Mô hình PESTLE

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh và phát triển hệ thống website công ty TNHH nhựa vina eco (Trang 27 - 34)

5. Kết cấu bài báo cáo

2.2.1.1. Mô hình PESTLE

Chính trị và Pháp lý

Nhân tố chính trị - pháp lý là nhân tố quan trọng, không thể bỏ qua đối với mọi doanh nghiệp. Bất cứ sự thay đổi nào của Nhà nước cũng đều liên quan, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế doanh nghiệp phát triển, tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay.

Sự ổn định của hệ thống chính trị, luật pháp, chính sách của một quốc gia có khả năng gây ảnh hưởng đến sự ổn định toàn nền kinh tế nói chung. Hoạt động sản xuất

16

kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Vina Eco cũng không nằm ngoài sự tác động đó và vẫn còn chịu sự điều chỉnh trong khuôn khổ luật pháp của Nhà nước.

Theo Quyết định số 2992⁄QĐ-BCT ngày 17/06/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghệ tiên tiến, sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Tiếp theo đó, trong Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục 10 ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn giai đoạn 2007- 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển, ngành Nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển. Điều này cho thấy ngành Nhựa sẽ được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, công ty Nhựa Vina Eco phải tuân theo Luật Doanh Nghiệp khi hoạt động dưới hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn tại Việt Nam và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, chất thải. Bất cứ sự thay đổi nào của các quy định pháp luật nói trên cũng sẽ tác động đến hoạt động của công ty.

Kinh tế

Là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá, phân tích môi trường vĩ mô của ngành Nhựa nói riêng cũng như ngành công nghiệp chế biến, sản xuất nói chung. Đặc biệt với nền kinh tế Việt Nam hết sức ổn định, sự tăng trưởng đều đặn sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của các doanh nghiệp Nhựa hiện tại.

Bên cạnh đó, với những hiệp định thương mại hiện nay như: Thương mại tự do Việt – Liên minh Châu Âu (EVFTA) hay Hiệp định đối tác kinh tế toàn khu vực (RCEP) sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn trong việc xuất khẩu sản phẩm ra thế giới, giúp các doanh nghiệp Nhựa mở rộng thị trường và mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Sự thay đổi về nền kinh tế mở, cũng như hội nhập kinh tế Thế giới đang mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh tế nước nhà.

Khi nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân và GDP cũng có sự gia tăng đáng kể qua các năm khiến cho nhu cầu tiêu dùng càng được nâng cao. Mức độ quan tâm đến

17

vấn đề sức khỏe ngày càng được chú trọng, nên việc lựa chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe đang dành được sự quan tâm đáng kể từ người tiêu dùng.

Tuy nhiên, sự thay đổi về chính sách và các yếu tố kinh tế như lợi nhuận, lạm phát, lãi suất, thuế… đều có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các doanh nghiệp và đó có thể là thuận lợi hoặc là khó khăn đối với doanh nghiệp.

Xã hội

Xã hội ngày càng phát triển mạnh khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân của người tiêu dùng được tăng lên, dẫn đến đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, do đó nhu cầu về mức sống cũng như sử dụng sản phẩm ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó, cuộc sống ngày càng hiện đại, dân trí ngày càng phát triển nên việc lựa chọn một sản phẩm, một hình thức dịch vụ nào đó của người tiêu dùng đều phải đáp ứng được các yêu cầu cao về chất lượng, mẫu mã của họ đề ra. Quan trọng hơn hết, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm về vấn đề sức khỏe, sự tiện lợi và lợi ích của sản phẩm đối với vấn đề bảo vệ môi trường.

Hiện nay, cộng đồng xã hội đã và đang nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, khi môi trường đang bị tác động mạnh bởi các chất thải đặc biệt là chất thải nhựa sinh hoạt và không có khả năng phân hủy, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của xã hội, phá hủy môi trường sinh thái. Cũng chính vì nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa trong đời sống thường nhật là điều thiết yếu, không thể thiếu đối với người tiêu dùng, nên việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm từ nhựa đang được xã hội quan tâm và cân nhắc khi lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn khi sử dụng.

Ngành nhựa ngày càng chứng tỏ được vai trò to lớn của mình trong đời sống cũng như trong các ngành kinh tế tại Việt Nam. Các sản phẩm làm bằng nhựa được xem là sản phẩm không thể thiếu trong tiêu dùng của người dân Việt Nam và đang được phát huy sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống bao gồm sản phẩm nhựa xây dựng, sản phẩm nhựa bao bì, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao. Nhựa không chỉ là vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào phục vụ đời

18

sống con người, mà còn được dùng làm nguyên vật liệu cho nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như điện, điện tử, giao thông vận tải, nông nghiệp,…

Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng trên thế giới hiện nay nói chung cũng như Việt Nam nói riêng là sử dụng những sản phẩm thiên nhiên, thân thiện với môi trường, không gây hại đến sức khỏe con người cũng như gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đang nhận được sự ủng hộ đặc biệt từ người tiêu dùng. Mặc khác, nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa của xã hội là nhu cầu không thể thiếu do đó, tiềm năng của ngành Nhựa sinh học ở Việt Nam cũng rất thuận lợi, có cơ hội tăng trưởng cũng như tăng khả năng mở rộng thị trường.

Công ty Nhựa Vina Eco cần phải nỗ lực hơn trong việc nghiên cứu các nguyên liệu nhựa sinh học có chất lượng cao, an toàn với sức khỏe con người và môi trường để sản xuất ra sản phẩm nhựa tiêu dùng hằng ngày thân thiện với môi trường, đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của xã hội, khi nhu cầu hướng đến tiêu dùng xanh trong xã hội đang tăng cao. Đây vừa được xem là cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động kinh doanh của Vina Eco.

Công nghệ

Ngày nay, với xu thế hội nhập buộc các doanh nghiệp ở nước ta phải tìm cách để hội nhập, chuyển hướng kinh doanh để mang lại nhiều lợi ích, bắt kịp với nền kinh tế Thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chú ý nâng cao khả năng nghiên cứu và phát triển, không chỉ chuyển giao, làm chủ công nghệ ngoại nhập mà phải có khả năng sáng tạo được kỹ thuật công nghệ tiên tiến.

Khoa học công nghệ phát triển đã giúp cho nhựa trở thành nguyên liệu thay thế cho các sản phẩm truyền thống như gỗ, kim loại,… Và phát triển hơn đó, thay vì các sản phẩm nhựa truyền thống sử dụng một lần như muỗng, nĩa, bao bì nylon,.. công nghệ ngày nay đã nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm xanh từ các nguyên liệu cao cấp hơn. Trong đó, nguyên liệu nhựa phân hủy sinh học (bioplastics) được Thế giới công nhận là giải pháp hàng đầu có khả năng phân hủy 100% bởi tác động của vi khuẩn thành những chất tự nhiên không gây hại, thân thiện với môi trường . Nhựa sinh học kết hợp giữa các polyme có khả năng phân hủy hoàn toàn như PLA, PBA, PBAT.. và nguyên

19

liệu xanh có nguồn gốc tự nhiên như bột ngô, tinh bột thực vật, collagen, xơ cellulose.. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại góp phần tạo ra các sản phẩm nhựa có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao và sự an toàn khi sử dụng đối với người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng tối đa lợi ích khoa học công nghệ mang lại bằng cách đầu tư, áp dụng công nghệ mới vào trong quy trình sản xuất của công ty. Đặc biệt trong ngành nhựa, đang áp dụng một số loại công nghệ phổ biến bao gồm:

- Công nghệ phun ép: sản xuất linh kiện điện tử, điện lực xe máy, thiết bị phun ép.

- Công nghệ đùn thổi: áp dụng trong sản xuất các loại vật liệu, bao bì nhựa; thổi túi PE, PP và cán màng PVC

- Công nghệ sản xuất nhựa sử dụng thanh Profile: sản xuất ống thoát nước PVC, ống nhôm, nhựa, cáp quang, …

Bên cạnh đó, với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, Internet đã tạo ra một làn sóng mới, làm thay đổi thói quen của con người và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp. Số lượng người tham gia sử dụng internet ngày càng tăng vọt, ảnh hưởng lớn đến xã hội cũng như nền kinh tế nước nhà. Tạo ra một môi trường kinh doanh mới với nhiều lĩnh vực, nhiều thuận lợi đối với các doanh nghiệp.

Hình 2.1: Tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam

20

Qua số liệu thống kê cho ta thấy, tỷ lệ sử dụng Internet ở Việt Nam là 64 triệu người chiếm 67% dân số và dự báo còn tăng thêm, điều này rất phù hợp với việc bán hàng và quản lý bán hàng thông qua Internet nhằm tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Internet phát triển tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng hay xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp. Khi tận dụng triệt để lợi ích từ mạng Internet, các doanh nghiệp sẽ không còn lo lắng nhiều về vấn đề mở rộng cũng như phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Môi trường

Hiện nay, biến đổi khí hậu không còn là dự báo mà đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm gây ra nhiều thảm họa, thiên tai trên thế giới. Con người và sự sống trên trái đất đang phải đối mặt trực tiếp với vấn đề ô nhiễm môi trường, đối mặt với những tác nhân gây hại đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và phải gánh chịu những hậu quả do chính mình gây ra. Ô nhiễm môi trường, thiên tai gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.

Theo ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam “Hiện trên cả nước, mỗi ngày có khoảng 80.000 tấn rác thải nhựa được đưa ra môi trường. Và loại rác thải nhựa được "xả" nhiều nhất hiện nay là bao xốp. Mỗi tháng có khoảng 25.000 tấn bao xốp được tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Riêng ống hút nhựa, chỉ tính riêng trong ngành sữa được tiêu thụ khoảng 8 tỷ ống. Trong đó, 80% được xử lý dưới dạng chôn lấp, phần còn lại được xử lý quay vòng theo dạng tái chế” (Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2019). Đây là một con số đáng báo động về tình trạng sử dụng và tiêu thụ nhựa ở Việt Nam, đó là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sự sống.

21

Hình 2.2: Top các nước xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất

Nguồn: Wall Street Journal

Theo báo cáo Wall Street Journal cho biết số lượng rác thải nhựa xả trái phép ra biển hàng năm của Trung Quốc là 8,8 triệu tấn và Indonesia là 3,2 triệu tấn, Philippines đứng thứ 3 với 1,9 triệu tấn và Việt Nam đứng thứ 4 với 1,8 triệu tấn. Rác thải nhựa chưa được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường với số lượng khủng như vậy sẽ gây ra rất nhiều tác hại không chỉ đối với môi trường, mà đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Số lượng rác thải này có khả năng phân thành các mảnh vỡ gây hại cho sinh vật biển cũng như làm ô nhiễm rất nghiêm trọng đến môi trường biển. Tương ứng với lượng rác thải nhựa thải ra môi trường biển của các quốc gia thì nó sẽ phân thành những mảnh vỡ với số lượng nhất định, điển hình như: Trung Quốc với 3,53 triệu mảnh vỡ, Indonesia 1,29 triệu và Việt Nam có 0,73 triệu mảnh vỡ phân ra từ rác thải nhựa có mặt trên biển, gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái môi trường biển và môi trường sống của con người.

22

Chính vì nhu cầu sử dụng nhựa trong đời sống là nhu cầu không thể thiếu, nên việc đưa ra giải pháp sử dụng an toàn, hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp thiết. Ý thức được tầm quan trọng này, Nhà nước luôn khuyến khích người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp sử dụng nhựa có hiệu quả, đúng mục đích, đặc biệt là đảm bảo được an toàn đối với môi trường. Đối với người tiêu dùng, ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống, nên cũng dần chuyển sang hướng sử dụng sản phẩm xanh nhằm hạn chế lượng rác thải không phân hủy được ra môi trường.

Vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng trong thời đại, vì môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Trong khi đó, Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường cùng với quá trình chuyển bước công nghệ hóa, hiện đại hóa đã phát sinh ra nhiều vấn đề về môi trường. Cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu hưởng thụ con người càng cao, dần hình thành lối sống tiêu thụ, lãng phí, kèm theo đó là thói quen xả rác bừa bãi. Con người đang phải đối mặt với nhiều loại chất thải khó phân hủy, nguy hại, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là các sản phẩm rác thải nilon, rác thải nhựa đang ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) (năm 2017) đánh giá, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về rác thải nhựa. Hiện rác thải nhựa được thu gom rất ít, chủ yếu mới do cá nhân thực hiện. Lĩnh vực tái chế phế liệu tại Việt Nam cũng chưa phát triển, một số cơ sở ngành nhựa thực hiện tái chế phế liệu thì quy mô còn nhỏ, công nghệ rất lạc hậu, hiệu quả tái chế thấp.

Các yếu tố mang tính bất khả kháng như thời tiết, khí hậu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, kế hoạch cũng như quy trình tổ chức, quy trình vận chuyển và sản xuất hàng hóa gây thiệt hại lớn về tài chính cũng như nguồn nhân lực của công ty.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh và phát triển hệ thống website công ty TNHH nhựa vina eco (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)