Sơ lược về cây Gáo vàng (Nauclea orientalis L.)

Một phần của tài liệu Luận án khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (rubiaceae) (Trang 47 - 49)

Cây Gáo vàng là một lồi thực vật thân gỗ lâu năm, cao khoảng 20 m, nhánh ngang, vỏ nâu, gỗ vàng. Lá Gáo vàng cĩ phiến xoan rộng, to và dài khoảng 15-30 cm, đầu trịn, đáy trịn hay hơi hình tim, cuống 1 – 3 cm, lá bẹ xoan to, cao 2,5-3 cm (Hình 2.14). Gáo vàng cĩ hoa đầu dài khoảng 2-5 cm, to khoảng 4 cm, đài dính lại với nhau, vành ngà cao khoảng 7 mm, vịi nhụy thị dài 7 mm, quả thuộc dạng phì quả kép, hình trịn, to khoảng 2-3 cm (Phạm Hồng Hộ, 2003).

Ở Việt Nam, cây Gáo vàng phân bố rộng rãi ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp (dưới 600 m) và trung du, vùng Đồng bằng do trồng hoặc chim đưa hạt giống đến (Đỗ Huy Bích, 2004). Ngồi ra, cây Gáo vàng cịn phân bố rộng rải ở các nước Châu Á nhiệt đới: Ấn Độ, Srilanca, Malaysia, Philipines. Cây Gáo vàng cho gỗ tốt, dùng trong xây dựng, đĩng tàu thuyền, đĩng đồ đạc trong gia đình (Trần Hợp, 2002). Gỗ cây Gáo vàng cĩ vị đắng, vỏ cây cĩ tác dụng hạ nhiệt chữa sốt, bồi bổ sức khỏe, chữa xơ gan cổ trướng (Đỗ Tất Lợi, 2014). Ở Campuchia, nhân dân vùng Xiêm Riệp dùng vỏ Gáo vàng làm thuốc giảm đau. Ở Philippines, bột Gáo vàng chữa lở loét, nước sắc chữa vết thương, tiêu chảy, đau răng. Ở New Guinea, nước ngâm của vỏ Gáo vàng chữa đau dạ dày. Ở Ấn Độ, vỏ cây gáo vàng được dùng trị rắn cắn (Đỗ Huy Bích, 2004).

Các nghiên cứu khoa học về cây cây Gáo vàng ở Việt nam đã được thực hiện như sàng lọc hoạt tính kháng oxy hĩa cây Gáo vàng bởi Phan Thị Anh Đào và Võ Thị Ngà (2015). Năm 2016, thành phần hĩa học của gỗ Gáo vàng được khảo sát bởi Võ Văn Lẹo (2016).

Hình 2.14: Cây Gáo Vàng (Nauclea orientalis L.) http://tropical.theferns.info

Trên thế giới cũng đã cĩ một số nghiên cứu quan trọng về cây Gáo vàng. Từ lá Gáo vàng, Erdelmeier et al. (1992) đã được phân lập được 9 hợp chất alkaloid và đã tiến hành các thử nghiệm gây độc trên tế bào ung thư bàng quang, tế bào ung thư cổ tử cung. Từ rễ Gáo vàng, Sichaem et al. (2010) đã phân lập được 10 hợp chất trong đĩ cĩ 6 indole alkaloid (gồm naucleficine, naucleactonin A, naucleidinal, 19-epi- naucleidinal, strictosamide, và pumiloside), 2 secoiridoid (aligenoside và sweroside), 1 dẫn suất của naucleidinal và acid vanillic. Ngồi ra các hợp chất phân lập được cũng được kiểm tra độc tính trên các dịng tế bào HeLa và tế bào KB. Từ vỏ thân Gáo vàng, Tao et al. (2012) đã phân lập được 4 hợp chất triterpene (gồm 3β, 19α, 23, 24- tetrahydroxyurs-12-en-28-oic acid, 2β, 3β, 19α, 24-tetrahydroxyurs-12-en-28-oic acid, 3-oxo-urs-12-ene-27, 28-dioic acid và quinovic acid-3-β-rhamnopyranoside) và thử hoạt tính kháng viêm. Kết quả cho thấy, hợp chất 3β, 19α, 23, 24-tetrahydroxyurs-12- en-28-oic acid cĩ hoạt tính kháng viêm tương đương chất kháng viêm chuẩn hydrocortisone. Hoạt động kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus của Gáo vàng cũng được xác định (Cruz and Jubilo, 2014). Năm 2015, cũng từ rễ Gáo vàng đã phân lập được một dẫn xuất α-pinen mới cùng với 12 hợp chất đã biết, bao gồm 4 terpenoid (loganetin, loganin, sweroside, grandifloroside), 4 hợp chất phenol (gồm methyl protocatechuate, trans-p-coumaric acid, 3-(2,4- dihydroxylphenyl) propanoic acid, metyl 3-(2,4- dihydroxylphenyl) propanoate), 2 hợp chất glucoside coumarin (skimmin và adicardin), anthraquinone (emodin) và lignin ((+)-pinoresinol). Các hợp chất đã được thử hoạt động trung hịa gốc tự do DPPH và ức chế quá trình peroxide hĩa lipid. Trong số đĩ, hợp chất grandifloroside và methyl protocatechuate thể hiện hoạt tính kháng oxy hĩa mạnh (Phan et al., 2015). Năm 2018, từ thân và lá Gáo vàng đã phân lập được hợp chất nauclorienine cĩ khả năng gây độc đối với năm dịng tế bào ung thư khác nhau ở người (Liu et al., 2018).

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận án khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (rubiaceae) (Trang 47 - 49)