Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 53 - 58)

 Năng suất

Qua kết quả điều tra đƣợc thống kê ở Bảng 4.13 cho thấy năng suất của một vụ lúa của nông hộ chênh lệch khá cao, hộ có năng suất cao nhất đạt 900 kg/1000m2 còn hộ có năng suất thấp nhất chỉ có 400 kg/1000m2, năng suất trung bình giữa các hộ là 600 kg/1000m2. Số hộ có năng suất thấp hơn 600 kg chiếm 90% trong 30 hộ đƣợc phỏng vấn, năng suất từ 600 – 800 kg chiếm 6,7%, còn lại 3,3% số hộ có năng suất lớn hơn 800 kg. Nhìn chung năng suất lúa của nông hộ thấp do mất cân đối giữa các khâu ném mạ ở mật độ ném thƣa cộng với khâu chăm sóc, đầu tƣ vật tƣ nông nghiệp, khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Do vậy việc cơ giới hóa ở khâu thu hoạch, nâng cao tầm quan trọng của vụ lúa cho ngƣời dân cũng nhƣ tính toán lại mức đầu tƣ và mật độ cấy nhằm cải thiện năng suất lúa là một việc cần đƣợc giải quyết tại địa phƣơng này.

Bảng 4.13: Năng suất từ canh tác lúa của nông hộ

Năng suất (kg/1000m2

39 số (%) < 600 kg 27 90,0 Từ 600 – 800 kg 2 6,7 > 800 kg 1 3,3 Trung bình 600 kg 400 kg 900 kg Nhỏ nhất Lớn nhất

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ tháng 12 năm 2013)

Lý do chọn phương pháp mạ ném của nông hộ

Bảng 4.14: Lý do sử dụng phƣơng pháp mạ ném của nông hộ so với phƣơng pháp sạ

Lý do Tần số Tỷ lệ (%) Thứ tự ƣu tiên

Ít tốn giống 24 80,0 1 Chi phí thấp 19 63,3 2 Lúa nhanh tốt 14 46,7 3 Ít sâu bệnh 9 30,0 4 Thích hợp với nuôi tôm 7 23,3 5 Giảm nhân công 4 13,3 6

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ tháng 12 năm 2013)

Theo kết quả điều tra nông hộ, qua Bảng 4.14 cho thấy nông dân sử dụng phƣơng pháp mạ ném với một số lý do nhƣ: ít tốn giống so với sạ (chiếm 80%), theo điều tra trung bình mỗi công ruộng canh tác theo phƣơng pháp mạ ném tốn khoảng 6,5 kg thóc giống trong khi đó trung bình phƣơng pháp sạ tốn khoảng 20 kg giống cho một công ruộng, qua đó cho thấy mạ ném tiết kiệm đƣợc một lƣợng lớn thóc giống. Lí do chi phí thấp (chiếm 63,3%) do mạ ném ít tốn giống cộng thêm chi chí thuê nhân công giảm, nhẹ công chăm sóc hơn phƣơng pháp sạ. Lý do lúa nhanh tốt (chiếm 46,7%) do mạ ném khi đƣa ra ngoài đồng lúc cây lúa khoảng một tháng tuổi, do vậy cây lúa đã có sức chống chịu với đất mặn trong môi trƣờng nuôi tôm, và trong một tháng gieo mạ trên bờ nông hộ có điều kiện rửa mặn khoảng 2 đến 3 đợt, trong khi đó sạ phải đƣa giống thẳng xuống ruộng lúc giống còn nhỏ do đó khả năng chịu mặn rất thấp lúa sinh trƣởng sẽ bị èo ọt hoặc dẫn đến chết làm hao hụt giống. Lý do ít sâu bệnh so với sạ chiếm 30% do ném thƣa nên ít sâu bệnh so với phƣơng pháp sạ. Vừa nuôi tôm kết hợp với trồng lúa vì vậy mạ ném thích hợp với môi trƣờng nuôi tôm do ít dùng phân thuốc hóa học cũng nhƣ tạo môi trƣờng đa dạng cho tôm, cua, cá phát triển chiếm 23,3%. So với phƣơng

40

pháp sạ thì mạ ném giảm đƣợc nhân công (chiếm 13,3%) trong quá trình chăm sóc do sạ mật độ dày nhiều sâu bệnh do đó phải tăng cƣờng khâu chăm sóc thâm đồng, phun thuốc và bón phân để hỗ trợ thêm cho cây lúa sinh trƣởng phát triển tốt, kéo theo việc nuôi tôm không hiệu quả do lƣợng phân thuốc hóa học quá nhiều. Vì vậy phƣơng pháp mạ ném rất thích hợp với mô hình lúa – tôm cũng nhƣ môi trƣờng ở nơi đây.

Phương pháp ném so với phương pháp cấy

So với phƣơng pháp cấy, khi ném thì lúa nhanh tốt hơn, mạ ném bộ rễ đƣợc bảo toàn, cây mạ sinh trƣởng khỏe không bị chết, đƣa ra ruộng nhanh bén rễ hồi xanh, cây lúa có điều kiện đẻ nhánh sớm và đều. Theo điều tra nông hộ phƣơng pháp cấy phải tốn nhiều thời gian và phải còng lƣng để cấy trong khi mạ ném chỉ tốn trung bình khoảng 7 giờ/công/ngƣời và giảm đƣợc tiền mƣớn nhân công khoảng 100.000 đồng.

4.2. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC 4.2.1. Thời gian sinh trƣởng 4.2.1. Thời gian sinh trƣởng

Theo Yoshida (1985) đối với lúa cấy có thời gian sinh trƣởng khoảng 100 ngày và lúa gieo thẳng (sạ) có thời gian sinh trƣởng khoảng 90 ngày là ngắn nhất để đạt đƣợc năng suất cao một cách hợp lý và rút ngắn thời gian sinh trƣởng là biện pháp hạn chế để thời gian sinh trƣởng có thể ngắn nhất với tiềm năng năng suất vẫn cao. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) lúa ngắn hay dài ngày là do sự kéo dài chủ yếu của giai đoạn tăng trƣởng. Thời gian của các giai đoạn tăng trƣởng có thể thay đổi một ít do phụ thuộc vào đặc tính giống, đất đai, mùa vụ trồng, phân bón, chế độ chăm sóc và nhiệt độ môi trƣờng. Tuy nhiên lúa có thời gian sinh trƣởng quá ngắn (75 – 80 ngày) thì cây lúa không đủ thời gian để tích lũy chất khô trong quá trình sinh trƣởng và sinh thực nên cây lúa sẽ cho năng suất thấp (Yoshida, 1981).

Bảng 4.15: Thời gian sinh trƣởng của 3 giống lúa sản xuất trên mô hình lúa – tôm tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng

Stt Tên giống Thời gian sinh trƣởng (ngày)

1 Một Bụi Đỏ 139

2 ST5 120

3 Huyết Rồng 120

41

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ tháng 12 năm 2013)

Kết quả Bảng 4.15 cho thấy thời gian sinh trƣởng của 3 giống lúa thí nghiệm tƣơng đối trung bình, giống có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất là ST5 và Huyết Rồng là 120 ngày, một bụi đỏ có thời gian sinh trƣởng cao nhất 139 ngày. Các giống lúa đều có thời gian sinh trƣởng phù hợp với vùng sản xuất lúa – tôm chỉ trồng lúa một vụ.

4.2.2. Chiều cao cây

Theo Võ Tòng Xuân (1986) cho rằng: yêu cầu tốt nhất cho giống lúa năng suất cao ở đồng ruộng Việt Nam là lúa phải có chiều cao trung bình 80 – 110 cm. Còn Jenning và ctv., (1979) cũng cho rằng cây lúa có chiều cao thích hợp từ 80 – 100 cm và có thể lên đến 120 cm trong điều kiện nào đó. Chiều cao cây là do yếu tố di truyền quyết định, nhƣng chịu ảnh hƣởng của kỹ thuật canh tác và điều kiện môi trƣờng.

Chiều cao mạ trƣớc khi cấy của Một bụi đỏ, ST5, Huyết Rồng lần lƣợt là 30 cm, 32 cm và 52 cm, chiều cao mạ của Một bụi đỏ và ST5 tƣơng đƣơng nhau và cao nhất là Huyết Rồng 52 cm cho thấy mạ phát triển tốt trong giai đoạn 22 ngày tuổi đủ điều kiện để chuẩn bị cấy (chiều cao đƣợc đo khi chuẩn bị cấy).

Qua Bảng 4.16 cho thấy ở giai đoạn 15 ngày sau khi cấy (NSKC) trung bình chiều cao của ba giống lúa khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, cao nhất là Huyết Rồng với 44,3 cm, thấp hơn là Một bụi đỏ 43,7 cm và thấp nhất là ST5 chỉ cao 39 cm. Ở thời điểm này chƣa đánh giá đƣợc giống lúa nào phát triển tốt, sự chênh lệch chiều cao trên do đặc tính nông học của mỗi loại giống khác nhau dẫn đến chiều cao khác nhau. Đối với nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném chiều cao cây trong giai đoạn này có khác biệt ý nghĩa 1%, khác biệt rõ nhất là giống lúa Huyết Rồng, ở nghiệm thức ném là (48,5 cm) có chiều cao cây cao hơn nghiệm thức cấy khoảng 8 cm. Trong khi đó ST5 và Một bụi đỏ đều có chiều cao cây ở nghiệm thức ném cao hơn nghiệm thức cấy nhƣng không đáng kể, do ở giai đoạn này khi cấy thì cây mạ đã bị dúi sâu xuống mặt đất làm tổn thƣơng rể vì vậy cây lúa cấy đang trong giai đoạn phục hồi, còn mạ ném cây mạ không bị tổn thƣơng phần chỉ cần bén rể và phát triển bình thƣờng.

Ở giai đoạn 45 NSKC trung bình chiều cao của các giống lúa khác biệt ý nghĩa 1%, cụ thể cao nhất là giống lúa Huyết Rồng có chiều cao là 86,3 cm, thấp hơn là Một bụi đỏ với 76,8 cm và thấp nhất là ST5 63,3 cm. Nhìn chung giai đoạn này tốc độ phát triển của các giống lúa rất nhanh trung bình tăng khoảng 33 cm

42

trong vòng 30 ngày. Đối với nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném chiều cao cây trong giai đoạn này không khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê, ở Một bụi đỏ chiều cao cây ở nghiệm thức ném là 78,3 cm cao hơn nghiệm thức cấy (75,3 cm), ST5 chiều cao cây ở nghiệm thức ném cũng cao hơn nghiệm thức cấy cụ thể là cấy (61,2 cm) cao hơn là ném 65,5 cm, riêng chỉ có Huyết Rồng có chiều cao cây ở nghiệm thức cấy cao hơn nghiệm thức ném nhƣng không đáng kể.

Giai đoạn 75 NSKC trung bình chiều cao cây của ba giống lúa có khác biệt ý nghĩa 1%, cao nhất vẫn là Huyết Rồng 151,3 cm, thấp hơn là ST5 109 cm, và thấp nhất là Một bụi đỏ 105,7 cm. Ở giai đoạn này chiều cao cây phát triển rất nhanh trung bình cao hơn khoảng 46,5 cm trong vòng 30 ngày. Đối với chiều cao cây ở nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném không khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê, ở giai đoạn này chiều cao của tất cả ba giống ở nghiệm thức ném đều cao hơn chiều cao cây ở nghiệm thức cấy cụ thể thấy rỏ nhất là ST5 chiều cao ở nghiệm thức ném là 110,7 cm còn ở nghiệm thức cấy là 107,3 cm, Một bụi đỏ chiều cao ở nghiệm thức cấy là 104,3 cm, nghiệm thức ném là 107 cm, Huyết Rồng ở nghiệm thức ném là 153 cm cao ở hơn nghiệm thức cấy 149,7 cm.

Giai đoạn thu hoạch nhìn chung chiều cao của các giống lúa phát triển chậm do cây lúa tập trung các chất dinh dƣỡng để nuôi dƣỡng bông và hạt, trung bình chiều cao của ba giống có lúa khác biệt ý nghĩa 1%, cao nhất vẫn là Huyết rồng 158 cm, thấp hơn là Một bụi đỏ 124,2 cm và thấp nhất là ST5 115 cm. Đối với chiều cao cây ở nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném không khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê, ở giai đoạn này Một bụi đỏ và ST5 có chiều cao ở nghiệm thức cấy thấp hơn ở nghiệm thức ném thấy rỏ nhất là ST5 chiều cao ở nghiệm thức ném là 115 cm, ở nghiệm thức cấy là 108 cm, riêng giống lúa Huyết rồng chiều cao cây ở nghiệm thức ném thấp hơn nhƣng không đáng kể.

Nhìn chung qua bốn giai đoạn chiều cao cây của các giống lúa ở nghiệm thức ném đều cao hơn ở nghiệm thức cấy, một phần cũng do đặc tính di truyền và một phần là do nghiệm thức ném thích hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi đây. Nhƣng xét trên phƣơng diện tốc độ phát triển của ba giống lúa thì cả ba giống lúa đều phát triển tốt.

43

Bảng 4.16: Diễn biến chiều cao cây (cm) khác biệt giữa nghiệm thức cấy và ném của 3 giống lúa khảo sát ở Minh Thuận, U Minh Thƣợng

Tên Giống Nghiệm

thức

Chiều cao cây

15 NSKC 45 NSKC 75 NSKC Thu hoạch Một bụi đỏ Cấy 43,0 75,3 104,3 124,0 Ném 44,5 78,3 107,0 124,3 Trung bình 43,7 a 76,8 b 105,7 b 124,2 b ST5 Cấy 36,3 61,2 107,3 108,0 Ném 41,7 65,5 110,7 115,0 Trung bình 39 b 63,3 c 109 b 111,5 c Huyết Rồng Cấy 40,2 87,0 149,7 158,3 Ném 48,5 85,7 153,0 157,7 Trung bình 44,3 a 86,3 a 151,3 a 158,0 a Trung Bình 42,4 75,5 122,0 131,2 CV% 4,4 5,2 3,9 3,3 F giống ** ** ** ** F cấy, ném ** ns ns ns F tƣơng tác * ns ns ns

Chú thích: **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%; ns: khác biệt không có ý nghĩa; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

Trong cùng một cột, những chữ số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê

Một phần của tài liệu đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)