53
Theo Lê Xuân Thái (2005) tỷ lệ bạc bụng là một tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hạt gạo, bạc bụng của gạo là đặc tính di truyền của giống và chịu tác động lớn của điều kiện môi trƣờng ở giai đoạn lúa vào chắc đến chín. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) vết bạc bụng sẽ bị mất đi trong quá trình nấu chín gạo. Tỷ lệ bạc bụng chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố môi trƣờng trong quá trình tạo hạt và phơi sấy. Tuy nhiên bạc bụng nhiều gây ảnh hƣởng đến tỷ lệ gạo nguyên, làm giảm giá trị nông sản.
Bảng 4.23: Tỷ lệ bạc bụng cấp 0, cấp 1, cấp 5, cấp 9 của ba giống lúa áp dụng phƣơng pháp ném ở Minh Thuận, U Minh Thƣợng.
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2013)
Qua Bảng 4.23 cho thấy tỷ lệ bạc bụng cấp 0 của ba giống lúa thí nghiệm trung bình 73,6%, cao nhất là ST5 với 98,3%, thấp nhất là Một bụi đỏ với 26,7%. Nhìn chung tỷ lệ bạc bụng cấp 0 của ba giống lúa rất cao. Bạc bụng cấp 1 trung bình của ba giống lúa thí nghiệm là 7,9%, Một bụi đỏ có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 cao nhất 22%, ST5 không bị bạc bụng cấp 1 và Huyết Rồng 1,7% bạc bụng cấp 1. Bạc bụng cấp 5 trung bình của ba giống là 10,1%, Một bụi đỏ vẫn có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 cao nhất với 29,7%, ST5 vẫn không bị bạc bụng và tỷ lệ Huyết Rồng bạc bụng cấp 5 vẫn rất thấp chỉ 0,7%. Trung bình bạc bụng cấp 9 của ba giống là 8,6% với tỷ lệ bạc bụng của Một bụi đỏ, ST5 và Huyết Rồng lần lƣợt là 21,7%, 1,7% và 2,3%, Một bụi đỏ vẫn có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 cao nhất và ST5 thấp nhất. Nhìn chung ST5 và Huyết Rồng có tỷ lệ bạc bụng cấp 1, 5, 9 thấp đều đó cho thấy rất đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng, đặc biệt là ST5 thích hợp cho việc tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu.