (2007), Thương hiệu với doanh nghiệp. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động, Hà Nội

14. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2004), Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, Nxb Lao động - Xã hội

15. Vũ Đức Minh (2004), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Luận văn Tiến sĩ kinh tế

16. Lục Bội Minh (1998), Quản lý khách sạn hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (bản dịch)

17. Trần văn Mậu (2006), Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

18. Nguyễn xuân Ra ( 2006), Quản lý và nghiệp vụ nhà hàng- bar, Nxb Phụ nữ Hà Nội

19. Nhiều tác giả ( 2000), Quản trị doanh nghiệp khách sạn Du Lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

20. Nguyễn Khánh Trung (2008), Franchise chọn hay không?, Nxb Đại học Quốc gia

21. Nguyễn Quốc Thịnh (2005), Thương hiệu với nhà quản lý, Nxb Văn hóa thông tin

22. Tổng cục du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

23. Philip Kotler (2002), Marketing căn bản, Nxb Thống kê (bản dịch) 24. Philip Kotler (2002), Nguyên lý tiếp thị, Nxb Thống kê (bản dịch)

25. Linsley T. Deveau, Ed. D, C.H.A.E, C/ H.R.E (Lynn University), Marcel Escoffier (Florida International University): “Front Office Management and Opperations’’ – Prentice Hall – 0996.

26. John R Walke – Walker: “Introduction to Hospitaliy” – Prentice Hall – 1996.

27. Van hoo, McDonald, Yu and Vallen: “A Host of Opportunities- An Introduction to Hospitality Managerment” – IRWIN – 1996.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO KHÁCH DU LICH QUỐC TẾ

(Bản tiếng Việt) Xin kính chào quý Ông/ Bà.

Nhằm mục đích nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực Việt Nam trong các khách sạn của tập đoàn Accor tại Hà Nội, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần thu hút khách du lịch đến khách sạn. Chúng tôi kính mong quý Ông/ Bà bớt chút thời gian điền vào bảng câu hỏi dưới đây.

Xin quý vị vui lòng cho biết ý kiến của mình thông qua việc đánh dấu ( v) vào phần ô trống tương ứng với ý kiến của Ông/ Bà.

Chúng tôi cam kết rằng thông tin mà quý Ông/ Bà cung cấp sẽ được sử dụng trong phạm vi đề tài khoa học, không nhằm mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của quý Ông/ Bà.

Xin trân trọng cám ơn.

1. Nếu có thể, xin quý Ông/ Bà cho chúng tôi biết các thông tin sau: a. Quốc tịch :

b. Gioi tính:

2. Xin vui lòng cho biết quý Ông/ Bà đã đi du lịch đến Hà Nội:

3. Khi đi du lịch, quý Ông/ Bà thường sử dụng các dịch vụ lưu trú Nào dưới đây:

a. Khách sạn từ 3 – 5 sao b. Khách sạn 1 – 2 sao

c. Nhà nghỉ

d. Loại hình lưu trú khác

4. Quý Ông/ Bà biết đến các khách sạn của tập đoàn Accord bằng cách nào?

a. Báo, tạp chí b. Công ty lữ hành c. Qua bạn bè

d. Qua tivi, đài phát thanh e. Sách hướng dẫn du lịch f. Mạng internet.

5. Khi đi du lịch tại Việt Nam, khẩu vị các món ăn và đồ uống của quý Ông/ Bà là gì:

a. Khẩu vị các món ăn Việt Nam b. Khẩu vị các món ăn châu Âu c. Khẩu vị các món ăn châu Á d. Khẩu vị các món ăn khác.

6. Nhìn chung, quý Ông/ Bà có đánh giá về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong phục vụ ăn uống tại các khách sạn của tập đoàn Accor không? a. Rất cao

b. Cao

c. Bình thường d. Thấp

e. Rất thấp.

7. Quý Ông/ Bà đánh giá cơ sở vật chất dịch vụ ăn uống trong các khách sạn của tập đoàn Accor như thế nào?

Các tiêu chí Rất thấp Thấp Trung bình Tốt Rất tốt

a. Khu vực chế biến món ăn 1 2 3 4 5

c. Khu vực nhà hàng 1 2 3 4 5

d. Dụng cụ phục vụ ăn uống 1 2 3 4 5

8. Theo Ông/ Bà nhân viên phục vụ của nhà hàng như thế nào? Các tiêu chí Rất thấp Thấp Trung bình Tốt Rất tốt

a.Ngoại ngữ giao tiếp khách 1 2 3 4 5

b. Trang phục 1 2 3 4 5

c.Đã được đào tạo 1 2 3 4 5

d.Dụng cụ phục vụ ăn uống 1 2 3 4 5

9. Theo Ông/ Bà những món ăn Việt Nam nào mà quý khách đã thưởng thức và yêu thích khi ăn ở nhà hàng trong khách sạn của tập đoàn Accor. ( Có thể chọn nhiều loại)

a. Bánh cuốn

b. Canh chua cá Nam Bộ c. Chả cá Hà Nội

d. Hải sản hấp kiểu Việt Nam e. Thịt bò nướng ống tre f. Nem rán g. Nem cuốn h. Nộm hoa chuối i. Nộm ngó sen j. Pho k. Thịt gà nướng lá chanh l. Súp Ngô m. Món ăn khác.

10. Theo quý Ông/ Bà, những đồ uống nào mà quý khách đã thưởng thức và yêu thích khi ăn uống trong các nhà hàng của khách sạn thuộc tập đoàn Accor? ( Có thể chọn nhiều loại).

a. Bia Ha noi b. Bia Sai gon 333 c. Caphe hoà tan d. Chè Thái Nguyên e. Nước khoáng f. Sinh tố hoa quả g. Rượu vang Đa Lat h. Rượu Vodka Ha Noi i. Các loại đồ uống khác.

11. Ông/ Bà đánh giá thế nào về cách thức phục vụ các món ăn Việt Nam trong khách sạn của tập đoàn Accor?

5. Rất phù hợp 4. Phù hợp 3. Bình thường

2. Không phù hợp lắm

1.Hoàn toàn không phù hợp.

12. Quý Ông/ Bà đánh giá như thế nào về giá cả các món ăn và đồ uống đó.

3. Bình thường 1. Rất thấp

13. Quý Ông/ Bà có kiến nghị gì về việc phục vụ các món ăn đồ uống tại các nhà hàng Việt Nam trong khách sạn thuộc tập đoàn Accor:

……… ……… ………

PHỤ LỤC 2

SURVEY FOR INTERNATIONAL TOURIST

( by English)

Dear Mr and Mrs

Reaseach aims to develop catering Bussiness for restaurants in hotels Accor group in Hanoi, improving the service quality and also attract international tourist hotel”Arccor group we respectfully request that you Mr/Mss spend some time to fill in the quetionaire bellow.

Please kindly give your opinion, thought the mark(v) in the

corresponding part ... your opinion.

We underline that the information which Mr/Mrs, provide will be use within scope of scientific topics not for any other purpose

We are looking forward to help of Mr/Ms Sincerely thank you!

1. If possible, please Mr/Ms tell us the following information

Nationality Gender

2. Please tell me howmany times how many time have you been traveling to Ha noi

First Second Third Overtime.

3. When travelling which residence do Mr/Ms usually use of the following service

2. Hotel from 1-3 stars 3. Lodging

4. Other types of residence

4. According to Mr/Ms how do you get information about hotel”Arccor group.

1. Newspapers and magazines 2. Travel Company

3. Though friends 4. TV, radio

5. trave guide book 6. Internet

5. When travelling to Vietnam, what kind of dishs do you prefer?

1. Traditional Vietnamese Dishes 2. European cuisine

3. Asian cuisine 4. Other dishes

6. Overall how would you Mr/Ms rate your satisfaction with the hygiene and food safety in bussiness in Hotel”Arccor group.

5. Very hight 4. Hight 3. Nomally 2. Low 1. Very low

7. According to Mr/Ms how would you rate that faccilities for catering servic

The criteria for processing Very low Low Medium Good Very good

a. Food processing area 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 92 - 123)