Sơ lược cấu trúc và chức năng gan

Một phần của tài liệu Luận án khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (rubiaceae) (Trang 28 - 29)

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể thực hiện cả chức năng ngoại tiết và nội tiết (Si-Tayeb et al., 2010). Gan thực hiện nhiều chức năng khác nhau đĩng vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt các quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Một số chức năng quan trọng nhất bao gồm bài tiết mật, lưu trữ glycogen, điều hịa cholesterol và sự biến dưỡng urea, giải độc thuốc, và bài tiết các protein khác nhau.

Hình 2.2: Cấu trúc của tiểu thùy gan (Maher, 1997)

Gan chia thùy, đơn vị chức năng nhỏ nhất của gan là các tiểu thùy gan. Mỗi tiểu thùy gan bao gồm các tế bào gan được tổ chức trong các đĩa và bao quanh các xoang gan tỏa về phía tĩnh mạch trung tâm nằm ở giữa tiểu thùy gan (Hình 2.2). Mỗi đỉnh của tiểu thùy chứa một bộ ba mạch dẫn - tĩnh mạch cửa, ống dẫn mật và động mạch gan - " bộ ba khoảng cửa". Máu đi vào tiểu thùy qua tĩnh mạch cửa và động mạch gan, chảy trong mao mạch xoang gan, nơi máu tĩnh mạch và máu động mạch hịa lẫn với nhau, và đến tĩnh mạch trung tâm. Các tế bào gan tiếp xúc trực tiếp với huyết tương trong xoang gan, tại xoang gan các tế bào gan hấp thụ các chất độc và các chất chuyển

hĩa (Zorn, 2008). Đồng thời, các acid mật và muối do các tế bào gan tiết ra di chuyển trong kênh mật về phía ống dẫn mật theo hướng ngược với dịng máu. Ống mật được hình thành bởi các tế bào lớn thứ hai trong gan là tế bào biểu mơ mật. Tế bào biểu mơ mật kiểm sốt tốc độ dịng chảy của mật và độ pH, tiết ra nước và bicarbonate (Si- Tayeb et al., 2010).

Trong gan cĩ nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại cĩ vai trị đặc biệt riêng. Để thực hiện chức năng gan, cần cĩ sự phối hợp hoạt động của tất cả các tế bào. Hai loại tế bào chính trong gan là tế bào gan chiếm khoảng 70% và tế bào mơ bì ống mật (cholangiocytes) chiếm 3% số lượng tế bào của gan. Số cịn lại là các loại tế bào khác bao gồm các tế bào Kupffer (đại thực bào thường trú trong gan), các tế bào sao (tế bào stellate hay tế bào Ito), các tế bào nội bì xoang gan và các tế bào tạo lỗ (một loại bạch cầu trong gan). Các tế bào gan và các tế bào ống mật cĩ nguồn gốc từ nội bì, các tế bào cịn lại cĩ nguồn gốc trung bì (Wisse et al., 1996; Si-Tayeb et al., 2010).

Một phần của tài liệu Luận án khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (rubiaceae) (Trang 28 - 29)