- Thiết lập hệ thống các bộ phận chuyên biệt trong quản trị rủi ro tín dụng, với nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cần thiết trong công tác nghiên cứu nhận biết, đánh giá định lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Các bộ phận trên có thể là các phòng ban chuyên biệt có chức năng quản trị rủi ro tín dụng như phòng quản trị rủi ro tín dụng, phòng chính sách và phát triển sản phẩm, phòng kiểm soát kiểm toán nội bộ… hoặc là một phần hoạt động có chức năng quản trị rủi ro tín dụng như bộ phận tái thẩm định tín dụng… Việc thiết lập các phòng ban với quy mô, cấp độ là phụ thuộc vào từng NHTM trong từng giai đoạn phát triển. Điều này phụ thuộc vào quan điểm của NHTM đó, và những tính toán về cân đối chi phí trong việc phát triển hệ thống quản lý rủi ro tín dụng và chi phí cơ hội phải bỏra để vận hành nó.
- Tiến hành các nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
theo các định mức cần thiết đặt ra. Công việc này gồm nhóm các yêu cầu định mức về chất lượng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM,
được thực hiện theo từng giai đoạn của quy trình tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, bao gồm các công việc như sau:
30
+ Thực hiện tốt công tác phân tích tín dụng và xác định mức độ rủi ro tín dụng:
Thực hiện phân tích tín dụng một cách đầy đủ và toàn diện nhằm đánh giá
khách hàng và tính hiệu quả của dự án trước khi cho khách hàng vay. Việc phân tích, thẩm định tín dụng được thực hiện trong và sau khi cho vay. Đó là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi khoản vay nhằm đảm bảo tính chính xác, tính kinh tế của
đồng vốn tín dụng đến được đúng đối tượng sử dụng vốn hiệu quả. Quá trình này chỉ chấm dứt khi khoản vay được hoàn trảđúng hạn và đầy đủ. Công tác này có vai trò quyết định trong việc khoản vay có sinh lời hay không, qua đó đảm bảo chu kỳ đồng vốn của ngân hàng từ huy động đến cho vay đến thu nợ, hoặc có
đảm bảo được mục đích kinh doanh của ngân hàng hay không.
+ Thực hiện đầy đủ khâu đảm bảo tín dụng:
Các yêu cầu tài sản bảo đảm của ngân hàng với mục đích nhằm hạn chế rủi
ro trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp
đồng vay vốn về việc thanh toán gốc và lãi khi đến hạn. Tuy nhiên việc thực hiện hình thức bảo đảm tiền vay nào là phụ thuộc vào tình hình của khách hàng và của bản thân ngân hàng cho vay.
+ Thực hiện tốt quy trình giám sát tín dụng:
Cán bộ tín dụng phải theo sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng có
đúng mục đích không và để kiểm tra việc bảo quản vật tư hàng hóa hình thành từ
vốn vay, tình hình tài sản bảo đảm, tiến độ thực hiện dự án… có thực hiện đúng
theo hợp đồng hay không.
Hơn nữa, mục đích của việc giám sát tín dụng là để phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn, giúp cho ngân hàng phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, qua đó có thể hạn chếđược những rủi ro không cần thiết.
+ Xử lý hiệu quả nợ quá hạn:
Để có thể xử lý được nợ quá hạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng, bản thân các ngân hàng cần phải ý thức được rằng những khoản nợ quá hạn là những khoản nợ vay có vấn đề, cho nên phải có quyết định kịp thời, hoặc là tiếp tục gia hạn nợ nếu đánh giá người vay vẫn còn
31 khảnăng trả nợ. Tuy nhiên, như thế này khảnăng rủi ro tín dụng vẫn còn rất cao, hoặc là thanh lý, thu hồi khoản nợ trước hạn. Đây là những quyết định rất quan trọng, nó cho thấy ngân hàng có thể bị rủi ro hay không.
+ Phân tán rủi ro tín dụng:
Đây là động tác mà mỗi ngân hàng bắt buộc phải duy trì trong suốt cả quá trình quản lý tín dụng. Yêu cầu các ngân hàng phải tôn trọng các giới hạn trong
cho vay (dưới 15% vốn tự có), dựa trên những đánh giá về tài sản bảo đảm (tối
đa 70% giá trị tài sản bảo đảm), thực hiện đồng bộ với chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động kinh doanh và yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản bảo đảm.
Không nên tập trung cho vay quá nhiều vào một loại đối tượng, một ngành, một địa bàn, cần phải đa dạng hoá danh mục cho vay nhằm mục đích đa
dạng hoá rủi ro, tăng cường khả năng xử lý linh hoạt các tình huống có thể xảy
ra. Đồng thời cũng cần phải sử dụng nghiệp vụ cho vay hợp vốn nhằm mục đích
san sẻ rủi ro cho các đơn vị khác.
+ Sử dụng các công cụ ngoại bảng:
Đây là biện pháp hạn chế rủi ro rất hữu hiệu của ngân hàng, nó không những có thể hạn chế được rủi ro mà còn có thể mang lại được lợi nhuận cho ngân hàng.
Đòi hỏi sử dụng công cụ thị trường phái sinh phải có hệ thống, bao gồm các công cụ quyền chọn, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi.
32 TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Ngân thương mại là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với chức năng quan trọng là trung gian tài chính, chức năng tạo cơ chế
thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, chức năng
tạo tiền cho nền kinh tế cùng các chức năng môi giới và cung cấp dịch vụ khác, vì vậy ngân hàng thương mại trở thành một nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế.
Cũng như mọi doanh nghiệp khác, ngân hàng thương mại có thể gặp rủi ro, thua lỗtrong kinh doanh. Hơn nữa là một ngành kinh tế nhạy cảm, ngân hàng
thương mại có thể gặp nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái và rủi ro tín dụng.
Trong đó, vì hoạt động tín dụng là hoạt động trọng yếu của ngân hàng
thương mại nên rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không có khảnăng hoàn trả
nợ gốc, lãi hoặc cả hai được xem là rủi ro tiêu biểu nhất trong hoạt động ngân hàng.
Mặt khác, thua lỗ trong hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại có thể
gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống ngân hàng, thậm chí cho cả nền kinh tế, vì vậy việc nhận diện rủi ro và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng là một việc làm cấp thiết của các ngân hàng thương mại.
33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG TMCP KỸTHƯƠNG - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 2.1. Giới thiệu về Techcombank Vĩnh Phúc
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank Vĩnh Phúc Phúc
Techcombank Vĩnh Phúc được thành lập ngày 14/02/2005, theo chấp thuận mở chi nhánh của giám đốc NHNN tỉnh Vĩnh Phúc. Trụ sở của Techcombank Vĩnh Phúc đặt tại địa chỉ: Số 08 đường Tôn Đức Thắng, Phường Khai Quang, Tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong vòng 05 năm từ 2005 đến năm 2019, Techcombank Vĩnh Phúc liên tiếp mở rộng và thành lập 03 phòng giao dịch và 01 QTK trực thuộc.
(Gồm: PGD Vĩnh Yên và PGD Phúc Yên).
Năm 2015 Techcombank thay đổi lại mô hình, cơ cấu tổ chức, tách làm 3 vùng: vùng Miền Bắc, vùng Miền Trung và Vùng Miền Nam, khi đó các chi
nhánh tỉnh, phòng giao dịch chịu sử quản lý trực tiếp của giám đốc vùng.
Từ cuối năm 2015 Techcombank_chi nhánh Vĩnh Phúc hoạt động độc lập với các PGD, QTK trên đại bàn.
2.1.2. Tình hình nhân sự
Hiện chi nhánh Techcombank Vĩnh Phúc có 32 cán bộ nhân viên, nhìn
trung có trình độ & đã gắn kết với Techcombank_ Vĩnh Phúc nhiều năm (Đây là
lợi thế& cũng là điểm cần quản trị tốt của BGĐ chi nhánh),trong đó:
- Giám đốc chi nhánh: 01 người - Phó GĐ chi nhánh: 01 người
- Nhân viên văn phòng: 01 cán bộ nhân viên
- Phòng DVKH: Gồm 11 cán bộ nhân viên trong đó 01 TN GDV; 01 KSV; 06 GDV; 02 tổ kho quỹ; 01 tổ ATM;
- Phòng KHCN: gồm 10 cán bộ nhân viên trong đó 01 Giám đốc khách hàng cá nhân; 01 trưởng nhóm; 07 chuyên viên khách hàng cá nhân; 01 chuyên viên hỗ trợ tín dụng cá nhân
- Phòng QHKH ưu tiên: 04 CBNV gồm: 1 chuyên viên cao cấp; & 03
34 - Phòng KHDN: Gồm 07 cán bộ nhân viên trong đó 01 Giám đốc khách hàng doanh nghiệp; 01 CVKH doanh nghiệp lớn; 02 CVKH doanh nghiệp vừa và nhỏ; 03 chuyên viên hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp.
Độ tuổi
- Độ tuổi dưới 25 tuổi: gồm 01 cán bộ nhân viên
- Độ tuổi từ 25 tuổi đến 35 tuổi: gồm 16 cán bộ nhân viên - Độ tuổi từ 35 tuổi đến 40 tuổi: gồm 10 cán bộ nhân viên - Độ tuổi trên 40 tuổi: gồm 05 cán bộ nhân viên
Trình độ
- Trình độtrên đại học: gồm 02 cán bộ nhân viên - Trình độđại học: gồm 25 cán bộ nhân viên - Trình độcao đẳng: gồm 03 cán bộ nhân viên - Trình độ trung cấp: gồm 02 cán bộ nhân viên
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Techcombank Vĩnh Phúc Phúc
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 2. 1: Sơ đồ tổ chức của Techcombank Vĩnh Phúc
HỘI SỞ Ban giám đốc chi nhánh Văn phòng Tổ giao dịch viên: Front/ Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng dịch vụ khách hang: VIP, Non VIP
Tổ kho quỹ Tổ ATM Tổ KHCN tín dụng Tổ KHCN Phi tín dụng Tổ hỗ trợ tín dụng Tổ CVKH DN lớn Tổ CVKH DN vừa và nhỏ Tổ hỗ trợ
35
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban a. Ban giám đốc chi nhánh
- Ban giám đốc chi nhánh bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc. Giám
đốc chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh, có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Pháp luật về mọi mặt hoạt động của chi nhánh và các công việc được giao;
- Tổ chức triển khai hiệu quả mô hình tổ chức của chi nhánh theo phê duyệt của Hội đồng quản trị từng thời kỳ, chỉ đạo các phòng thuộc chi nhánh xây dựng quy trình phối hợp, tác nghiệp, xử lý công việc, đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn trên cơ sở tuân thủcác quy định của ngân hàng và pháp luật;
- Chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quảkinh doanh được giao và công tác tổ chức, quản lý điều hành hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của chi
nhánh, đảm bảo tuân thủquy định nội bộ của ngân hàng và pháp luật;
- Có trách nhiệm phân công công việc cụ thể, giao kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh trên cơ
sở tuân thủquy định của ngân hàng và pháp luật;
- Được phân công, ủy quyền cho phó giám đốc chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản và tuân thủquy định của ngân hàng và pháp luật;
- Thực hiện công tác quản lý nhân sự bao gồm tiếp nhận, bổ nhiệm, đánh
giá, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, cho nghỉ việc, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương… đối với cán bộ nhân viên của chi nhánh theo quy định về phân cấp phê duyệt các vấn đề nhân sựvà các quy định liên quan của ngân hàng;
- Có trách nhiệm hướng dẫn, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên chi nhánh;
- Ký các văn bản về tổ chức, hành chính nhân sựvà các văn bản liên quan
đến hoạt động kinh doanh theo phân cấp, ủy quyền phù hợp với quy định của ngân hàng và pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng giám đốc và Chủ tịch hội đồng quản trị;
36
b. Văn phòng
- Chịu trách nhiệm tiếp nhận, theo dõi các công văn đến, công văn đi, tổ
chức các sự kiện, cập nhật và truyền thông các công văn từngân hàng nhà nước; - Là đấu mối tổng hợp các báo cáo gửi ngân hàng nhà nước;
- Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch chi phí hoạt động cho chi nhánh;
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và các hoạt động thanh toán nội bộ
tại chi nhánh, giữa chi nhánh với các đơn vị trong hệ thống ngân hàng và giữa chi nhánh với các tổ chức khác;
- Điều phối xe ô tô cho các phòng ban, phòng giao dịch; - Chịu quản lý trực tiếp từBan giám đốc chi nhánh;
c. Phòng dịch vụ khách hàng
Cơ cấu tổ chức phòng dịch vụ khách hang: Gồm 2 phân khúc (khách
hàng VIP; khách hàng thường Non _ VIP)
- Giám đốc dịch vụ khách hàng
- Tổ giao dịch viên: nhóm front và nhóm back - Tổ kho quỹ: Trưởng quỹ và thủ quỹ - Tổ ATM Chức năng nhiệm vụ • Tổ giao dịch viên - Mở và quản lý các loại tài khoản của khách hàng; - Phát hành thẻ ATM cho khách hàng;
- Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và các dịch vụliên quan đến tiền gửi theo yêu cầu của khác hàng;
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán: chuyển tiền trong nước, chi trả kiều hối và các dịch vụ thanh toán khác;
- Phối hợp với các bộ phận liên quan tại chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ
kế toán tiền vay: giải ngân, thu nợ, thu phí theo quy định;
- Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, thu đổi ngoại tệ;
- Phối hợp với phòng doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi tổ
chức;
- Thực hiện công tác tiếp thị khách hàng để cung cấp và bán chéo sản phẩm của ngân hàng;
37
• Tổ kho quỹ
- Chịu trách nhiệm thu tiền, kiểm đếm tiền tại chi nhánh;
- Theo dõi nhập xuất kho tài sản bảo đảm, kiểm soát tài sản trong kho; - Nhận lệnh điều phối tiền cho chi nhánh và các phòng giao dịch;
- Kiểm đếm, đóng bó tiền điều chuyển về ngân hàng nhà nước và điều chuyển từngân hàng nhà nước về chi nhánh;
• Tổ ATM
- Kiểm soát toàn bộ hoạt động của các ATM trên địa bàn; - Kiểm soát tiền tại các ATM, tiếp tiền cho các ATM;
d. Phòng khách hàng cá nhân
Cơ cấu tổ chức
- Giám đốc/Trưởng nhóm khách hàng cá nhân - Tổ chuyên viên khách hàng cá nhân
- Tổ chuyên viên thẻ
- Tổ hỗ trợ
Chức năng nhiệm vụ
•Giám đốc/Trưởng nhóm khách hàng cá nhân - Nhận chỉ tiêu từgiám đốc chi nhánh;
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh;
- Xây dựng các chương trình thì đua thúc đẩy bán hàng cho mảng khách hàng cá nhân;
- Báo cáo trực tiếp Ban giám đốc chi nhánh về hoạt động mảng dịch vụ
ngân hàng cá nhân, những khó khăn vướng mắc, nhưng ý tưởng cải tiến, tình hình biến động liên quan mảng cá nhân …;
• Tổ chuyên viên khách hàng cá nhân _ Tín dụng
- Thực hiện kinh doanh tất cả các sản phẩm, dịch vụ phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân;
- Xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh theo tháng/quý/năm đối với khách hàng cá nhân; quản lý, theo dõi… đánh giá tính hình thực hiện và đề
xuất với Giám đốc khách hàng cá nhân các biện pháp khắc phục khó khăn trong