- Techcombank cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên để có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc được giao, phát hiện sớm rủi ro trong quá trình vận hành để nhanh chóng có biện pháp khắc phục kịp thời;
- Techcombank cần thiết phải tổ chức một cách có hệ thống, bài bản để
chuyển tải thông điệp tới từng nhân viên trong nhiệm vụ đảm bảo tính tuân thủ
và chất lượng của hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ của ngân hàng;
- Techcombank cũng cần tổ chức có hiệu quả công tác quản trị nhân lực, quy hoạch nhân tài và có lộ trình phát triển với các cán bộ chủ chốt. Từ đó, có
các chính sách khuyến khích, động viên, tăng tính gắn bó của nhân sự;
Cụ thể:
+ Đào tạo nâng cao về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên; + Đào tạo lý thuyết và thực hành cho nhân viên mới gia nhập hình dung và rèn luyện các kỹnăng cơ bản trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ;
+ Tăng cường đào tạo chiều sâu về kiến thức pháp luật để lãnh đạo, chuyên viên khách hàng có những nhận thức đúng đắn và hành động đúng pháp
luật trong quá trình thực hiện nghiệp vụ;
+ Đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trực tiếp với phần mềm Los, ECM, T24, e-office, phần mềm quản lý nợ để có thể vận hành tốt
đưa ra những kết quả chính xác nhất;
+ Đào tạo đội ngũ theo dõi báo cáo tình hình biến động dư nợ hàng tháng
để kịp thời nắm bắt thông tin xử lý kịp thời;
+ Đào tạo về các quy trình cấp tín dụng; quy trình kiểm soát sau vay,
hướng dẫn thẩm định khoản vay;
+ Đào tạo kỹnăng thu hồi nợ quá hạn;
+ Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các bộ nhân viên bộ phận kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm nâng cao về nghiệp vụ kiểm soát phát hiện tối đa các lỗi phát sinh trong quá trình cấp tín dụng;
81 + Đào tạo quy trình định giá tài sản bảo đảm đểđánh giá đúng đắn giá trị
tài sản, tránh trường hợp định giá sai sẽ gây rủi ro cho khoản vay;
+ Hoàn thành dựán Jobcat để đánh giá đúng mức độnăng lực cán bộ nhân viên từ đó có các chương trình đào tạo hợp lý cho từng vị trí, xây dựng lộ trình công danh sự nghiệp cho cán bộ nhân viên;
+ Xây dựng lộ trình tăng lương cho cán bộ nhân viên nhằm khuyến khích rèn luyện, phấn đấu: Phân loại xếp hạng cuối năm của cán bộnhân viên các đơn
vị và có mức tăng lương phù hợp cho từng mức xếp hạng khác nhau;
Đề xuất kế hoạch nâng cao trình độ nguồn nhân lực qua đào tạo như sau: Chương trình đào tạo Thời gian Kinh phí (cho 1 cbnv) 2015 201 6 201 7 201 8 201 9
Đạo đức nghề nghiệp 01 ngày 100.000 rủi
ro tín dụngđ x x x
Kỹnăng mềm cho nhân viên
mới 60 ngày 6.000.000 rủi ro tín dụngđ x x x x x Kỹnăng thẩm định khoản vay 15 ngày 1.500.000 rủi ro tín dụngđ x x
Phân tích báo cáo tài chính 01 ngày 100.000 rủi
ro tín dụngđ x x x
Nâng cao hiểu biết pháp lý 01 ngày 100.000 rủi
ro tín dụngđ x x Nghiệp vụ phòng chống rửa tiền 01 ngày 100.000 rủi ro tín dụngđ x x Phầm mềm xếp hạng tín dụng khách hàng (Los, ECM, T24) 05 ngày 500.000 rủi ro tín dụngđ x x Phần mềm quản lý nợ 01 ngày 100.000 rủi ro tín dụngđ x x
82 Kỹnăng đàm phán thu hồi nợ 02 ngày 200.000 rủi ro tín dụngđ x x x Nầng cao nghiệm vụ kiểm soát, kiểm toán nội bộ 05 ngày 500.000 rủi ro tín dụngđ x x
Định giá tài sản 01 ngày 100.000 rủi ro tín dụngđ
x x
- Trung tâm đào tạo có trách nhiệp sắp xếp bố trí giảng viên đào tạo cho các lớp, có các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ thuê ngoài đối với các chuyên
đề khó và đòi hỏi sự cập nhật công nghệ tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là các
khóa đào tạo liên quan tới quản lý rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng;
- Khối nhân sự có trách nhiệm truyền thông đến cán bộ nhân viên toàn hệ
thống và xây dựng phương án lương cho các mức xếp hạng phù hợp;
Đề xuất mức tăng lương giai đoạn 2015 đến 2019 như sau:
Xếp hạng A1 A2 A3 B
Mức tăng lương 20% 15% 10% 5%
+ A1 là những cán bộ nhân viên đạt hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu tài
chính (vượt 110% chỉ tiêu được giao) và tuân thủ tốt các nội quy quy định của ngân hàng;
+ A2 là những cán bộ nhân viên đạt hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu tài
chính (vượt 105% chỉ tiêu được giao) và tuân thủ tốt các nội quy quy định của ngân hàng;
+ A3 là những cán bộ nhân viên đạt hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu tài
chính (vượt 100% chỉ tiêu được giao) và tuân thủ tốt các nội quy quy định của ngân hàng;
+ B là những cán bộnhân viên đạt hoàn thành các chỉ tiêu tài chính ở mức 80% trở lên và tuân thủ tốt các nội quy quy định của ngân hàng;
3.2.2. Các giải pháp chính sách tín dụng và quy trình tín dụng
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
+ Chiến lược kinh doanh hàng năm, trong đó có chiến lược rủi ro tín dụng phải được Ban điều hành xem xét lại định kỳ, phải lập được kế hoạch xu hướng
83 tổng thể của hoạt động kinh doanh tín dụng và điều chỉnh. Tất cả các hoạch định cần được cụ thể hoá bằng văn bản và được phổ biến trong nội bộ ngân hàng (phê duyệt, giám sát tín dụng, thu nợ).
+ Hoàn chỉnh hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung, bao gồm cả quyết
định phân quyền phê duyệt.
+ Xây dựng và cải tiến hệ thống xử lý hỗ trợ tín dụng;
+ Xây dựng hệ thống phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng quy định của pháp luật không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn mà còn chú trọng các yếu tốđịnh tính và dấu hiệu cảnh báo sớm đã được quy định trong việc đánh giá
xếp hạng tín dụng nội bộ;
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thị trường
+ Tiến hành định kỳ nghiên cứu và dự báo thịtrường; + Dự báo ngành hàng và cảnh báo ngành nghề;
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro hoạt động
+ Triển khai các dự án mảng kiểm soát tuân thủ và dự án Quản trị rủi ro hoạt động;
+ Đưa ra các phương pháp thống kê, đo lường và dựbáo tác động của rủi ro tín dụng;
Hoàn thiện chính sách tín dụng
Minh bạch, rõ ràng trong cơ chế phân cấp uỷ quyền: Việc phân cấp, uỷ
quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của Techcombank về
hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả;
+ Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng đến khâu kiểm soát;
+ Phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vịđược phân cấp;
Nghiên cứu, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách, quy chế, quy
trình, liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của Techcombank, tuân thủquy định của NHNN và phù hợp với thông lệ quốc tế;
84 Nghiên cứu xây dựng chính sách khách hàng tổng thể bao gồm cả dịch vụ, giá và các giá trị gia tăng đi kèm; đồng thời, chính sách đó đảm bảo chất lượng cảtrước, trong và sau bán hàng;
- Đối với tín dụng doanh nghiệp: Cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài trợ
xuất nhập khẩu, xây dựng chính sách cụ thể theo từng nhóm khách hàng và lĩnh
vực xuất nhập khẩu, xây dựng cơ chế khuyến khích các chi nhánh đẩy mạnh hoạt
động tài trợ xuất nhập khẩu. Techcombank cần nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm đặc thù cho từng vùng, miền, nghành nghề.
- Đối với tín dụng bán lẻ: Techcombank xây dựng, đánh giá hiệu quả và hoàn thiện cơ chế cho vay mua nhà ở, cho vay mua ô tô, tín dụng tiêu dùng... Việc ban hành sản phẩm phải gắn liền với thực tiễn, theo đó các sản phẩm khi
đưa ra phải được chi nhánh triển khai và được khách hàng chấp nhận. Đối với mỗi sản phẩm khi đưa ra cần có kế hoạch nghiên cứu lựa chọn địa bàn để triển khai, lựa chọn khách hàng và đánh giá hiệu quả. Việc mở rộng các sản phẩm phải
được triển khai và cụ thể hoá từng bước, gắn liền với kiểm soát, đánh giá tiện ích và chất lượng.
Cụ thể:
+ Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro: Phân cấp phê duyệt tín dụng, định kỳ nghiên cứu dự báo thịtrường ngành ngề, sản phẩm của ngân hàng;
+ Hoàn thiện chính sách tín dụng bán lẻ và doanh nghiệp minh bạch, rõ ràng phù hợp quy định của pháp luật;
+ Phân tích đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn cho từng sản phẩm ngành nghề; + Quy định giới hạn nợ quá hạn cho phép đối với từng sản phẩm, ngành nghề;
+ Quy định về thời gian bổ sung chứng từ sau kiểm soát, kiểm toán nội bộ;
+ Xây dựng chính sách phối hợp với chính quyền địa phương, công an
trong công tác xử lý nợ quá hạn;
+ Thực hiện báo cáo kiểm tra, kiểm soát sau vay theo đúng quy định; + Phân quyền, ủy quyền phê duyệt tín dụng ở chi nhánh và Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung theo đúng năng lực của cán bộ nhân viên;
85 + Kiểm tra, kiểm soát tài sản lưu kho định kỳ theo quý, năm. Đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm theo quy định: Bất động sản định giá lại 1 năm/1 lần;
Động sản 6 tháng kiểm tra tối thiểu 1 lần;
3.2.3. Các giải pháp về kiểm soát, kiểm toán nội bộ
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoạt động xử
lý nợ theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã định giống như đối với kiểm toán các hoạt động khác. Trong quá trình này, kiểm toán nội bộ sẽđánh giá hiệu quả và các biện pháp tích cực thu hồi nợ của bộ phận xử lý nợ;
- Định kỳ hàng tháng báo cáo các khoản nợ quá hạn theo số ngày quá hạn, tình hình xửlý và đánh giá khảnăng thu hồi của các khoản nợ này phải được gửi cho Hội đồng xử lý nợ và Ban điều hành ngân hàng để họp xem xét quyết định mức trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng;
- Ngân hàng cần nhìn nhận các cảnh báo của cơ quan kiểm toán độc lập,
đơn vị kiểm toán nội bộ về sự vi phạm quy trình, quy chế, chất lượng phân tích tín dụng một cách nghiêm túc để có biện pháp khắc phục sau kiểm soát, kiểm toán một cách kịp thời, tránh lặp lại trong các năm sau;
- Hoàn thiện hệ thống chính sách khen thưởng, kỷ luật để tăng tính
tuân thủ trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng tại ngân hàng;
Giám sát chặt chẽ sự tuân thủ quy trình, quy chế tín dụng:
+ Sự tuân thủ quy trình, quy chế tín dụng và định hướng tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ là yêu cầu bắt buộc và có ý nghĩa quyết định đến chất
lượng tín dụng của ngân hàng;
+ Khối quản trị rủi ro cần quan tâm hơn tới quản trị rủi ro hoạt động, cần hoàn thiện quy định, quy trình, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, quy định rõ các chế tài phạt để các đối tượng tham gia từng quy trình nghiệp vụ tại Techcombank tuân theo và từ đó nâng cao ý thức tuân thủ của nhân viên toàn hệ thống. Khối quản lý rủi ro cần xây dựng các công cụđo lường, cách thức giám sát để có thể phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro do không tuân thủ quy trình, quy chế.
Tăng cường hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ:
+ Hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ phải thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai sót và cảnh bảo các dấu hiệu vi phạm. Hàng năm kiểm
86 soát, kiểm toán nội bộ phải kiểm tra hết toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy trình, quy chế, tránh để xảy ra hậu quả
nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, sẽ rất tốn kém về chi phí cho ngân hàng;
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ của Techcombank cần được củng cố đểđảm bảo sự giám sát, kiểm tra được thực hiện tại từng bộ phận, phòng, ban, chi nhánh và hội sở, đảm bảo có thể nắm bắt, dự đoán và phát hiện kịp thời những rủi ro liên quan;
+ Việc giám sát rủi ro tín dụng cần được phân ra thành: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục:
(1) Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm đểcó hành động khắc phục kịp thời. Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng như đã đề cập ở trên cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, nó là công cụ giám sát tín dụng quan trọng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần theo dõi được những dấu hiệu cho thấy khả năng
diễn biến xấu đi của khoản tín dụng, tình trạng khách hàng. Việc giám sát từng khoản vay cũng được thực hiện thông qua:
Rà soát và phân tích báo cáo tài chính cần được tiến hành một cách
thường xuyên nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn;
Thăm thực địa khách hàng: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tính báo cáo tài chính là chưa đủ mà cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đi thực địa khách hàng, từđó có thểxác định
được sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tài sản
đảm bảo. Hơn nữa việc đi thăm thực địa còn có thể kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính;
(2) Giám sát, phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng. Khối quản trị rủi ro và Hội đồng xử lý nợ, các Khối bán lẻ, Khối khách hàng doanh nghiệp gần như
mới khởi động và chưa thật sựcó các chính sách, quy định quản lý danh mục cho vay. Cần phải tiến hành phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ,
thường xuyên để có thể đưa ra những biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng;
87
Xây dựng mô hình kiểm soát, kiểm toán nội bộ độc lập:
+ Techcombank cần đánh giá và phân công nhiệm vụ đối với các phòng ban có chức năng kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Hiện tại, chỉ có Phòng kiểm soát nội bộ thực hiện các công tác kiểm tra thực tế tại các đơn vị kinh doanh;
+ Trong mô hình cơ cấu tổ chức mới, Techcombank đã phát triển bộ phận kiểm soát tín dụng và tuân thủ là lá chắn đầu tiên trước khi tiến hành kiểm soát nội bộ;
+ Kiểm soát tín dụng và Kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện các chức năng
chính liên quan tới tín dụng như:
(1) Kiểm soát tính đầy đủ, tính logic trên bề mặt hồsơ tín dụng. Tiến hành các biện pháp bổsung để đánh giá mức độ tin cậy/phù hợp đối với các tài liệu/hồ sơ nghi ngờ (không logic trên bề mặt hồ sơ, không phù hợp với thực tế, có dấu hiệu không trung thực v.v.);
(2) Kiểm soát tính tuân thủ các mẫu tờ trình; tính logic các nội dung trong