Diễn biến số lá

Một phần của tài liệu đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 60 - 63)

46

Lá cũng ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây lúa, lá không những vận chuyển chất dinh dƣỡng mà còn giúp cây quang hợp để phát triển tốt. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998) từ các nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 80 – 90% chất khô trong cây đƣợc tạo thành là do quang hợp, phần còn lại là chất khoáng lấy từ đất. Theo Mastushima (1976) đặc điểm cây lúa cho năng suất cao là giữ càng nhiều lá xanh trên bông càng tốt. Qua kết quả thống kê của bảng 4.18 ở giai đoạn 15 NSKC số lá trung bình của 3 giống lúa không khác biệt ý nghĩa ý nghĩa, giai đoạn này cả ba giống đều có 3 lá cho thấy giống lúa đang ở giai đoạn phục hồi cây lúa chƣa khỏe, ở giai đoạn 45 NSKC lúc này cây lúa đang khỏe đƣợc thể hiện qua số lá trung bình của các giống lúa đều có 4 lá (không khác biệt ý nghĩa thống kê). Đối với nghiệm thức cấy và ném trong 2 giai đoạn đầu không có sự khác biệt về số lá. Ở giai đoạn 75 NSKC số lá trung bình của ba giống lúa có sự chênh lệch về tốc độ ra lá có khác biệt ý nghĩa 1%, cụ thể cao nhất là Một bụi đỏ đạt 5 lá, ST5 và Huyết Rồng đều có trung bình là 4 lá. Đối với nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném có khác nhau số lá (không khác biệt ý nghĩa thống kê), rỏ nhất là Huyết Rồng và ST5 có số lá ở nghiệm thức ném (4 lá) cao hơn ở nghiệm thức cấy (3 lá), riêng giống lúa Một bụi đỏ không có sự khác nhau giữa hai nghiệm thức cả hai đều đạt 5 lá, ở giai đoạn này cho thấy cây phát triển khỏe nhất.

Bảng 4.18: Diễn biến số lá của ba giống lúa thí nghiệm tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng.

Tên giống Nghiệm thức Số lá

15 NSKC 45 NSKC 75 NSKC Một bụi đỏ Cấy 3 4 5 Ném 3 4 5 Trung bình 3 4 5 a ST5 Cấy 3 4 3 Ném 3 4 4 Trung bình 3 4 4 b Huyết Rồng Cấy 3 4 3 Ném 3 4 4 Trung bình 3 4 4 b Trung bình 3 4 4 CV% 11,8 12,9 10,8 F giống ns ns ** F cấy,ném ns ns ns

47

F tƣơng tác ns ns ns

Chú thích:**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%; ns: khác biệt không có ý nghĩa

Trong cùng một cột, những chữ số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê

4.2.5. Chiều dài bông

Theo Vũ Văn Liết và ctv (2004) giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, trọng lƣợng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao. Theo Setter và ctv (1994) qua kết quả phân tích mô hình INTERCOM ngƣời ta dự báo rằng quang hợp có thể gia tăng 25 – 40% nếu độ cao của bông lúa trong quần thể thấp hơn 40% chiều cao của tán lá.

Qua kết quả Bảng thống kê 4.19 cho thấy trung bình chiều dài bông của ba giống lúa có sự chênh lệch giữa các giống với khác biệt ý nghĩa 1%, cụ thể dài nhất là ST5 với dài bông đạt 25,4 cm, ngắn hơn là Huyết Rồng (25 cm) và ngắn nhất là Một bụi đỏ 19,4 cm. Đối với nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném có sự chênh lệch chiều dài bông (không khác biệt ý nghĩa thống kê), rỏ nhất là Huyết Rồng có chiều dài bông ở nghiệm thức ném (25,5 cm) dài hơn ở nghiệm thức cấy (24,6 cm) khoảng 1 cm, ST5 cũng có dài bông ở nghiệm thức ném (25,7 cm) cao hơn dài bông ở nghiệm thức cấy (25,1 cm), riêng giống lúa Một bụi đỏ có dài bông ở nghiệm thức ném thấp hơn dài bông ở nghiệm thức cấy nhƣng không đáng kể.

Bảng 4.19: Chiều dài bông (cm) của ba giống lúa thí nghiệm đƣợc trồng tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng.

Tên giống Nghiệm thức Dài bông

Một bụi đỏ Cấy 19,5 Ném 19,3 Trung bình 19,4 b ST5 Cấy 25,1 Ném 25,7 Trung bình 25,4 a Huyết Rồng Cấy 24,6 Ném 25,5 Trung bình 25,0 a Trung bình 23,3

48

CV% 2,8

F giống **

F cấy, ném ns

F tƣơng tác ns

Chú thích:**: khác biệt ý nghĩa 1%; ns: khác biệt không có ý nghĩa

Trong cùng một cột, những chữ số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)