Báo cáo về các sự kiện và chia sẻ báo cáo cho các bên tham gia để hỗ trợ vận động cộng đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 80 - 82)

trợ vận động cộng đồng

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được các việc cần thực hiện trong báo cáo về các sự kiện và chia sẻ báo cáo cho các bên tham gia để hỗ trợ vận động cộng đồng.

- Kỹ năng: Thực hiện được các việc trong báo cáo về các sự kiện và chia sẻ báo cáo cho các bên tham gia để hỗ trợ vận động cộng đồng.

- Thái độ: Rèn luyện thái độ tích cực, chủ động trong quá trình học tập; và thực hành các hoạt động truyền thông phát triển văn hóa cộng đồng.

7.1. Viết báo cáo về các vấn đề của cộng đồng, quan điểm của người dân và những phản hồi

Những lưu ý khi viết báo cáo:

+ Xử lý tài liệu thu được bằng phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng.

+ Viết dự thảo báo cáo đánh giá. + Biên tập báo cáo đánh giá. + Hoàn thiện báo cáo đánh giá.

Ví dụ một báo cáo đánh giá bao gồm các phần sau:

+ Giới thiệu nghiên cứu đánh giá: cơ sở luận chứng, mục đích và phương pháp đánh giá, quá trình tổ chức đánh giá.

+ Phân tích kết quả đánh giá: xác định mức độ thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của các đối tượng. So sánh sự thay đổi đó với những gì đã có trước đó và rút ra kết luận về mức độ thành công của kế hoạch.

+ Các phát hiện và kiến nghị: từ kết quả của quá trình đánh giá nêu ra những ý kiến nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy thành công của kế hoạch, cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định và lập kế hoạch duy trì hoạt động truyền thông.

7.2. Trình bày báo cáo cho tổ chức của mình, tổ chức khác và chính quyền Bên cạnh việc chuẩn bị tốt một bản báo cáo thì cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để trình bày báo cáo một cách thuyết phục:

+ Lựa chọn người trình bày có năng lực về ngôn ngữ, diễn đạt, am hiểu vấn đề cần trình bày.

+ Chuẩn bị tốt về thời gian và không gian trình bày báo cáo.

+ Có sự tập duyệt kỹ lưỡng trước buổi trình bày bản báo cáo, nhằm: phát hiện ra lỗi và kịp thời sửa chữa; trình bày báo cáo thuận lợi, tránh vấp váp, lúng túng hoặc một số tình huống bất ngờ khác.

+ Nếu có sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, biểu đồ... đi kèm thì cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phần trình bày và phần biểu diễn minh họa.

+ Dự kiến một số câu hỏi mà người nghe có thể đưa ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công tác, truyền thông và cổ động ở cơ sở, NXB Văn hóa thông tin, 1995. 2. Lê Thị Dung, Bài giảng công tác thông tin tuyên truyền, NXB Lao động xã hội, 2009.

3. Hà Huy Giáp, Văn hoá quần chúng, NXB Văn hóa thông tin, 1990. 4. Truyền thông cổ động trực quan, NXB Văn hóa thông tin, 1993.

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 80 - 82)