ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT GẠO TRONG PHƢƠNG PHÁP NÉM

Một phần của tài liệu đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 66)

4.4.1. Tỷ lệ xay chà

Theo Nguyễn Đình Giao và ctv (1997) cho rằng tỷ lệ vỏ trấu chiếm khoảng 20%, trọng lƣợng hạt chiếm khoảng 80%. Trong đó cám và phôi nhủ chiếm 8 – 10%, vì vậy tỷ lệ gạo trắng chiếm khoảng 70% và gạo nguyên chiếm khoảng 50%. Phẩm chất hạt gạo đƣợc quyết định bởi nhiều yếu tố nhƣ: giống, môi trƣờng sản xuất, hệ thống thu hoạch sau thu hoạch và chế biến (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).

Bảng 4.21: Tỷ lệ gạo lức (%), tỷ lệ gạo trắng (%) và tỷ lệ gạo nguyên (%) của ba giống lúa áp dụng phƣơng pháp mạ ném ở Minh Thuận, U Minh Thƣợng.

Tên giống Gạo lức Gạo trắng Gạo nguyên

Một bụi đỏ 79,5 69,8 63,3 ST5 75,6 69,8 63,3 Huyết Rồng 79,2 67,9 61,8

Trung bình 78,1 69,2 62,8

Tỷ lệ gạo lức: Bảng 4.21 ta thấy rằng ba giống lúa sử ở nghiệm thức ném có tỷ lệ gạo lức trung bình 78,1%, tỷ lệ cao nhất là Một bụi đỏ 79,5% và thấp nhất là ST5 với 75,6%. Nhìn chung có Một bụi đỏ và Huyết Rồng có tỷ lệ gạo lức đạt loại tốt, ST5 có tỷ lệ gạo lức trung bình theo phân loại tỷ lệ gạo lức IRRI (1996).

Tỷ lệ gạo trắng: Kết quả Bảng 4.20 cho thấy các giống có tỷ lệ gạo trắng trung bình 69,2%, qua Hình 4.8 cho ta thấy tỷ lệ gạo trắng của ba giống xấp xỉ bằng nhau, trừ Huyết Rồng có tỷ lệ gạo trắng thấp 67,9%. Nhìn chung tỷ lệ gạo trắng của ba giống lúa đạt loại tốt theo phân loại gạo trắng IRRI (1996).

Tỷ lệ gạo nguyên: Qua Bảng 4.21 và Hình 4.8 cho thấy tỷ lệ gạo nguyên trung bình là 62,8%, Một bụi đỏ và ST5 có tỷ lệ gạo nguyên tƣơng đƣơng nhau 63,3%, Huyết Rồng có tỷ lệ gạo nguyên thấp nhất 61,8%. Nhìn chung ba giống thí nghiệm đều đạt tiêu chuẩn tỷ lệ gạo nguyên của Nguyễn Ngọc Đệ (2008) tỷ lệ gạo nguyên khoảng 50%. Tỷ lệ gạo nguyên liên quan chặt chẽ đến độ bạc bụng của hạt gạo (Lê Xuân Thái, 2003).

52

Theo Jenning và ctv (1979), tiêu chuẩn để đánh giá chiều dài và hình dạng hạt có sự thay đổi giữa các quốc gia trên thị trƣờng. Kích thƣớc và hình dạng hạt có tƣơng quan chặt chẽ với năng suất gạo nguyên. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì kích thƣớc và dạng hạt (tỷ lệ dài/rộng) khác nhau tùy thuộc vào đặc tính giống. Hạt thon dài thƣờng dễ gãy, nứt hơn hạt tròn và do đó, tỷ lệ xay xát thấp. Chiều dài và hình dạng hạt là tính trạng ổn định nhất và ít bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng, chủ yếu bị ảnh hƣởng bởi di truyền và lai tạo.

Bảng 4.22: Chiều dài (mm), chiều rộng (mm) và hình dạng hạt gạo của ba giống lúa sử dụng phƣơng pháp mạ ném thí nghiệm tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng.

Tên giống Chiều dài

gạo Chiều rộng gạo Tỷ lệ dài/rộng Một Bụi đỏ 6,3 1,9 3,3 ST5 7,1 1,7 4,2 Huyết Rồng 6,6 1,8 3,7 Trung bình 6,7 1,8 3,7

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm năm 2013)

Qua Bảng 4.22 cho thấy các giống thí nghiệm có chiều dài hạt gạo của Một bụi đỏ, ST5, Huyết Rồng lần lƣợt là 6,3 mm, 7,1 mm và 6,6 mm. Trung bình dài hạt gạo là 6,7 mm, cao nhất là ST5 và thấp nhất là Một bụi đỏ. Nhìn chung, chiều dài hạt của ba giống thí nghiệm thuộc vào mức độ hạt dài theo bảng phân loại chiều dài hạt gạo trắng theo IRRI (1996).

Từ Bảng 4.22 cho thấy chiều rộng trung bình của ba giống lúa thí nghiệm là 1,8 mm, rộng nhất là Một bụi đỏ với 1,9 mm, nhỏ nhất là ST5 với 1,7 mm.

Hình dạng hạt có liên quan với tỷ lệ gạo nguyên: Hình dạng hạt gạo càng mảnh, dài và độ bạc bụng cao thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp; kiểu hạt hơi thon, hơi tròn hoặc tròn và không bạc bụng thì khi chà sẽ ít gãy và có tỷ lệ gạo nguyên cao (Lê Doãn Diên, 1990).

Qua Bảng 4.21 cho thấy tỷ lệ dài/rộng của Một bụi đỏ, ST5, Huyết Rồng lần lƣợt là 3,3 mm, 4,2 mm, và 3,7 mm, tỷ lệ dài/rộng trung bình là 3,7 mm. Cao nhất là ST5 và thấp nhất là Một bụi đỏ. Nhìn chung, ba giống thí nghiệm đều thuộc dạng thon dài, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

53

Theo Lê Xuân Thái (2005) tỷ lệ bạc bụng là một tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hạt gạo, bạc bụng của gạo là đặc tính di truyền của giống và chịu tác động lớn của điều kiện môi trƣờng ở giai đoạn lúa vào chắc đến chín. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) vết bạc bụng sẽ bị mất đi trong quá trình nấu chín gạo. Tỷ lệ bạc bụng chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố môi trƣờng trong quá trình tạo hạt và phơi sấy. Tuy nhiên bạc bụng nhiều gây ảnh hƣởng đến tỷ lệ gạo nguyên, làm giảm giá trị nông sản.

Bảng 4.23: Tỷ lệ bạc bụng cấp 0, cấp 1, cấp 5, cấp 9 của ba giống lúa áp dụng phƣơng pháp ném ở Minh Thuận, U Minh Thƣợng.

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2013)

Qua Bảng 4.23 cho thấy tỷ lệ bạc bụng cấp 0 của ba giống lúa thí nghiệm trung bình 73,6%, cao nhất là ST5 với 98,3%, thấp nhất là Một bụi đỏ với 26,7%. Nhìn chung tỷ lệ bạc bụng cấp 0 của ba giống lúa rất cao. Bạc bụng cấp 1 trung bình của ba giống lúa thí nghiệm là 7,9%, Một bụi đỏ có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 cao nhất 22%, ST5 không bị bạc bụng cấp 1 và Huyết Rồng 1,7% bạc bụng cấp 1. Bạc bụng cấp 5 trung bình của ba giống là 10,1%, Một bụi đỏ vẫn có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 cao nhất với 29,7%, ST5 vẫn không bị bạc bụng và tỷ lệ Huyết Rồng bạc bụng cấp 5 vẫn rất thấp chỉ 0,7%. Trung bình bạc bụng cấp 9 của ba giống là 8,6% với tỷ lệ bạc bụng của Một bụi đỏ, ST5 và Huyết Rồng lần lƣợt là 21,7%, 1,7% và 2,3%, Một bụi đỏ vẫn có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 cao nhất và ST5 thấp nhất. Nhìn chung ST5 và Huyết Rồng có tỷ lệ bạc bụng cấp 1, 5, 9 thấp đều đó cho thấy rất đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng, đặc biệt là ST5 thích hợp cho việc tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu.

4.5. NHẬN XÉT CHUNG

4.5.1 Kết quả khảo sát tình hình mạ ném tại Minh Thuận

Tên giống Tỷ lệ bạc bụng (%) Cấp 0 Cấp 1 Cấp 5 Cấp 9 Một bụi đỏ 26,7 22 29,7 21,7 ST5 98,3 0 0 1,7 Huyết Rồng 95,7 1,7 0,7 2,3 Trung bình 73,6 7,9 10,1 8,6

54

Qua kết quả điều tra nông hộ hầu hết nông dân ở vùng Minh Thuận – U Minh Thƣợng đã và đang áp dụng phƣơng pháp mạ ném trong mô hình kết hợp tôm – lúa là mô hình sản xuất đƣợc nông hộ đánh giá là đem lại hiệu quả hơn (cả về kinh tế lẫn môi trƣờng sinh thái) so với chuyên canh một vụ tôm.

Phƣơng pháp áp dụng mạ ném trong canh tác lúa – tôm giúp sản xuất bền vững, không những hạn chế rủi ro khi gặp những thời tiết bất lợi, nâng cao hiệu quả kinh tế đối với con tôm mà nông dân cũng giảm đƣợc chi phí thuốc phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trƣờng sinh thái. Qua kết quả điều tra nông hộ cho thấy phần lớn diện tích đất canh tác của nông hộ còn manh mún, nhỏ lẻ, phần lớn là từ 0,1 – 1 ha chiếm 70% còn diện tích trên 2 ha chỉ chiếm 3,3%, do nuôi trong vuông tôm nên không sử dụng cơ chế hóa trong sản xuất. Trong vùng khảo sát, đa số nông hộ sử dụng giống Một bụi đỏ (56,7%), giống ST5 (40%), giống khác (3,3%). Với mật độ cấy tƣơng đối thƣa nên lúa ít sâu bệnh và nông hộ chỉ canh tác lúa trong một vụ nên nông hộ ít sử dụng phân thuốc hóa học, phần lớn chỉ bón phân 2 lần chiếm (60%) và đa số sử dụng thuốc hóa học 1 lần chiếm đến 56,7% nông hộ phỏng vấn. Tuy nhiên năng suất rất thấp phần lớn năng suất thấp hơn 600 kg chiếm đến 90% do ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng (đất mặn) cộng thêm nông hộ nơi đây không chú trọng vụ lúa. Qua đó đã nói lên đƣợc phần nào xu hƣớng nông hộ sử dụng phƣơng pháp mạ ném trong vùng khảo sát là ít tốn giống, chi phí thấp, ít sâu bệnh, giảm nhân công lại thêm lúa nhanh tốt và thích hợp với mô hình tôm – lúa.

4.5.2. Các giống lúa thí nghiệm

Qua kết quả theo dõi, ghi nhận và đánh giá về chỉ tiêu nông học, phẩm chất hạt, các thành phần năng suất của 3 giống lúa thí nghiệm với hai nghiệm thức cấy và ném tại Minh Thuận – U Minh Thƣợng, vụ đông xuân 2013, có những nhận xét sau:

Một bụi đỏ

Một bụi đỏ là một trong ba giống lúa thích hợp nhất khi áp dụng phƣơng pháp mạ ném, có năng suất 3,6 tấn/ha ở nghiệm thức mạ ném, đạt năng suất nhƣ trên là nhờ các thành phần năng suất ở nghiệm thức mạ ném đạt khá cao, với trọng lƣợng 1000 hạt đạt 24,7 g ở nghiệm thức ném, số bông/m2

đạt 201 bông.

Một bụi đỏ có thời gian sinh trƣởng 139 ngày là giống lúa dài ngày, có chiều cao phát triển tốt ở các giai đoạn, chiều cao tối đa đạt 124,3 cm ở nghiệm thức mạ ném, số chồi/m2 đạt tối đa ở giai đoạn 75 NSKC và đạt 254 chồi ở nghiệm thức

55

ném, tuy nhiên có chiều dài bông tƣơng đối thấp ở nghiệm thức ném (19,3 cm) và thấp hơn nghiệm thức cấy (19,5 cm) nhƣng không đáng kể.

Giống có tỷ lệ bạc bụng khá cao cấp 0 là 26,7%, cấp 1 là 22%, cấp 5 là 29,7% và cấp 9 là 21,7%. Hạt gạo thon dài (tỷ lệ dài/rộng: 3,3), tỷ lệ gạo lức và gạo trắng tốt lần lƣợt là 79,5% và 69,8% còn tỷ lệ gạo nguyên thì rất tốt với 63,3%.

ST5

ST5 cũng là giống lúa thích hợp với phƣơng pháp mạ ném chỉ thua Một bụi đỏ, có năng suất cao nhất trong ba giống lúa đạt 3,9 tấn/ha ở nghiệm thức ném, đạt đƣợc năng suất trên là nhờ trọng lƣợng 1000 hạt cao nhất trong ba giống lúa đạt 25,6 g ở nghiệm thức ném, số hạt chắc trên bông là 60 hạt, và số bông/m2

ở nghiệm thức ném (181 bông) cao hơn nghiệm thức cấy (149 bông).

ST5 có thời gian sinh trƣởng 120 ngày là giống lúa dài ngày, có chiều cao cao nhất ở giai đoạn thu hoạch là 115 cm ở nghiệm thức ném, tuy nhiên số chồi đạt tối đa ở giai đoạn 45 NSKC ở nghiệm thức mạ ném 212 chồi, và có chiều dài bông cao nhất trong giống lúa là 25,7 cm ở nghiệm thức ném.

Tuy nhiên giống có hạt gạo thon dài (tỷ lệ dài/rộng: 4,2) và hầu nhƣ không bạc bụng với tỷ lệ bạc bụng cấp 0 là 98,3%, tỷ lệ gạo trắng và gạo nguyên đạt loại tốt lần lƣợt là 69,8% và 63,3%, còn tỷ lệ gạo lức trung bình (75,6%).

Huyết Rồng

Huyết Rồng có nguồn gốc từ Long An với thời gian sinh trƣởng 120 ngày, do có chiều cao cao nhất trong hai giống lúa thí nghiệm còn lại đạt 158 cm ở nghiệm thức cấy, tuy nhiên số chồi/m2 thấp chỉ có 146 chồi ở nghiệm thức ném, và dài bông cũng khá cao ở nghiệm thức ném (25,5 cm).

Giống lúa có năng suất thấp nhất tuy nhiên năng suất ở nghiệm thức ném là 2,8 tấn/ha vẫn cao hơn nghiệm thức cấy, do số bông/m2 chỉ đạt 124 bông ở nghiệm thức cấy, số hạt chắc/bông 96 hạt ở nghiệm thức ném và trọng lƣợng 1000 hạt 24,7 g.

Tuy nhiên giống có hạt gạo thon dài (tỷ lệ dài/rộng: 3,7), hầu nhƣ bạc bụng thấp với bạc bụng cấp 0 đạt 95,7%, với tỷ lệ gạo lức và gạo trắng đạt loại tốt lần lƣợt là 79,2%, 67,9%, riêng tỷ lệ gạo nguyên đạt loại rất tốt đạt 61,8%.

56

Nhìn chung giống lúa Huyết Rồng không sinh trƣởng tốt trong môi trƣờng lúa – tôm, và không thích hợp đối với phƣơng pháp mạ ném.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Dựa vào kết quả khảo sát tình hình sản xuất mạ ném của nông hộ và kết quả thí nghiệm giữa nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném tại Minh Thuận, huyện U Minh Thƣợng chúng tôi có một số kết luận sau:

Nông hộ ở Minh Thuận thích phƣơng pháp mạ ném do mạ ném có các ƣu thế hơn hẳn phƣơng pháp cấy truyền thống. Phƣơng pháp mạ ném có những ƣu điểm so với cấy bằng tay biểu hiện ở giảm công lao động, giảm giống, giảm chi phí phân thuốc.

Hai giống lúa Một bụi đỏ và ST5 đƣợc nông hộ canh tác nhiều nhất chiếm đến 97% và cũng là hai giống lúa thích nghi tốt với phƣơng pháp mạ ném, có chiều cao và số chồi/m2

ở nghiệm thức ném cao hơn ở nghiệm thức cấy, về năng suất cả hai giống lúa đều đạt trên 3 tấn/ha và phẩm chất gạo đạt loại tốt.

5.2.KIẾN NGHỊ

Do điều kiện thời gian thí nghiệm có hạn nên thí nghiệm theo dõi tình hình sâu bệnh và thử tính chống chịu sâu bệnh chƣa đƣợc thực hiện, đề nghị thực hiện thêm.

Cần có kế hoạch triển khai, nhân rộng phƣơng pháp mạ ném đến đông đảo bà con nông dân. Thông qua các tổ chức khuyến nông hội thảo để triển khai tiến bộ khoa học kỷ thuật, quy trình canh tác tiên tiến đến nông dân.

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách, luận văn, tài liệu:

* Tiếng Việt

Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004. Giống lúa và sản xuất hạt giống lúa tốt. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Bùi Chí Bửu, 1996. Nghiên cứu sự ổn định về chất lượng gạo trong điều kiện canh tác, thu hoạch khác nhau của tỉnh Đồng Tháp. Sở khoa học công nghệ và môi trƣờng tỉnh Đồng Tháp.

Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 2011. Cải tiến giống lúa phẩm chất gạo tốt tiếp cận chiến lược mới. Chuyên đề “ Sản xuất và cung ứng lúa giống các tỉnh phía Nam.

Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000. Một số vấn đề cần biết về xuất khẩu gạo. NXB Nông nghiệp.

Bùi Chí Bửu và ctv., 1997. Nghiên cứu nâng cao chất lƣợng bộ giống lúa cao sản trên địa bàn tỉnh An Giang. Sở KHCN và MT tỉnh An Giang.

Bùi Chí Bửu. 1998. Phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao và ổn định. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng tỉnh Cần Thơ.

Bùi Chí Bửu. 2004. Cải tiến giống lúa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp đến năm 2010. Hội nghị quốc gia về chọn tạo giống lúa. NXB Nông Nghiệp. Tp Hồ Chí Minh.

Bùi Huy Đáp, 1978. Lúa Việt Nam trong vùng lúa Nam và Đông Nam Châu Á. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Đào Thế Tuấn. 1970. Sinh lý ruộng lúa năng suất cao. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Lê Doãn Diên. 1990. Vấn đề về chất lượng lúa gạo. Tạp chí khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế - nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số 332.

Lê Ngọc Thu. 1979. Đặc điểm sinh lý ruộng lúa NN3A dưới ảnh hưởng của 6 mật độ cấy. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

58

Lê Xuân Thái và Lê Thu Thủy, 2005. Ảnh hưởng của điều kiện canh tác, mùa vụ và công nghệ sau thu hoạch lên phẩm chất gạo của một số giống lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Ngô Ngọc Hƣng. 2003. Giáo trình Ô nhiễm đất đai. Trƣờng Đại học Cần Thơ. Nguyễn Đình Giao. 1997. Giáo trình Cây Lúa. NXB Nông Nghiệp. Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Đệ. 1998. Giáo trình cây lúa. Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Hệ Thống Canh Tác. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Ngọc Đệ. 2008. Giáo trình cây lúa. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Phƣớc Tuyên,1997. Tính ổn định phẩm chất gạo trong điều kiện canh tác và thu hoạch khác nhau tại Đồng Tháp. Luận văn cao học. Đại hoc Cần Thơ. Nguyễn Thành Phƣớc, 2003. Đánh giá năng suất và phẩm chất của một số giống/dòng lúa tép Hành đột biến tại Sóc Trăng. Luận án thạc sĩ nông nghiệp trƣờng Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Kiều Trinh, 2007. So sánh năng suất và phẩm chất của 21 giống lúa ngắn ngày tại nông trại khu II - Đại học Cần Thơ vụ Hè Thu năm 2006. Luận văn tốt nghiệp đại học Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)