Khả năng kháng oxy hĩa của các cao phân đoạn rễ Gáo vàng

Một phần của tài liệu Luận án khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (rubiaceae) (Trang 105 - 107)

Hàm lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng

Hàm lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng của các cao phân đoạn rễ Gáo vàng được xác định và trình bày ở Bảng 4.18. Số liệu ở Bảng 4.18 cho thấy, phân đoạn n- hexane cĩ hàm lượng polyphenol tổng (34,20,19 mg GAE/g cao chiết), flavonoid tổng (87,91,18 mg QE/g cao chiết) và alkaloid tổng (284,2±3,6 mg AE/g cao chiết) thấp nhất trong khi cao phân đoạn ethyl acetate cĩ hàm lượng polyphenol tổng (45,10,19 mg GAE/g cao chiết), flavonoid tổng (116,72,66 mg QE/g cao chiết) và alkaloid tổng (989,8±9,64 mg AE/g cao chiết) cao nhất trong 3 loại cao.

Bảng 4.18: Hàm lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng của các cao phân đoạn rễ Gáo vàng

Hàm lượng Cao chiết rễ Gáo vàng

Methanol n-Hexane Ethyl acetate Polyphenol tổng (mg GAE/g) 38,20,2b 34,20,19c 45,10,19a

Flavonoid tổng (mg QE/g) 104,11,6b 87,91,18c 116,72,66a

Alkaloid tổng (mg AE/g) 895,4±18,1b 284,2±3,6c 989,8±9,64a

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị cĩ mẫu tự theo sau trong cùng một hàng giống nhau thì khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê ở mức 5% (p<0,05)

Khả năng kháng oxy hĩa của các cao phân đoạn rễ Gáo vàng

Hơn nữa, kết quả khảo sát khả năng kháng oxy hĩa bằng 3 phương pháp bao gồm trung hịa gốc tự do DPPH, khả năng khử sắt (RP) và phosphomolybdenum (kháng oxy hĩa tổng-TAC) của cao methanol và các cao phân đoạn rễ Gáo vàng (Bảng 4.19) cho thấy rằng cao phân đoạn ethyl acetate rễ Gáo vàng cĩ khả năng kháng oxy hĩa cao nhất với hoạt động trung hịa gốc tự do DPPH (EC50=39,8±0,53 µg/mL), khả năng khử sắt (EC50=169,2±3,4 µg/mL) và khả năng kháng oxy hĩa tổng (EC50=33,9±0,03 µg/mL) cao nhất. Cao phân đoạn ethyl acetate rễ Gáo vàng cĩ EC50 trong 3 thử nghiệm kháng oxy hĩa đều thấp hơn cao methanol lần lượt 1,8 , 2,2 và 1,8 lần cho thấy cao methanol cĩ khả năng kháng oxy hĩa thấp hơn cao phân đoạn ethyl acetate và khả năng kháng oxy hĩa thấp nhất là cao phân đoạn n-hexane.

Bảng 4.19: EC50 của các cao phân đoạn rễ gáo vàng trong các thử nghiệm kháng oxy hĩa

Cao chiết/ chất chuẩn EC50 (µg/mL)

DPPH RP TAC

Methanol rễ Gáo vàng 73,4±1,25b 375,9±25,39b 61,2±0,27b

n-Hexane rễ Gáo vàng 93,4±1,97a 633,1±6,2a 98,4±1,72a Ethyl acetate rễ Gáo vàng 39,8±0,53c 169,2±3,4c 33,9±0,03c

Vitamin C 18,3±0,33d 67,0±0,68d 0,55±0,01d

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị cĩ mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống nhau thì khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê ở mức 5% .

Khả năng kháng viêm của các cao phân đoạn rễ Gáo vàng

Các cao phân đoạn rễ gáo vàng cũng được thử hoạt tính kháng viêm thơng qua hoạt động ức chế sự biến tính protein BSA, kết quả được trình bày trong Bảng 4.20. Hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSA của các cao chiết được khảo sát từ nồng độ 0,78125 đến 25 µg/mL cao chiết, kết quả ở Bảng 4.20 cho thấy, hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSA thấp nhất là cao n-hexane (4,37±0,88%) ở nồng độ 0,78125 µg/mL và hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSA cao nhất là cao ethyl acetate (83,2±1,53%) ở nồng độ 25 µg/mL. Nếu xét ở từng nồng độ được khảo sát, cao n-hexane cĩ hiệu suất ức chế sự biến

tính protein BSA thấp nhất, tiếp theo là cao methanol và cao ethyl acetate cĩ hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSA cao nhất.

Bảng 4.20: Hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSAcủa các cao phân đoạn rễ Gáo vàng Nồng độ (µg/mL) Hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSA (%)

Cao methanol Cao n-hexane Cao ethyl acetate

0,78125 11,5±1,53f 4,37±0,88f 20,4±1,84f 1,5625 16,0±1,53e 8,44±1,53e 25,0±1,55e 3,125 24,7±2,33d 13,0±1,53d 28,8±0,84d 6,25 30,3±1,76c 16,5±0,88c 38,5±0,93c 12,5 45,0±1,53b 31,3±1,53b 51,1±1,6b 25 71,5±3,18a 56,2±0,88a 83,2±1,53a

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị cĩ mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống nhau thì khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê ở mức 5% (p<0,05).

Nồng độ của các cao chiết phân đoạn rễ Gáo vàng khi đạt được hiệu suất ức chế 50% protein BSA (EC50) cũng được tính dựa vào phương trình hồi quy tuyến tính của từng cao và trình bày trong Bảng 4.21. Ngồi ra, EC50 của các cao chiết cũng được so sánh với EC50 của chất đối chứng dương diclofenac (0,66±0,09 µg/mL). Số liệu ở Bảng 4.21 cho thấy, EC50 của cao n-hexane (21,8±0,13 µg/mL) là cao nhất và cao gấp khoảng 33 lần so với diclofenac, cao methanol (15,3±0,6 µg/mL) cao hơn khoảng 23 lần trong khi cao ethyl acetate cĩ EC50 thấp nhất (11,5±0,3 µg/mL) và cao hơn diclofenac khoảng 17 lần.

Bảng 4.21: EC50 của các cao phân đoạn rễ Gáo vàng trong ức chế sự biến tính protein BSA

Cao chiết Phương trình hồi quy tuyến tính EC50 (µg/mL)

Cao methanol y=2,3711x+13,747 (R²=0,983) 15,3±0,6b

Cao n-hexane y=2,0786x+4,6168 (R²=0,995) 21,8±0,13a

Cao ethyl acetate y=2,5117x+21,071 (R²=0,995) 11,5±0,3c

Diclofenac y=6,4717x+45,727 (R²=0,959) 0,66±0,09d

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị cĩ mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống nhau thì khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê ở mức 5% (p<0,05).

Từ kết quả trên cho thấy, cao phân đoạn ethyl acetate rễ Gáo vàng cĩ khả năng kháng viêm cao nhất, tiếp theo là cao methanol rễ Gáo vàng và khả năng kháng viêm thấp nhất là cao phân đoạn n-hexane rễ Gáo vàng.

Một phần của tài liệu Luận án khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (rubiaceae) (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)