3.3.3.1. Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi
Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trường kinh tế - xã hội. Khi có bất kỳ sựthay đổi nào về chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước
đều tác động đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Trong khi đó, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ chưa hoàn thiện, thường xuyên có những thay đổi, thiếu tính ổn định dẫn đến các tổ chức, cá nhân phải điều chỉnh hoạt động, chuyển hướng hoạt động. Điều này có thể gây nên thua lỗ, mất khảnăng thanh toán nợ cho ngân hàng. Vì vậy, chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, tham khảo ý kiến của các Bộ, Ngành liên quan và có sựđịnh hướng lâu dài, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Khi thay đổi các chính sách, nhà nước cũng cần thông báo trước,
đưa ra lộ trình thực hiện để các tổ chức/cá nhân có thể thích nghi và áp dụng, tránh các cú sốc chính sách quản lý mang lại cho người dân và nền kinh tế, trong
95 một số trường hợp cần thiết có thể sẽ trợ giá, trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi
để giảm thiểu các thiệt hại/tổn thất do thay đổi chính sách gây ra.
3.3.3.2. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai
Hiện nay, tại Việt Nam, các cổng thông tin điện tử của các cơ quan quản lý nhà nước từ phường, xã tới các Sở, Ban, Ngành đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Mặt khác thông tin chưa được tin học hóa mà chủ yếu lưu trữdưới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị
thất lạc hoặc mờ, nát. Do vậy các ngân hàng thương mại thường không có được
đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng. Chẳng hạn để tìm hiểu thông tin về
một cá nhân, ngân hàng phải liên hệ với địa phương nơi cá nhân cư trú nhưng cũng chỉ thu thập được những thông tin sơ sài như tình trạng hôn nhân, lịch sử
pháp lý về tiền án, tiền sự, những người có tên trong cùng sổ hộ khẩu, thiếu và không thể tra cứu các thông tin quan trọng về sở hữu tài sản, các giao dịch tài sản trong quá khứ hay mối quan hệ họ hàng của cá nhân đó... Đặc biệt việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan nhà nước như Thuế, Công an... rất khó khăn, chủ yếu do quan hệ. Vì vậy vẫn xảy ra trường hợp phổ biến là báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi cơ quanThuế thì lỗ, nợ đọng thuế nhưng báo cáo tài chính gửi ngân hàng thì vẫn có lãi mà ngân hàng không hề biết hoặc không thể biết.
Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, trước hết là phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước và gián tiếp là giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng. Cần ban hành chếđộ kiểm toán bắt buộc, quy định này sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cho các số liệu tài chính được đảm bảo độ tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi tiếp cận với các doanh nghiệp vay vốn. Đây cũng là yêu cầu chung
đảm bảo tính minh bạch khi nền kinh tế hội nhập. Thông tin kiểm toán cần được quản lý công khai, tập trung và dễ tra cứu.
3.3.3.3. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng đều có chỉ tiêu
ngành để đánh giá. Trong khi đó, các ngân hàng đều gặp nhiều khó khăn do
96
bình ngành như các tỷ số tài chính, giá thành... hỗ trợ việc đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng.
- Do đó, chính phủ cần giao cho các cơ quan chức năng cùng phối hợp (ví dụnhư Tổng cục thống kê, Bộ tài chính, Bộ công thương, ...) xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là thông tin hết sức quan trọng trong việc xem xét đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với trung bình ngành, hỗ trợ các tổ chức tín dụng có những căn cứ khi ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.
97
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập tài chính khu vực và thế giới, hệ thống Ngân hàng
thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Kỹthương nói riêng phải
đối mặt với nguy cơ cạnh tranh ngày càng khốc liệt do sự thâm nhập của các Tổ
chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài. Điều đó buộc Techcombank nếu muốn tồn tại phải thiết lập được cơ chế quản lý rủi ro kinh doanh hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế vì đây là điều kiện quan trọng, quyết định sự thành công trong cạnh tranh của Techcombank. Vì vậy, quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do rủi ro gây ra là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Techcombank.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đã tập trung giải quyết và
hoàn thành cơ bản các nhiệm vụđề ra:
+ Trình bày có tính hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Techcombank Vĩnh Phúc.
+ Đi sâu phân tích, lý giải thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Techcombank Vĩnh Phúc, qua đó đánh giá thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động của Techcombank Vĩnh Phúc.
+ Góp phần đề xuất các giải pháp và biện pháp có tính thực tiễn chủ yếu ở
tầm vĩ mô và vi mô nhằm giảm thiểu rủi ro cho Techcombank Vĩnh Phúc, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do đây là một
đề tài rộng lớn, phức tạp so với trình độ nhận thức và thời gian thâm nhập thực tiễn còn hạn chế, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn quan tâm đến đề tài.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Đức Trọng và các đồng nghiệp trong Techcombank Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn thạc sĩ này.
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội
2. Fredenic S.Miskin (1999), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội
4. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội
5. Các báo cáo thường niên Techcombank 2015 - 2019
6. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005) Nâng cao năng lực Quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, NXB Phương Đông, Hà Nội.
8. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2005) Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội
9. Website: http://techcomtbank.com.rủi ro tín dụng/; http://cafef.rủi ro tín dụng/, http://rủi ro tín dụngeconomy.com.rủi ro tín dụng ; ....