Tên giống Tỷ lệ bạc bụng (%) Cấp 0 Cấp 1 Cấp 5 Cấp 9 Một bụi đỏ 26,7 22 29,7 21,7 ST5 98,3 0 0 1,7 Huyết Rồng 95,7 1,7 0,7 2,3 Trung bình 73,6 7,9 10,1 8,6
54
Qua kết quả điều tra nông hộ hầu hết nông dân ở vùng Minh Thuận – U Minh Thƣợng đã và đang áp dụng phƣơng pháp mạ ném trong mô hình kết hợp tôm – lúa là mô hình sản xuất đƣợc nông hộ đánh giá là đem lại hiệu quả hơn (cả về kinh tế lẫn môi trƣờng sinh thái) so với chuyên canh một vụ tôm.
Phƣơng pháp áp dụng mạ ném trong canh tác lúa – tôm giúp sản xuất bền vững, không những hạn chế rủi ro khi gặp những thời tiết bất lợi, nâng cao hiệu quả kinh tế đối với con tôm mà nông dân cũng giảm đƣợc chi phí thuốc phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trƣờng sinh thái. Qua kết quả điều tra nông hộ cho thấy phần lớn diện tích đất canh tác của nông hộ còn manh mún, nhỏ lẻ, phần lớn là từ 0,1 – 1 ha chiếm 70% còn diện tích trên 2 ha chỉ chiếm 3,3%, do nuôi trong vuông tôm nên không sử dụng cơ chế hóa trong sản xuất. Trong vùng khảo sát, đa số nông hộ sử dụng giống Một bụi đỏ (56,7%), giống ST5 (40%), giống khác (3,3%). Với mật độ cấy tƣơng đối thƣa nên lúa ít sâu bệnh và nông hộ chỉ canh tác lúa trong một vụ nên nông hộ ít sử dụng phân thuốc hóa học, phần lớn chỉ bón phân 2 lần chiếm (60%) và đa số sử dụng thuốc hóa học 1 lần chiếm đến 56,7% nông hộ phỏng vấn. Tuy nhiên năng suất rất thấp phần lớn năng suất thấp hơn 600 kg chiếm đến 90% do ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng (đất mặn) cộng thêm nông hộ nơi đây không chú trọng vụ lúa. Qua đó đã nói lên đƣợc phần nào xu hƣớng nông hộ sử dụng phƣơng pháp mạ ném trong vùng khảo sát là ít tốn giống, chi phí thấp, ít sâu bệnh, giảm nhân công lại thêm lúa nhanh tốt và thích hợp với mô hình tôm – lúa.