Tỷ lệ trích lập dự phòng theo quy định của ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương chi nhánh vĩnh phúc (Trang 26)

Thông tư số 14/2019/TT-NHNN ngày 24/05/2019 của Thống đốc NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung một sốđiều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng “Tỷ lệ trích lập dựphòng đối với 5 nhóm nợ ”:  Nợ nhóm 1: Trích lập dự phòng 0%  Nợ nhóm 2: Trích lập dự phòng 5%  Nợ nhóm 3: Trích lập dự phòng 20%  Nợ nhóm 4: Trích lập dự phòng 50%  Nợ nhóm 5: Trích lập dự phòng 100% R = max {0,(A-C)} *r R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A: Số dư nợ gốc của khoản nợ; C: Giá trị khấu trừ của TSBĐ; r: Tỷ lệ trích lập dự phòng 1.2.4. Các loại rủi ro tín dụng

1.2.4.1. Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn

Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoảng thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên đến thời hạn mà ngân hàng vẫn

chưa thu hồi được vốn vay. Những tổn thất xảy ra trong trường hợp này người ta gọi đó là rủi ro không hoàn trả nợđúng hạn, điều này sẽ gây ra hai ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng; - Gây cản trởvà khó khăn cho việc chi trảngười gửi tiền;

Ngân hàng là một tổ chức đi vay để cho vay. Chính vì thế khi ngân hàng

huy động được một khoản tiền thì ngay lập tức ngân hàng dùng số tiền đó đểđầu

tư cho vay. Nếu khi đến hạn người vay không trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng sẽ không đủ tiền thanh toán cho khách hàng gửi tiền vào, điều này làm giảm khả năng thanh toán và uy tín của ngân hàng. Nếu khoản tiền đó lớn có thể gây nguy hiểm cho ngân hàng trong việc hoạch định chi trả tiền gửi của khách hàng.

16

Như vậy, ngân hàng phải chịu thiệt hại do khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn. Với những món nợ này người ta gọi là nợ quá hạn. Thời gian quá hạn càng dài thì khảnăng thu hồi vốn càng thấp.

1.2.4.2. Rủi ro do không có khả năng trả nợ

Là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách hàng đi vay đã mất khả năng chi

trả. Do vậy ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của khách hàng

để đỡ một phần nợ gốc. Tuy nhiên vấn đề này hết sức khó khăn vì:

- Giá trị của tài sản thanh lý bị giảm giá rất nhiều so với thời điểm thẩm

định ban đầu;

- Bản thân tài sản thanh lý đó rất khó bán do không ai muốn mua chúng; - Giá trị của tài sản thanh lý thường bị chia sẻ với các chủ nợưu tiên trước

như: nộp thuế cho nhà nước, trả lương cho cán bộ nhân viên. Vì vậy, nhiều khi giá trị còn lại về ngân hàng ít hơn hoặc có khi chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý gần bằng thậm chí lớn hơn khoản tiền nhận được;

Nói chung các món nợ thuộc loại rủi ro này rất phức tạp, khó thu hồi và là gánh nặng thực sựđối với các nhà ngân hàng.

1.2.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng

Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ dẫn đến rủi ro mất khảnăng thanh toán, ngân

hàng không có tiền để trang trải nợ nần cho khách hàng, mất uy tín trước khách hàng. Khách hàng ồạt đến rút tiền điều này có thểđưa ngân hàng đến bờ vực của việc phá sản và vỡ nợ. Mặt khác, do tính riêng biệt của hàng hóa ngân hàng, một ngân hàng phá sản thì theo phản ứng dây chuyền, có thể sẽ kéo theo sự phá sản của hàng loạt các ngân hàng khác. Các cuộc khủng hoảng ngân hàng thường kéo theo sự suy thoái kinh tế, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội.

Rủi ro tín dụng để lại những hậu quả nghiêm trọng như vậy, vì thế công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là rất cần thiết không chỉ cho ngân hàng, khách hàng mà còn cho cả nền kinh tế nói chung.

1.2.5.1. Hậu quả đối với chính bản thân ngân hàng

Ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro không những do nguyên nhân chủ

quan của mình mà còn phải gánh chịu những rủi ro mang tính khách quan do khách quan gây ra. Vì vậy “rủi ro tín dụng của ngân hàng không những là cấp số

17

- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng:Đối với mỗi ngân hàng, uy tín giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Với hoạt động

cơ bản là huy động vốn, các ngân hàng luôn mong muốn tạo dựng uy tín để huy

động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các cá nhân. Trong trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng sẽ tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dẫn đến khảnăng không thu hồi được gốc và lãi, lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng lên. Đây là

nguyên nhân trực tiếp làm giảm uy tín của ngân hàng.

- Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Nó đã ảnh hưởng tới việc hoàn trả của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các khoản đầu

tư, cho vay thu hồi chậm hoặc không thu hồi được trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả vốn huy động một cách đều đặn cả vốn, lãi đúng kỳ hạn. Chính vì thế nó

đã làm hạn chế khảnăng thanh toán của ngân hàng.

- Rủi ro tín dụng làm giảm doanh thu của ngân hàng: Những khoản cho vay gặp rủi ro cho ngân hàng những thiệt hại về mặt tài sản khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm doanh thu của ngân hàng. Còn trong trường hợp

ngân hàng thu được nợ quá hạn thì cũng ảnh hưởng tới tính thanh toán và rủi ro thanh khoản của ngân hàng do đó ảnh hưởng tới doanh thu của ngân hàng.

1.2.5.2 Hậu quả đối với nền kinh tế

Ngân hàng là lĩnh vực có ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế. Hoạt

động ngân hàng có liên quan chặt chẽđến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và cá nhân, hộ gia đình… gây ra những hậu quả xấu cho chính ngân hàng

đồng thời cũng gây ra những tác động xấu cho nền kinh tế. Sự sụp đổ của các ngân hàng sẽ kéo theo sự xáo trộn rất lớn đối với kinh tế - xã hội.

Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng hoang mang lo sợ và kéo nhau ồạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trảlương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng đối với nền kinh tếtrong nước mà còn có sự lan tỏa ra toàn khu vực và trên thế giới.

18

1.3. Quy trình và nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại mại

Xuất phát từ khái niệm quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận biết, phân tích, đánh giá, đo lường, qua đó đưa ra quyết định chấp nhận hoặc hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của các NHTM, quy trình của quản trị rủi ro tín dụngđược chia ra làm các bước như sau:

1.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Tại giai đoạn này, NHTM tiến hành xác định các rủi ro tín dụng mà mình có

thể gặp phải trong quá trình cấp tín dụng. Trong đó, các NHTM đi phân tích thị trường hoạt động chung nền kinh tế, của từng ngành nghề và đặc điểm của các chủ thể vay vốn, qua đó đưa ra các giả thuyết có thể phát sinh rủi ro. Công việc trên được tiến hành thường xuyên liên tục, thông qua các hoạt động chuyên biệt của bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm, bộ phận quản trị rủi ro.

Khi ngân hàng có quan hệ tín dụng với khách hàng, cán bộ tín dụng thường tìm hiểu thông tin về khách hàng để có thể nhận biết một cách đầy đủ và chính

xác.

Có những dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng mà ngân hàng cần nhận biết một cách có hệ thống để có hành động cần thiết nhằm ngăn ngừa và xử lý các dấu hiệu rủi ro đó. Có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt nhưng cũng có dấu hiệu biểu hiện rất rõ ràng:

- Mức độ vay thường xuyên gia tăng;

- Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi;

- Thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho gia hạn nợ, giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ;

- Yêu cầu các khoản vay mới vượt quá nhu cầu phương án;

- Sử dụng sai mục đích vốn vay (vốn ngắn hạn cho đầu tư dài hạn);

- Kinh doanh không thuận lợi, tồn kho tăng, phải thu tăng … ;

- Các hệ số thanh toán xấu đi;

- Có biểu hiện giảm vốn điều lệ;

- Thường xuyên thay đổi lãnh đạo điều hành công ty;

19 - Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, cạnh tranh kém, thị trường bị thu hẹp;

- Thay đổi trên thị trường: Tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu, cập nhật kỹ thuật mới, mất nhà cung ứng hoặc mất khách hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh;

- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính, số liệu không chính xác, trung thực;

1.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Tại một thời kỳ nhất định, dựa trên những phân tích nhận diện đã tiến hành đối với rủi ro tín dụng, NHTM tiến hành đo lường mức độ, số lượng các rủi ro tín dụngcó thể phát sinh. Việc đo lường trên được tiến hành trong phạm vi linh hoạt theo từng khách hàng ( thông qua công tác xếp hạng khách hàng khách hàng & các công cụ đánh giá các dấu hiệu rủi ro trước phát vay thông qua các Driver của EL, PD …), theo lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề và trên quy mô toàn bộ nền kinh tế.

Các chỉ số định lượng rủi ro tín dụng cho các nhà quản trị nhìn thấy một cách trực quan mức độ rủi ro tín dụngcủa NHTM. Các chỉ số đó bao gồm:

- Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = (Số khách hàng có nợ quá hạn /Tổng số khách hàng có dư nợ) * 100%

- Hệ số nợ quá hạn = (Tổng dư nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay) * 100%

Tỷ lệ trên chỉ đề cập đến những khoản nợ đã quá hạn mà không đề cập đến những món vay có một kỳ hạn bị quá hạn. Như vậy, để chính xác hơn ta có:

- Tỷ lệ nợ quá hạn = (Tổng dư nợ có nợ bị quá hạn/tổng dư nợ cho vay)*100%

- Hệ số rủi ro tín dụng = (Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản có) * 100% - Tỷ lệ nợ xấu = (Dư nợ xấu (nhóm 3,4,5)/Tổng dư nợ cho vay) * 100%

1.3.3. Xử lý rủi ro tín dụng

Khi có rủi ro tín dụngxảy ra, các NHTM sẽ phải tiến hành các biện pháp để khắc phục và xử lý rủi ro nhằm thu hồi vốn đồng thời đảm bảo tỷ lệ nợ xấu theo đúng quy định của NHNN.

a. Biện pháp khắc phục

Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với

20

ra các ngân hàng cho vay phải có biện pháp khắc phục để hoạt động kinh doanh của mình được tiếp diễn. Các biện pháp đó là:

(1) Đảo nợ: Là những khoản vay có thời hạn đã đến hạn nhưng khách hàng hiện tại không có khả năng tài chính để trả nợ nên ngân hàng cho vay và khách hàng ngồi lại với nhau đưa ra biện pháp đảo nợ để biến các khoản nợ đến hạn đó thành khoản nợ kỳ hạn khác với các điều kiện thoả thuận giữa ngân hàng cho vay

và khách hàng.

(2) Giảm nợ: Là những khoản vay của khách hàng trong hạn hoặc đến hạn

nhưng khách hàng gặp phải rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán hay các đại dịch … làm cho khách hàng rơi vào tình trạng tài chính yếu kém không thể trả đầy đủ những món vay. Ngân hàng cho vay có thể giảm một phần trong khoản vay để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng cho vay.

(3) Xoá nợ: Đây là những khoản vay của khách hàng đang trong hạn hoặc

hết hạn, ngân hàng đã sử dụng hai biện pháp trên nhưng khách hàng không thể trả nợ hay cùng với chính sách chỉ định của chính phủ xoá nợ cho những đối tượng khách hàng gặp rủi ro mà không thể khắc phục lại được nhữ thiên tai, đại dịch… nhằm ổn định xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân và những đối tượng gặp rủi ro không thể chống cự này.

(4) Yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm nợ vay: Biện pháp này nhằm tăng khả năng bảo đảm cho khoản vay.

(5) Cơ cấu nợ: Là phương án điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ để phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh, nguồn tiền của khách hàng, như rút bớt mức trả nợ gốc hàng tháng, thậm chí tuyên bố huỷ bỏ việc trả vốn gốc trong một khoảng thời gian nào đó;

(6) Thu hồi nợ: Điều này có thể thực hiện bằng việc thúc đẩy sự gia tăng trong quá trình thu ngân bằng việc tạo nhân sự chuyên về lĩnh vực này;

b. Biện pháp xử lý nợ

(1) Phát mại tài sản bảo đảm:Đây là biện pháp mà khi khách hàng không có khả năng trả nợ hay không chịu hợp tác để trả nợ. Để đảm bảo xử lý được nợ thì khi phát mại tài sản bảo đảm, ngân hàng cần phải nghiên cứu về thị trường tài sản, vị trí tài sản, chi phí phát mại… Sau đó ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản cầm cố, thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật;

21

(2) Trả nợ thay: Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay vốn;

(3) Khởi kiện: Khi ngân hàng đã gửi đơn thông báo về thời hạn trả nợ cho khách hàng với thiện chí thân thiện mà khách hàng không hợp tác hay không thông báo gì về tình hình tài chính của khách hàng thì ngân hàng sẽ thực hiện khởi kiện để thu lại phần vốn đã cho khách hàng vay;

(4) Bán nợ: Biện pháp này là biện pháp cuối cùng khi mà ngân hàng không thể phát mại tài sản đảm bảo. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể bán khoản nợ bằng cách áp dụng bán toàn bộ hay một phần của khách hàng cho

công ty hay doanh nghiệp khác nhằm chuyển đổi doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc bổ sung thêm vốn vào hoạt động kinh doanh để khách hàng có thể tồn tại trong tương lai từ đó giúp ngân hàng thu lại được phần nào vốn và bớt đi gánh nặng rủi ro hơn;

(5) Các biện pháp khuyến khích trả nợ: Miễn, giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, không tính lãi phạt…. Biện pháp này áp dụng cho các khách hàng có thiện chí trả nợ gốc.

(6) Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro:Về nguyên tắc, biện pháp này chỉ được áp dụng đối với các khoản nợ xấu sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp áp dụng và xử lý mà vẫn không thu hồi được nợ hoặc các khoản nợ đã phát mãi hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm (cả gốc và lãi); hoặc các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phục được.

Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra làm lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng chứ không có nghĩa là xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Đối với các khoản nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp kỹ thương chi nhánh vĩnh phúc (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)