4.3.1. Số bông/m2
Số bông/m2
là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất của các giống lúa, đƣợc quyết định vào giai đoạn sinh trƣởng ban đầu của cây lúa chủ yếu từ giai đoạn cấy đến khoảng 10 ngày trƣớc khi trổ. Đối với lúa cấy, số bông trên đơn vị diện tích cần thiết để cho năng suất cao là 350 – 450 bông (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Qua kết quả thống kê của Bảng 4.20 cho thấy trung bình số bông/m2 của ba giống lúa có khác biệt ý nghĩa 1%, lớn nhất là Một bụi đỏ có 188 bông, thấp hơn là ST5 165 bông, thấp nhất là Huyết Rồng chỉ có 121 bông. Đối với nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném có mức chênh lệch số bông/m2 với khác biệt ý nghĩa 1%, thấy rỏ nhất là ST5 có số bông/m2 của nghiệm thức ném là 181 bông cao hơn nghiệm thức cấy chỉ có 149 bông, Một bụi đỏ cũng có số bông/m2 của nghiệm thức ném (201 bông) cao hơn nghiệm thức cấy (174 bông), riêng giống lúa Huyết Rồng có số bông/m2
ở nghiệm thức ném (119 bông) thấp hơn của nghiệm thức cấy (124 bông) nhƣng không đáng kể.
Bảng 4.20: Thành phần năng suất và năng suất thực tế của ba giống lúa thí nghiệm ở Minh Thuận, U Minh Thƣợng.
Tên giống Nghiệm
thức Bông/m2 Chắc/bông Trọng lƣợng 1000 hạt (g) Năng suất thực tế (tấn/ha) Một bụi đỏ Cấy 174,0 78,0 24,3 3,0 Ném 201,0 75,0 24,7 3,6 Trung bình 188,0 a 77,0 b 24,5 b 3,3 a ST5 Cấy 149,0 60,0 25,4 3,5 Ném 181,0 60,0 25,6 3,9 Trung bình 165,0 b 60,0 c 25,5 a 3,7 a
49 Huyết Rồng Cấy 124,0 96,0 24,7 2,6 Ném 119,0 86,0 24,7 2,8 Trung bình 121,0 c 91,0 a 24,7 b 2,7 b Trung bình 158,0 76 24,9 3,2 CV% 7,9 11,3 1,5 7,6 F giống ** ** ** ** F cấy, ném ** ns ns ns F tƣơng tác ns ns ns ns
Chú thích:**: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%; ns: khác biệt không có ý nghĩa
Trong cùng một cột, những chữ số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê
4.3.2. Hạt chắc trên bông
Thƣờng số hoa trên bông quá nhiều dể dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dƣỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc cao và ngƣợc lại. Muốn có năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải đạt 80%. Số hạt chắc trên bông dao động từ 80 – 100 hạt đối với lúa sạ hoặc từ 100 – 120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện đồng ruộng ĐBSCL (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Qua kết quả Bảng 4.20 cho thấy trung bình hạt chắc/bông của ba giống lúa có sự khác biệt đáng kể với khác biệt ý nghĩa 1%, cụ thể cao nhất là giống lúa Huyết Rồng 91 hạt, thấp hơn là Một bụi đỏ 77 hạt và thấp nhất là ST5 chỉ có 60 hạt. Đối với sự khác biệt của nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném (không khác biệt ý nghĩa), cụ thể Huyết Rồng có hạt chắc/bông của nghiệm thức cấy (96 hạt) cao hơn hạt chắc/bông của nghiệm thức ném (86 hạt), Một bụi đỏ cũng có số hạt chắc/bông của nghiệm thức cấy (78 hạt) cao hơn nghiệm thức ném (75 hạt) tuy nhiên không đáng kể, riêng giống lúa ST5 có số hạt chắc/bông của hai nghiệm thức bằng nhau là 60 hạt. Qua kết quả thống kê đa số các giống lúa có số hạt chắc/bông nhỏ hơn (< 80 hạt) không phù hợp với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ (2008) đối với cây lúa, cho thấy đất mặn và điều kiện tự nhiên ở đây cũng gây ảnh hƣởng một phần vào quá trình canh tác lúa.
50
Trọng lƣợng 1000 hạt chủ yếu là do đặc tính di truyền của các giống quyết định. Tuy nhiên đặc tính này cũng chịu ảnh hƣởng một phần của điều kiện môi trƣờng vào thời kỳ giảm nhiễm trên cỡ hạt cho đến khi vào chắc rộ trên độ no đầy của hạt. Trọng lƣợng 1000 hạt của các giống thƣờng biến động trong khoảng từ 20 – 30 gam. Trọng lƣợng hạt đƣợc quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa chín, nhƣng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Qua kết quả ở Bảng 4.20 cho thấy trung bình trọng lƣợng 1000 hạt của ba giống lúa có khác biệt ý nghĩa 1%, cụ thể trọng lƣợng 1000 hạt của giống lúa ST5 là cao nhất 25,5 g, kế đến là Huyết Rồng 24,7 g và thấp nhất là Một bụi đỏ 24,5 g. Đối với trọng lƣợng 1000 hạt giữa nghiệm thức ném và nghiệm thức cấy, nhìn chung nghiệm thức ném có trọng lƣợng 1000 hạt cao hơn nghiệm thức cấy, thấy rỏ nhất là Một bụi đỏ có trọng lƣợng 1000 hạt của nghiệm thức ném là 24,7 g còn của nghiệm thức cấy là 24,3 g, ST5 cũng có trọng lƣợng 1000 hạt của nghiệm thức ném (25,6 g) cao hơn ở nghiệm thức cấy (25,4 g), riêng Huyết Rồng có trọng lƣợng 1000 hạt của hai nghiệm thức bằng nhau (24,7 g). Các giống thí nghiệm phù hợp với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ (2008) trọng lƣợng 1000 hạt thƣờng biến động trong khoảng 20 – 30 g.
4.3.4. Năng suất (tấn/ha)
Năng suất lúa thƣờng đƣợc công bố ở ẩm độ 14%. Năng suất đƣợc hình thành và chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bốn yếu tố nhƣ số bông/m2, số hạt chắc trên bông, trọng lƣợng 1000 hạt, tỷ lệ hạt chắc. Muốn tăng năng suất lúa không thể chỉ tác động riêng rẽ từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp các yếu tố liên quan trên (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Qua Bảng số liệu thống kê ở 4.20 cho thấy năng suất trung bình của ba giống lúa thí nghiệm tƣơng đối thấp có khác biệt ý nghĩa 1%, cao nhất là ST5 với năng suất 3,7 tấn/ha, thấp hơn là Một bụi đỏ với năng suất 3,3 tấn/ha, thấp nhất là Huyết Rồng năng suất chỉ có 2,7 tấn/ha. Đối với năng suất giữa nghiệm thức cấy và nghiệm thức ném không khác biệt ý nghĩa thống kê, cụ thể ở giống lúa ST5 có năng suất ở nghiệm thức ném là 3,9 tấn/ha cao hơn nghiệm thức cấy 3,5 tấn/ha, Một bụi đỏ năng suất ở nghiệm thức ném (3,6 tấn/ha) cao hơn nghiệm thức cấy chỉ có 3 tấn/ha, Huyết Rồng có năng suất ở nghiệm thức ném là 2,8 tấn/ha cao hơn của nghiệm thức cấy chỉ có 2,6 tấn/ha. Các giống có năng suất tƣơng đối thấp do ảnh hƣởng của sâu bệnh và chim chuột.
51
4.4. ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT GẠO 4.4.1. Tỷ lệ xay chà 4.4.1. Tỷ lệ xay chà
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv (1997) cho rằng tỷ lệ vỏ trấu chiếm khoảng 20%, trọng lƣợng hạt chiếm khoảng 80%. Trong đó cám và phôi nhủ chiếm 8 – 10%, vì vậy tỷ lệ gạo trắng chiếm khoảng 70% và gạo nguyên chiếm khoảng 50%. Phẩm chất hạt gạo đƣợc quyết định bởi nhiều yếu tố nhƣ: giống, môi trƣờng sản xuất, hệ thống thu hoạch sau thu hoạch và chế biến (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).
Bảng 4.21: Tỷ lệ gạo lức (%), tỷ lệ gạo trắng (%) và tỷ lệ gạo nguyên (%) của ba giống lúa áp dụng phƣơng pháp mạ ném ở Minh Thuận, U Minh Thƣợng.
Tên giống Gạo lức Gạo trắng Gạo nguyên
Một bụi đỏ 79,5 69,8 63,3 ST5 75,6 69,8 63,3 Huyết Rồng 79,2 67,9 61,8
Trung bình 78,1 69,2 62,8
Tỷ lệ gạo lức: Bảng 4.21 ta thấy rằng ba giống lúa sử ở nghiệm thức ném có tỷ lệ gạo lức trung bình 78,1%, tỷ lệ cao nhất là Một bụi đỏ 79,5% và thấp nhất là ST5 với 75,6%. Nhìn chung có Một bụi đỏ và Huyết Rồng có tỷ lệ gạo lức đạt loại tốt, ST5 có tỷ lệ gạo lức trung bình theo phân loại tỷ lệ gạo lức IRRI (1996).
Tỷ lệ gạo trắng: Kết quả Bảng 4.20 cho thấy các giống có tỷ lệ gạo trắng trung bình 69,2%, qua Hình 4.8 cho ta thấy tỷ lệ gạo trắng của ba giống xấp xỉ bằng nhau, trừ Huyết Rồng có tỷ lệ gạo trắng thấp 67,9%. Nhìn chung tỷ lệ gạo trắng của ba giống lúa đạt loại tốt theo phân loại gạo trắng IRRI (1996).
Tỷ lệ gạo nguyên: Qua Bảng 4.21 và Hình 4.8 cho thấy tỷ lệ gạo nguyên trung bình là 62,8%, Một bụi đỏ và ST5 có tỷ lệ gạo nguyên tƣơng đƣơng nhau 63,3%, Huyết Rồng có tỷ lệ gạo nguyên thấp nhất 61,8%. Nhìn chung ba giống thí nghiệm đều đạt tiêu chuẩn tỷ lệ gạo nguyên của Nguyễn Ngọc Đệ (2008) tỷ lệ gạo nguyên khoảng 50%. Tỷ lệ gạo nguyên liên quan chặt chẽ đến độ bạc bụng của hạt gạo (Lê Xuân Thái, 2003).
52
Theo Jenning và ctv (1979), tiêu chuẩn để đánh giá chiều dài và hình dạng hạt có sự thay đổi giữa các quốc gia trên thị trƣờng. Kích thƣớc và hình dạng hạt có tƣơng quan chặt chẽ với năng suất gạo nguyên. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì kích thƣớc và dạng hạt (tỷ lệ dài/rộng) khác nhau tùy thuộc vào đặc tính giống. Hạt thon dài thƣờng dễ gãy, nứt hơn hạt tròn và do đó, tỷ lệ xay xát thấp. Chiều dài và hình dạng hạt là tính trạng ổn định nhất và ít bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng, chủ yếu bị ảnh hƣởng bởi di truyền và lai tạo.
Bảng 4.22: Chiều dài (mm), chiều rộng (mm) và hình dạng hạt gạo của ba giống lúa sử dụng phƣơng pháp mạ ném thí nghiệm tại Minh Thuận, U Minh Thƣợng.
Tên giống Chiều dài
gạo Chiều rộng gạo Tỷ lệ dài/rộng Một Bụi đỏ 6,3 1,9 3,3 ST5 7,1 1,7 4,2 Huyết Rồng 6,6 1,8 3,7 Trung bình 6,7 1,8 3,7
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm năm 2013)
Qua Bảng 4.22 cho thấy các giống thí nghiệm có chiều dài hạt gạo của Một bụi đỏ, ST5, Huyết Rồng lần lƣợt là 6,3 mm, 7,1 mm và 6,6 mm. Trung bình dài hạt gạo là 6,7 mm, cao nhất là ST5 và thấp nhất là Một bụi đỏ. Nhìn chung, chiều dài hạt của ba giống thí nghiệm thuộc vào mức độ hạt dài theo bảng phân loại chiều dài hạt gạo trắng theo IRRI (1996).
Từ Bảng 4.22 cho thấy chiều rộng trung bình của ba giống lúa thí nghiệm là 1,8 mm, rộng nhất là Một bụi đỏ với 1,9 mm, nhỏ nhất là ST5 với 1,7 mm.
Hình dạng hạt có liên quan với tỷ lệ gạo nguyên: Hình dạng hạt gạo càng mảnh, dài và độ bạc bụng cao thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp; kiểu hạt hơi thon, hơi tròn hoặc tròn và không bạc bụng thì khi chà sẽ ít gãy và có tỷ lệ gạo nguyên cao (Lê Doãn Diên, 1990).
Qua Bảng 4.21 cho thấy tỷ lệ dài/rộng của Một bụi đỏ, ST5, Huyết Rồng lần lƣợt là 3,3 mm, 4,2 mm, và 3,7 mm, tỷ lệ dài/rộng trung bình là 3,7 mm. Cao nhất là ST5 và thấp nhất là Một bụi đỏ. Nhìn chung, ba giống thí nghiệm đều thuộc dạng thon dài, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
53
Theo Lê Xuân Thái (2005) tỷ lệ bạc bụng là một tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hạt gạo, bạc bụng của gạo là đặc tính di truyền của giống và chịu tác động lớn của điều kiện môi trƣờng ở giai đoạn lúa vào chắc đến chín. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) vết bạc bụng sẽ bị mất đi trong quá trình nấu chín gạo. Tỷ lệ bạc bụng chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố môi trƣờng trong quá trình tạo hạt và phơi sấy. Tuy nhiên bạc bụng nhiều gây ảnh hƣởng đến tỷ lệ gạo nguyên, làm giảm giá trị nông sản.
Bảng 4.23: Tỷ lệ bạc bụng cấp 0, cấp 1, cấp 5, cấp 9 của ba giống lúa áp dụng phƣơng pháp ném ở Minh Thuận, U Minh Thƣợng.
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2013)
Qua Bảng 4.23 cho thấy tỷ lệ bạc bụng cấp 0 của ba giống lúa thí nghiệm trung bình 73,6%, cao nhất là ST5 với 98,3%, thấp nhất là Một bụi đỏ với 26,7%. Nhìn chung tỷ lệ bạc bụng cấp 0 của ba giống lúa rất cao. Bạc bụng cấp 1 trung bình của ba giống lúa thí nghiệm là 7,9%, Một bụi đỏ có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 cao nhất 22%, ST5 không bị bạc bụng cấp 1 và Huyết Rồng 1,7% bạc bụng cấp 1. Bạc bụng cấp 5 trung bình của ba giống là 10,1%, Một bụi đỏ vẫn có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 cao nhất với 29,7%, ST5 vẫn không bị bạc bụng và tỷ lệ Huyết Rồng bạc bụng cấp 5 vẫn rất thấp chỉ 0,7%. Trung bình bạc bụng cấp 9 của ba giống là 8,6% với tỷ lệ bạc bụng của Một bụi đỏ, ST5 và Huyết Rồng lần lƣợt là 21,7%, 1,7% và 2,3%, Một bụi đỏ vẫn có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 cao nhất và ST5 thấp nhất. Nhìn chung ST5 và Huyết Rồng có tỷ lệ bạc bụng cấp 1, 5, 9 thấp đều đó cho thấy rất đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng, đặc biệt là ST5 thích hợp cho việc tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu.
4.5. NHẬN XÉT CHUNG
4.5.1 Kết quả khảo sát tình hình mạ ném tại Minh Thuận
Tên giống Tỷ lệ bạc bụng (%) Cấp 0 Cấp 1 Cấp 5 Cấp 9 Một bụi đỏ 26,7 22 29,7 21,7 ST5 98,3 0 0 1,7 Huyết Rồng 95,7 1,7 0,7 2,3 Trung bình 73,6 7,9 10,1 8,6
54
Qua kết quả điều tra nông hộ hầu hết nông dân ở vùng Minh Thuận – U Minh Thƣợng đã và đang áp dụng phƣơng pháp mạ ném trong mô hình kết hợp tôm – lúa là mô hình sản xuất đƣợc nông hộ đánh giá là đem lại hiệu quả hơn (cả về kinh tế lẫn môi trƣờng sinh thái) so với chuyên canh một vụ tôm.
Phƣơng pháp áp dụng mạ ném trong canh tác lúa – tôm giúp sản xuất bền vững, không những hạn chế rủi ro khi gặp những thời tiết bất lợi, nâng cao hiệu quả kinh tế đối với con tôm mà nông dân cũng giảm đƣợc chi phí thuốc phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trƣờng sinh thái. Qua kết quả điều tra nông hộ cho thấy phần lớn diện tích đất canh tác của nông hộ còn manh mún, nhỏ lẻ, phần lớn là từ 0,1 – 1 ha chiếm 70% còn diện tích trên 2 ha chỉ chiếm 3,3%, do nuôi trong vuông tôm nên không sử dụng cơ chế hóa trong sản xuất. Trong vùng khảo sát, đa số nông hộ sử dụng giống Một bụi đỏ (56,7%), giống ST5 (40%), giống khác (3,3%). Với mật độ cấy tƣơng đối thƣa nên lúa ít sâu bệnh và nông hộ chỉ canh tác lúa trong một vụ nên nông hộ ít sử dụng phân thuốc hóa học, phần lớn chỉ bón phân 2 lần chiếm (60%) và đa số sử dụng thuốc hóa học 1 lần chiếm đến 56,7% nông hộ phỏng vấn. Tuy nhiên năng suất rất thấp phần lớn năng suất thấp hơn 600 kg chiếm đến 90% do ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng (đất mặn) cộng thêm nông hộ nơi đây không chú trọng vụ lúa. Qua đó đã nói lên đƣợc phần nào xu hƣớng nông hộ sử dụng phƣơng pháp mạ ném trong vùng khảo sát là ít tốn giống, chi phí thấp, ít sâu bệnh, giảm nhân công lại thêm lúa nhanh tốt và thích hợp với mô hình tôm – lúa.
4.5.2. Các giống lúa thí nghiệm
Qua kết quả theo dõi, ghi nhận và đánh giá về chỉ tiêu nông học, phẩm chất hạt, các thành phần năng suất của 3 giống lúa thí nghiệm với hai nghiệm thức cấy và ném tại Minh Thuận – U Minh Thƣợng, vụ đông xuân 2013, có những nhận xét sau:
Một bụi đỏ
Một bụi đỏ là một trong ba giống lúa thích hợp nhất khi áp dụng phƣơng pháp mạ ném, có năng suất 3,6 tấn/ha ở nghiệm thức mạ ném, đạt năng suất nhƣ trên là nhờ các thành phần năng suất ở nghiệm thức mạ ném đạt khá cao, với trọng lƣợng 1000 hạt đạt 24,7 g ở nghiệm thức ném, số bông/m2
đạt 201 bông.
Một bụi đỏ có thời gian sinh trƣởng 139 ngày là giống lúa dài ngày, có chiều cao phát triển tốt ở các giai đoạn, chiều cao tối đa đạt 124,3 cm ở nghiệm thức mạ ném, số chồi/m2 đạt tối đa ở giai đoạn 75 NSKC và đạt 254 chồi ở nghiệm thức
55
ném, tuy nhiên có chiều dài bông tƣơng đối thấp ở nghiệm thức ném (19,3 cm) và thấp hơn nghiệm thức cấy (19,5 cm) nhƣng không đáng kể.
Giống có tỷ lệ bạc bụng khá cao cấp 0 là 26,7%, cấp 1 là 22%, cấp 5 là 29,7% và cấp 9 là 21,7%. Hạt gạo thon dài (tỷ lệ dài/rộng: 3,3), tỷ lệ gạo lức và gạo trắng tốt lần lƣợt là 79,5% và 69,8% còn tỷ lệ gạo nguyên thì rất tốt với