3.3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng
Hiện tại, các tổ chức tín dụng khi cho vay đã thực hiện thói quen tra cứu các thông tin liên quan tới khách hàng được lưu trữ tại Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Đóng vai trò là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng, CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ các mục đích sử dụng khác
93 nhau của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất
lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khảnăng phân tích tín dụng của các
ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Chính vì vây, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Đểlàm được điều này, NHNN cần xem xét thực hiện các biện pháp sau:
+ Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm CIC theo hướng tăng cường các ứng dụng và đa dạng loại thông tin cung cấp đối với các tổ
chức tín dụng, đồng thời CIC buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng
vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ
CIC, có chế tài xử phạt đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy
định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.
+ Phối kết hợp và khai thác tối đa các thông tin do các tổ chức tín dụng cung cấp, các nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp đểđa dạng hóa các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sởđó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
+ Mở rộng kênh thông tin phụ trợ bằng cách đặt mối quan hệ thường xuyên với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài để kịp thời phát hiện, cảnh báo và ngăn
ngừa rủi ro (nếu có) khi các tổ chức tín dụng trong nước cho khách hàng này vay vốn.
+ Nâng cao chất lượng và tư duy dịch vụ, coi các tổ chức tín dụng là các khách hàng và bạn hàng để có phương thức hoạt động hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả. Tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động và điều hành hoạt động của CIC để hiện đại hóa, tự động hóa tất cả các
công đoạn xử lý nghiệp vụđể tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Tăng cường cung cấp các sản phẩm trọn gói từthông tin, phương pháp phân tích, kết quả phân tích, cảnh báo rủi ro và biện pháp khuyến nghị ...
94
3.3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại
- Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, để đảm bảo chất lượng hoạt
động kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng nhà nước cần tiến hành thường xuyên, định kỳ hoặc
đột xuất các cuộc thanh tra, kiểm tra toàn diện hoặc theo chủ đề về việc chấp hành luật lệ về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định đã đăng
ký kinh doanh...
- Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt
động tín dụng tại các NHTM, cần thiết đưa ra các sai phạm cụ thể, kiến nghị các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Cơ quan Thanh tra Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối vềđiều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của
Ngân hàng nhà nước; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản hiện đại về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.