Hạt chắc trên bông

Một phần của tài liệu đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 64)

Thƣờng số hoa trên bông quá nhiều dể dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dƣỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc cao và ngƣợc lại. Muốn có năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải đạt 80%. Số hạt chắc trên bông dao động từ 80 – 100 hạt đối với lúa sạ hoặc từ 100 – 120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện đồng ruộng ĐBSCL (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Qua kết quả Bảng 4.20 cho thấy trung bình hạt chắc/bông của ba giống lúa có sự khác biệt đáng kể với khác biệt ý nghĩa 1%, cụ thể cao nhất là giống lúa Huyết Rồng 91 hạt, thấp hơn là Một bụi đỏ 77 hạt và thấp nhất là ST5 chỉ có 60 hạt. Đối với sự khác biệt của nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném (không khác biệt ý nghĩa), cụ thể Huyết Rồng có hạt chắc/bông của nghiệm thức cấy (96 hạt) cao hơn hạt chắc/bông của nghiệm thức ném (86 hạt), Một bụi đỏ cũng có số hạt chắc/bông của nghiệm thức cấy (78 hạt) cao hơn nghiệm thức ném (75 hạt) tuy nhiên không đáng kể, riêng giống lúa ST5 có số hạt chắc/bông của hai nghiệm thức bằng nhau là 60 hạt. Qua kết quả thống kê đa số các giống lúa có số hạt chắc/bông nhỏ hơn (< 80 hạt) không phù hợp với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ (2008) đối với cây lúa, cho thấy đất mặn và điều kiện tự nhiên ở đây cũng gây ảnh hƣởng một phần vào quá trình canh tác lúa.

Một phần của tài liệu đánh giá kỹ thuật mạ ném và mạ cấy trong mô hình lúa tôm tại u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 64)