Chiều dài và hình dạng hạt gạo

Một phần của tài liệu đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 29 - 30)

Chiều dài hạt gạo là tính trạng ổn định nhất, ít bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng, đƣợc điều khiển bởi đa gen (Bùi Chín Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2011).

Cùng với chiều dài hạt gạo, đặc tính hình dáng và kích thƣớc của hạt (tỷ lệ dài/rộng) là một thuộc tính khá ổn định của từng giống lúa. Những hạt dài và mảnh thƣờng dễ bị gãy vỡ hơn trong quá trình xay xát so với những hạt ngắn và rộng. Do vậy, độ thu hồi gạo trắng sau xay xát cũng thấp hơn (Nguyễn Văn Xuân và ctv., 2010).

Theo Cruz và Khush (2000) hình dạng hạt gạo đƣợc xét dựa trên tỷ lệ chiều dài/chiều rộng của hạt gạo nguyên đã đƣợc chà trắng. Tuy tỷ lệ xay chà là quan trọng nhƣng hình dạng và kích thƣớc hạt lại là tiêu chí đầu tiên của các nhà chọn giống trong việc chọn và phổ biến các giống lúa mới.

Hình dạng hạt có tƣơng quan với tỷ lệ gạo nguyên: hình dạng càng mảnh, dài và độ bạc bụng cao thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp; kiểu hạt hơi thon, hơi tròn hoặc tròn và không bạc bụng thì khi chà hạt sẽ ít gãy và có tỷ lệ gạo nguyên cao (Lê Doãn Diên, 1990).

15

Kết quả nghiên cứu của Takeda et al., (1978) cho thấy rằng kích thƣớc hạt có liên quan chặt chẽ đến năng suất. Ở giống lúa thông thƣờng kích thƣớc hạt đƣợc điều khiển bởi đa gen, ở những giống lúa có hạt rất to, rất nhỏ hoặc có sự đột biến về dạng hạt nó đƣợc điều khiển bởi một hoặc một vài gen chủ lực.

Sở thích chiều dài hạt gạo thay đổi rất lớn từ vùng này đến vùng khác. Tuy nhiên, ngày nay xu hƣớng trên thế giới có chiều hƣớng tiêu dùng gạo có chiều dài gạo từ dài đến rất dài (Jenning et al., 1979).

Một phần của tài liệu đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)