Theo Yoshida (1981) về mặt lý thuyết ở điều kiện đặc biệt, một cây lúa có thể mọc ra 40 chồi. Tuy nhiên, trong thực tế tất cả những mầm chồi không nhất
44
thiết phát triển thành chồi. Khoảng cách trồng, ánh sáng, nguồn dinh dƣỡng và điều kiện môi trƣờng, kỹ thuật canh tác ảnh hƣởng đến sự nảy chồi. Số chồi hình thành bông ít hơn so với chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trƣớc khi đạt số chồi tối đa. Ở lúa cấy, khoảng 10 – 30 chồi có thể đƣợc sinh ra trong điều kiện trồng hợp lý, nhƣng chỉ 2 – 5 chồi đƣợc hình thành trong lúa sạ thẳng (Nguyễn Thành Phƣớc, 2003). So sánh chỉ tiêu nhánh hữu hiệu với số nhánh tối đa trên cây thì thấy rằng những giống nào đẻ nhánh nhiều thƣờng tỷ lệ chồi hữu hiệu thấp (Vũ Văn Viết và ctv, 2004).
Qua Bảng 4.17 cho thấy số chồi/m2
trung bình của ba giống lúa ở giai đoạn 15 NSKC có khác biệt ý nghĩa 1%, cao nhất là Một bụi đỏ 97 chồi, thấp hơn là ST5 95 chồi và thấp nhất là Huyết Rồng 70 chồi. Đối với nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném số chồi/m2 có sự chênh lệch tƣơng đối cao với khác biệt ý nghĩa 1%, cụ thể cho thấy nghiệm thức ném có số chồi/m2 cao hơn nghiệm thức cấy, có sự khác biệt lớn nhất thể hiện ở giống ST5 với số chồi/m2 ở nghiệm thức ném đến 118 chồi trong khi đó ở nghiệm thức cấy chỉ có 73 chồi, Một bụi đỏ với nghiệm thức ném là 103 chồi, nghiệm thức cấy là 91 chồi, Huyết rồng có số chồi thấp tuy nhiên vẫn khác biệt rỏ giữa nghiệm thức cấy (65 chồi) và nghiệm thức ném (75 chồi). Nhìn chung giai đoạn này các giống lúa thích hợp với phƣơng pháp mạ ném.
Ở giai đoạn 45 NSKC trung bình số chồi/m2
của ba giống lúa có tốc độ nảy chồi khá cao có khác biệt ý nghĩa 1%, cao nhất là Một bụi đỏ với 227 chồi, thấp hơn là ST5 179 chồi và thấp nhất là Huyết Rồng 144 chồi. Đối với nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném số chồi/m2 của nghiệm thức ném cao hơn số chồi/m2 của nghiệm thức cấy, với khác biệt ý nghĩa 1%, cụ thể ST5 có số chồi/m2 ở nghiệm thức ném (212 chồi) cao hơn so với nghiệm thức cấy (146 chồi) đến 66 chồi, Một bụi đỏ với nghiệm thức ném là 231 chồi cao hơn so với nghiệm thức cấy là 223 chồi, Huyết rồng có số chồi/m2 ở nghiệm thức ném vẫn cao hơn nghiệm thức cấy nhƣng không đáng kể ở giai đoạn này.
Giai đoạn 75 NSKC số chồi/m2 của ba giống có tốc độ nảy chồi chậm và giảm đi nhƣng không đáng kể và các chồi sẽ rụi đi do không có khả năng cạnh tranh ánh sáng và chất dinh dƣỡng với các chồi hữu hiệu, trung bình số chồi/m2 của ba giống lúa có khác biệt ý nghĩa 1%, cao nhất vẫn là Một bụi đỏ 234 chồi, thấp hơn là ST5 182 chồi và thấp nhất vẫn là Huyết Rồng 143 chồi. Đối với nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném chênh lệch tƣơng đối cao với khác biệt ý nghĩa 1%, cụ thể thấy rỏ nhất là Một bụi đỏ với nghiệm thức ném (254 chồi) cao
45
hơn số chồi/m2 ở nghiệm thức cấy (214 chồi) đến 40 chồi, ST5 cũng có số chồi/m2 ở nghiệm thức ném (201 chồi) cao hơn ở nghiệm thức cấy (163 chồi), số chồi/m2 của giống lúa Huyết Rồng ở nghiệm thức ném cao hơn nghiệm thức cấy nhƣng không đáng kể.
Qua kết quả phân tích thống kê Bảng 4.17 cho thấy tốc độ nảy chồi của ba giống lúa tƣơng đối cao, cao nhất là Một bụi đỏ, kế đến là ST5 và thấp nhất là Một bụi đỏ. Và thấy rỏ lợi thế của mạ ném ở đặc tính nông học này.
Bảng 4.17:Diễn biến số chồi/m2
khác biệt giữa nghiệm thức cấy và ném của ba giống lúa thí nghiệm tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng.
Tên giống Nghiệm thức Số chồi/m2
15 NSKC 45 NSKC 75 NSKC Một bụi đỏ Cấy 91,0 223,0 214,0 Ném 103,0 231,0 254,0 Trung bình 97,0 a 227,0 a 234,0 a ST5 Cấy 73,0 146,0 163,0 Ném 118,0 212,0 201,0 Trung bình 95,0 a 179,0 b 182,0 b Huyết Rồng Cấy 65,0 142,0 140,0 Ném 75,0 146,0 146,0 Trung bình 70,0 b 144,0 c 143,0 c Trung bình 87,0 183,0 186,0 CV% 9,3 4,7 6,1 F giống ** ** ** F cấy,ném ** ** ** F tƣơng tác ** ** **
Ghi chú: **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
Trong cùng một cột, những chữ số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê