Giai đoạn làm mạ của các nông hộ

Một phần của tài liệu đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 43 - 47)

Giống lúa

Bảng 4.1: Biểu đồ thể hiện giống lúa nông hộ sử dụng tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng.

Giống Tần số Tỷ lệ (%)

Một bụi đỏ 17 56,7

ST5 12 40,0

Khác 1 3,3

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ tháng 12 năm 2013)

Qua Bảng 4.1 và Hình 4.1 cho thấy nông hộ sử dụng giống lúa Một bụi đỏ chiếm 56,7%, ST5 chiếm 40%, hai giống lúa trên là giống lúa chủ lực thích hợp với điều kiện canh tác vùng này và một số giống lúa khác chiếm 3,3%.

Theo kết quả ghi nhận đƣợc từ các nông hộ sử dụng phần lớn giống lúa Một bụi đỏ, do ở Minh Thuận có tập quán sản xuất luân canh tôm – lúa bà con nông dân tin tƣởng sử dụng vì đây là giống lúa có tính thích nghi cao nhƣ khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán, đất nhiễm mặn và cho năng suất ổn định. Do ngƣời dân không chú trọng cho vụ lúa, chỉ sản xuất lúa để có thể hấp thu các chất thải độc hại và cách ly mầm bệnh cho vụ tôm nuôi tiếp theo.

29

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện giống lúa đƣợc sử dụng của nông hộ tại Minh Thuận

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ tháng 12 năm 2013)

Diện tích canh tác của nông hộ

Qua Bảng 4.2 và Hình 4.2 cho thấy rằng hộ hộ có diện tích canh tác cao nhất 6 ha, hộ có diện tích canh tác thấp nhất chỉ có 0,1 ha, qua đó cho thấy diện tích canh tác giữa các nông hộ có sự chênh lệch với nhau khá cao. Trung bình giữa các nông hộ là 1,06 ha. Qua Bảng 4.2 cũng cho thấy số hộ có diện tích canh tác nhỏ hơn 0,1 ha chiếm 6,7% trong tổng số hộ đƣợc phỏng vấn. Diện tích canh tác từ 0,1 – 1 ha chiếm 70%, diện tích canh tác từ 1 – 2 ha chiếm 20% và số hộ có diện tích canh tác trên 2 ha chiếm 3,3%. Nhìn chung, các nông hộ phỏng vấn tại xã Minh Thuận đa phần có diện tích canh tác ít nhƣng thu nhập chính của họ là vụ tôm nên cũng đảm bảo đƣợc đời sống vật chất. Tuy nhiên nuôi tôm mang nhiều rủi ro vì vậy không ít hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4.2: Diện tích canh tác của nông hộ tại xã Minh Thuận (ĐVT: ha)

Diện tích (ha) Số hộ Tỷ lệ (%) < 0,1 ha 2 6,7 0,1 – 1 ha 21 70,0 1 – 2 ha 6 20,0 > 2 ha 1 3,3 Trung bình 1,06 ha 0,1 ha Nhỏ nhất 40,0% 56,7% 3,3% Một bụi đỏ ST5 Khác

30

Lớn nhất 6 ha

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ tháng 12 năm 2013)

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện diện tích canh tác lúa của nông hộ

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ tháng 12 năm 2013)

Mật độ gieo mạ

Qua Bảng 4.3 cho thấy rằng mật độ gieo mạ cao nhất 90 kg/100m2, mật độ gieo mạ thấp nhất 6 kg/100m2

và mật độ gieo mạ trung bình là 35,6 kg/100m2. Mật độ gieo mạ từ 20 – 40 kg/100m2 có 15 hộ chiếm 50% trong tổng số hộ đƣợc phỏng vấn, tiếp đến là mật độ gieo mạ từ 10 – 20 kg/100m2 có 6 hộ chiếm 20%, với 4 hộ có mật độ gieo mạ từ 40 – 60 kg/100m2 chiếm 13,3% và còn lại 6,7% số hộ có mật độ gieo mạ nhỏ hơn 10 kg/100m2. Qua đó cho thấy nông dân ở đây có tập quán gieo mạ tự phát, nhắm chừng, do canh tác bằng mạ ném nên nông dân sợ mạ chết khi gặp điều kiện bất lợi. Điều này cho thấy cần phải có khuyến cáo tập huấn kỹ thuật gieo và chăm sóc mạ phù hợp nhằm giảm lƣợng giống cũng đồng thời giảm một phần chi phí trong sản xuất.

70,0% 6,7% 3,3% 20,0% < 0,1 ha Từ 0,1 - 1 ha Từ 1 - 2 ha > 2 ha

31

Bảng 4.3: Mật độ gieo mạ của nông hộ tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng

(ĐVT:kg/100m2 ) Mật độ gieo mạ (kg/100m2) Số hộ Tỷ lệ (%) < 10 2 6,7 Từ 10 – 20 6 20,0 Từ 20 – 40 15 50,0 Từ 40 – 60 4 13,3 > 60 3 10,0 Trung bình 35,6 (kg/100m2) Nhỏ nhất 6 (kg/100m2) Lớn nhất 90 (kg/100m2)

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ tháng 12 năm 2013)

Vị trí luống gieo

Bảng 4.4: Vị trí luống mạ của nông hộ tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vị trí luống mạ Số hộ Tỷ lệ (%)

Sân nhà 4 13,3

Bờ vuông 17 56,7 Nơi khác 9 30,0

32

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện vị trí luống mạ của nông hộ

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ tháng 12 năm 2013)

Qua Bảng 4.4 và Hình 4.3 cho thấy rằng nông hộ gieo mạ ở bờ vuông chiếm phần lớn với 56,7%, do Minh Thuận chủ yếu là mô hình lúa – tôm trong đó lúa làm một vụ trong năm, nông hộ sử dụng bờ vuông để gieo mạ để thuận lợi cho việc vận chuyển mạ. Với 30% luống mạ đƣợc gieo ở nơi khác nhƣ: bờ sông, ruộng...cũng vì lí do gần ruộng canh tác, thuận lợi chăm sóc mạ. Còn lại 13,3% luống mạ đƣợc gieo ở sân nhà thuận lợi cho việc chăm sóc quản lý. Nhìn chung nông hộ gieo luống mạ ở những nơi phù hợp vận chuyển đến ruộng lúa, nơi tiện chăm sóc và đất tốt dễ nảy mầm đồng thời cũng nên tránh để gia cầm, chuột cắn phá hoại.

Một phần của tài liệu đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 43 - 47)