5. Kết cấu của đề tài
2.2.1.1. Mô hình PESTLE của Shopphukiengiare.com
- Chính trị
Việt Nam là một đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa có nền chính trị ổn định, yên bình. Phát triển theo nền kinh tế thị trường. Đối với việc kinh doanh phụ kiện, dễ dàng trao đổi, nhập cũng như bán hàng hóa trong thị trường Việt Nam.
14
Thu nhập đầu người của Việt Nam tăng trưởng đều theo từng năm. Mức sống ngày càng được nâng cao hơn. Cùng với đó các sản phẩm công nghệ ngày càng giảm giá và đa dạng. Người tiêu dùng có thể dễ dàng sở hữu những chiếc smartphone của Xiaomi với giá chỉ 2 triệu đến 6 triệu. Chi phí cho các sản phẩm công nghệ và các phụ kiện đi kèm ngày càng tăng cao.
GDP bình quân đầu người khoảng 2.540 USD, tăng 155 USD so với 2017 và 325 USD so với 2016. Nếu so với năm 2015, chỉ tiêu này của Việt Nam đã tăng 1,21 lần. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu 3.200 - 3.500 USD vào năm 2020 thì vẫn có khoảng cách khá xa.
Tính chung 3 năm (2016 - 2018), tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 6,57%, đạt mục tiêu ở cận thấp cả giai đoạn 5 năm theo Quốc hội giao (6,5 - 6,7%).
Hình 2.4. GDP bình quân từ 2015 đến 2018 và dự kiến trong năm 2020
(Nguồn: vnexpress.net)
Trong 2019, thuế VAT đã gia tăng lên 12%, lạm phát cao. Đặc biệt là điện, xăng có tốc độ tăng giá chóng mặt ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động và phân phối hàng hóa của các website, trang thương mại điện tử.
- Xã hội
Dân số trẻ, tăng trưởng nhanh chóng. Dễ dàng tiếp nhận thị trường công nghệ, các sản phẩm mới. Nhu cầu mua và chi phí cho thiết bị công nghệ và phụ kiện cao,
15
nhiều. Chất lượng cuộc sống tăng, các sản phẩm phụ kiện tốt, giá cả tầm trung được chú ý nhiều hơn. Mẫu mã, chất lượng, nguồn gốc, thương hiệu được chú trọng.
Xu hướng mua bán hàng qua mạng dần đang phát triển mạnh mẽ. Các sàn thương mại điện tử hình thành và ngày càng phát triển mạnh như Lazada, Tiki, Sendo, Adayroi.
- Công nghệ
Thị trường smartphone tăng trưởng nhanh chóng. Theo Appota, tính tới đầu tháng 6/2018, 72% dân số Việt Nam đang dùng điện thoại thông minh, 68% người Việt xem video và nghe nhạc mỗi ngày trên thiết bị di động, có nhiều người cùng lúc sử dụng hơn 2 chiếc điện thoại với tỷ lệ sở hữu máy trung bình là 1,7 máy/người. Nhiều người Việt lên mạng bằng điện thoại nhiều hơn cả máy tính, con số cụ thể là 68%. (Tuấn Phong, 72% dân số Việt Nam xài smartphone nhưng 50% trong số đó chỉ nghe gọi nhắn tin)
Hình 2.5. Người dùng internet từ 2017 đến 2022
(Nguồn: quantrimang.com)
Số lượng người dân sử dụng internet cũng tăng trưởng đều đặn qua từng năm chiếm đến hơn 57% dân số. Nhìn vào, ta có thể thấy thị trường thương mại điện tử tiềm năng đến mức nào.
16
Việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất ngày càng được cải thiện, cơ chế tự động hóa trong sản xuất. Chi phí giá thành các sản phẩm phụ kiện ngày càng giảm xuống mà chất lượng ngày càng được tối ưu.
- Pháp luật
Các vấn đề pháp lý về Thương mại điện tử của Việt Nam còn chưa rõ ràng. Pháp luật chưa có những điều luật cụ thể để bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo giao dịch và độ tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử và đảm bảo tính riêng tư cho người mua hàng.
Pháp luật chưa có điều luật rõ ràng về thuế, yêu cầu thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký kinh doanh đối với một số cá nhân tự phát, buôn bán qua facebook, zalo mà chỉ có thể kiểm soát được một số doanh nghiệp đã đăng ký. Ngay cả trên Lazada, tiki,.. cũng có rất nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký kinh doanh.
Về giấy phép kinh doanh, Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử phải tiến hành đăng ký với Bộ Công thương. Điều này ảnh hưởng đến những trang Web mới thành lập còn yếu kém về công nghệ và pháp lý. Tuy nhiên, điều này là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp và nhà nước.
- Môi trường
Hoạt động thương mại điện tử không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi môi trường. Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới, ít xảy ra thiên tai. Tuy nhiên, thiên tai đang xảy ra nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng một phần đến quá trình phân phối hàng hóa đến cho khách hàng.