Khi có rủi ro tín dụngxảy ra, các NHTM sẽ phải tiến hành các biện pháp để khắc phục và xử lý rủi ro nhằm thu hồi vốn đồng thời đảm bảo tỷ lệ nợ xấu theo đúng quy định của NHNN.
a. Biện pháp khắc phục
Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với
20
ra các ngân hàng cho vay phải có biện pháp khắc phục để hoạt động kinh doanh của mình được tiếp diễn. Các biện pháp đó là:
(1) Đảo nợ: Là những khoản vay có thời hạn đã đến hạn nhưng khách hàng hiện tại không có khả năng tài chính để trả nợ nên ngân hàng cho vay và khách hàng ngồi lại với nhau đưa ra biện pháp đảo nợ để biến các khoản nợ đến hạn đó thành khoản nợ kỳ hạn khác với các điều kiện thoả thuận giữa ngân hàng cho vay
và khách hàng.
(2) Giảm nợ: Là những khoản vay của khách hàng trong hạn hoặc đến hạn
nhưng khách hàng gặp phải rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán hay các đại dịch … làm cho khách hàng rơi vào tình trạng tài chính yếu kém không thể trả đầy đủ những món vay. Ngân hàng cho vay có thể giảm một phần trong khoản vay để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng cho vay.
(3) Xoá nợ: Đây là những khoản vay của khách hàng đang trong hạn hoặc
hết hạn, ngân hàng đã sử dụng hai biện pháp trên nhưng khách hàng không thể trả nợ hay cùng với chính sách chỉ định của chính phủ xoá nợ cho những đối tượng khách hàng gặp rủi ro mà không thể khắc phục lại được nhữ thiên tai, đại dịch… nhằm ổn định xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân và những đối tượng gặp rủi ro không thể chống cự này.
(4) Yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm nợ vay: Biện pháp này nhằm tăng khả năng bảo đảm cho khoản vay.
(5) Cơ cấu nợ: Là phương án điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ để phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh, nguồn tiền của khách hàng, như rút bớt mức trả nợ gốc hàng tháng, thậm chí tuyên bố huỷ bỏ việc trả vốn gốc trong một khoảng thời gian nào đó;
(6) Thu hồi nợ: Điều này có thể thực hiện bằng việc thúc đẩy sự gia tăng trong quá trình thu ngân bằng việc tạo nhân sự chuyên về lĩnh vực này;
b. Biện pháp xử lý nợ
(1) Phát mại tài sản bảo đảm:Đây là biện pháp mà khi khách hàng không có khả năng trả nợ hay không chịu hợp tác để trả nợ. Để đảm bảo xử lý được nợ thì khi phát mại tài sản bảo đảm, ngân hàng cần phải nghiên cứu về thị trường tài sản, vị trí tài sản, chi phí phát mại… Sau đó ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản cầm cố, thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật;
21
(2) Trả nợ thay: Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay vốn;
(3) Khởi kiện: Khi ngân hàng đã gửi đơn thông báo về thời hạn trả nợ cho khách hàng với thiện chí thân thiện mà khách hàng không hợp tác hay không thông báo gì về tình hình tài chính của khách hàng thì ngân hàng sẽ thực hiện khởi kiện để thu lại phần vốn đã cho khách hàng vay;
(4) Bán nợ: Biện pháp này là biện pháp cuối cùng khi mà ngân hàng không thể phát mại tài sản đảm bảo. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể bán khoản nợ bằng cách áp dụng bán toàn bộ hay một phần của khách hàng cho
công ty hay doanh nghiệp khác nhằm chuyển đổi doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc bổ sung thêm vốn vào hoạt động kinh doanh để khách hàng có thể tồn tại trong tương lai từ đó giúp ngân hàng thu lại được phần nào vốn và bớt đi gánh nặng rủi ro hơn;
(5) Các biện pháp khuyến khích trả nợ: Miễn, giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, không tính lãi phạt…. Biện pháp này áp dụng cho các khách hàng có thiện chí trả nợ gốc.
(6) Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro:Về nguyên tắc, biện pháp này chỉ được áp dụng đối với các khoản nợ xấu sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp áp dụng và xử lý mà vẫn không thu hồi được nợ hoặc các khoản nợ đã phát mãi hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm (cả gốc và lãi); hoặc các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phục được.
Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra làm lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng chứ không có nghĩa là xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Đối với các khoản nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro thì chuyển theo dõi ngoại bảng. Những khoản nợ này sau khi được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro sẽ được theo dõi để tận thu. Ngân hàng vẫn phải dùng các biện pháp khắc phục và xử lý để thu hồi nợ. Như vậy, đây là biện pháp nhằm giúp các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình hơn mà vẫn bảo đảm được tình hình tài chính của ngân hàng để tránh tình trạng phải vay các ngân hàng ngoài với lãi suất cao khi khách hàng không có khả năng trả nợ hay vì lý do nào đó không trả nợ.
Hiện tại về cách thức xử lý rủi ro, ngân hàng phải tuân thủ theo quyết định số 493 và quyết định số 18 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành
22
quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.