Phối hợp với các tổ chức dân sự xã hội và các đối tác khác để thực hiện chương trình văn hoá cộng đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 60 - 64)

hiện chương trình văn hoá cộng đồng

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được các hoạt động cần thực hiện để phối hợp với các tổ chức dân sự xã hội và các đối tác khác để thực hiện chương trình văn hoá cộng đồng.

- Kỹ năng: Thực hiện được các hoạt động cần thực hiện để phối hợp với các tổ chức dân sự xã hội và các đối tác khác để thực hiện chương trình văn hoá cộng đồng.

- Thái độ: Rèn luyện thái độ tích cực, chủ động trong quá trình học tập; và thực hành các hoạt động truyền thông phát triển văn hóa cộng đồng.

1.1. Tổ chức các cuộc họp với cộng đồng để xác định vấn đề

Cộng đồng là một nhóm người chung sống trên cùng một lãnh thổ (xóm, ấp, làng xã…) và cùng chia sẻ những lợi ích chung.

Nhưng trong thực tế, cộng đồng thường được phân chia một cách khái quát dựa chủ yếu vào đặc điểm về nơi định cư: cộng đồng nông thôn và cộng đồng thành thị. Mỗi cộng đồng có các đặc điểm riêng biệt. Do vậy, cần phải tìm hiểu các đặc điểm của cộng đồng đó.

Người dân ở mỗi cộng đồng phải tự mình đứng ra giải quyết những vấn đề của riêng mình. Sự hỗ trợ của bên ngoài chỉ có tính chất hỗ trợ, không mang tính quyết định. Muốn vậy, cộng đồng phải có vai trò ngày càng tăng trong quá trình xác lập nhu cầu, lập kế hoạch can thiệp và thực hiện kế hoạch đề ra. Những công việc trên có thể được tiến hành thông qua các cuộc họp với cộng đồng.

* Tại sao phải có sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển văn hóa cộng đồng?

- Để người dân không chỉ được coi là đối tượng của các hoạt động mà là chủ thực sự của các hoạt động đó.

- Để thực hiện dân chủ cơ sở.

- Để hạn chế sự thất bại của các hoạt động có thể xảy ra. - Để tăng tính bền vững của các hoạt động.

- Để tạo cơ hội cho người dân có thể tự nâng cao năng lực.

* Mỗi giai đoạn của dự án, sự tham gia của cộng đồng cụ thể như sau:

Giai đoạn Mục đích và lợi ích

Bắt đầu - Người dân hiểu rõ hơn hoàn cảnh của mình;

- Người dân có thêm kỹ năng phân tích, hiểu về trình tự công việc;

- Tự đề xuất công trình, đề ra giải pháp có khả năng thực thi cao.

Giữa kỳ - Nhìn nhận, đánh giá các hoạt động; - Nâng cao kỹ năng về tổ chức và tự tin;

- Có thể sửa đổi, điều chỉnh kế hoạch, phương thức tiến hành.

Cuối kỳ - Tìm ra nguyên nhân thất bại hay thành công;

- Đề ra các kế hoạch, chương trình tiếp theo để duy tu, bảo dưỡng, hưởng lợi từ công trình một cách lâu dài, bền vững; - Nhận ra khả năng của cộng đồng mình.

Hội họp và thảo luận nhóm thường được tiến hành với một nhóm người. Đây là hình thức thường được sử dụng với chủ đề và mục tiêu đã xác định.

* Lợi ích của tổ chức hội họp và thảo luận: - Tiếp cận được với nhiều người.

- Chấp nhận các đường lối của các chủ đề một cách thực tiễn.

- Nhận thức được sự thôi thúc của cá nhân đối với việc giao tiếp trong xã hội. - Tâm lý của nhóm kích thích phát huy sáng kiến và thuyết phục mọi người để cùng hành động.

- Có khả năng thu được một lượng lớn thông tin.

- Tạo ra sự đồng bộ, nhất quán và hợp đồng hành động. * Hạn chế của tổ chức hội họp và thảo luận:

- Cá tính và sự quan tâm đa dạng có thể tạo nên khó khăn trong thảo luận. - Nơi tổ chức hội họp thường không có sẵn.

- có thể có một sự đòi hỏi thái quá về các lợi ích khác nhau.

- Có thể chỉ một ít người tham dự buổi họp, không đủ thành phần. * Các hình thức họp dân:

- Họp toàn thể cộng đồng. - Họp nhóm theo chủ đề.

- Họp để tuyên truyền, huấn luyện.

- Họp để bàn bạc, thảo luận và xây dựng kế hoạch, quy chế, quy định. - Họp đánh giá tổng kết.

1.2. Xây dựng năng lực cho cộng tác viên cộng đồng hay đồng nghiệp về làm việc nhóm dự án thông qua các cuộc họp và chia sẻ nhiệm vụ

Cộng tác viên cộng đồng là những người thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng, giúp cộng đồng phát triển văn hóa.

Vai trò chủ động của cộng tác viên trong chương trình phát triển văn hóa cộng đồng sẽ giảm dần khi năng lực của cộng đồng được tăng lên và vai trò thụ động của cộng tác viên dần dần tăng lên cho đến khi cộng đồng tự lực, tự cường.

* Nhiệm vụ của tác viên cộng đồng:

- Về chuyên môn: nghiên cứu, huấn luyện, tổ chức…

- Về xúc tác: tạo thuận lợi, biện hộ, giải quyết mâu thuẫn…

- Về xây dựng kế hoạch hành động, quản lý tổ chức, kiểm tra và giám sát hoạt động.

* Những phẩm chất cần thiết của cộng tác viên cộng đồng:

- Năng lực: cần có đầy đủ năng lực chuyên môn để tự tin và tạo niềm tin nơi người dân. Do vậy, họ cần được đào tạo để có các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công tác phát triển văn hóa cộng đồng.

Cụ thể: học vấn, sức khỏe, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng theo dõi, kỹ năng xúc tác và thúc đẩy hoạt động phát triển, kỹ năng giao tiếp và giải quyết mâu thuẫn.

- Hòa đồng: cần có phong cách hòa đồng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Biết lắng nghe, đồng cảm, chấp nhận. Tuy nhiên, cũng không nên sa lầy vào nhậu nhẹt – điều thường xẩy ra tại nông thôn ngày nay. Tránh các mối quan hệ quá riêng tư làm ảnh hưởng đến quan hệ chung, đến toàn cộng đồng.

- Trung thực

Cộng tác viên cần phải trung thực với dân và với chính mình. Họ phải luôn tự khám phá mình và không e ngại khi người khác nhìn vào mình để giúp mình trau chuốt phẩm chất. Người dân nhận thức các giá trị mà cộng tác viên đem lại cho họ

như dân chủ, hợp tác, công bằng xã hội, tôn trọng nhân phẩm, không phải qua lời nói mà qua con người và cách sống của họ. Sự ba hoa, hứa hẹn, tạo uy tín bằng cái mình không có, không thuộc về phẩm chất của cộng tác viên cộng đồng.

- Kiên trì, nhẫn nại:

Cộng tác viên chưa có kinh nghiệm thường hay nóng vội, muốn thấy thành tích ngay nên áp đặt ý kiến, sáng kiến của mình. Họ sẽ bực tức khi người dân không thực hiện điều họ mong muốn. Cần phải hiểu rằng sự thay đổi trong thái độ, hành vi không thể diễn ra một sớm, một chiều. Biết kiên trì, chờ đợi là một phẩm chất quan trọng. Điều quan trọng không phải là ta làm được gì mà người dân làm được gì.

- Khiêm tốn, biết học hỏi nơi người dân:

Trong công tác, sự học hỏi không chỉ một chiều từ cộng tác viên đến người dân mà cộng tác viên sẽ học được rất nhiều từ hiểu biết, kinh nghiệm và cuộc sống của người dân. Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp cộng tác viên lắng nghe, đón nhận trân trọng ý kiến từ dân. Chấp nhận sự góp ý mới thực hiện tốt chương trình phát triển văn hóa cộng đồng và luôn luôn nâng cao năng lực và phẩm chất của chính mình.

- Khách quan vô tư: Không nên có thái độ phê phán. Tinh thần khách quan, vô tư sẽ giúp cộng tác viên giải quyết các mâu thuẫn trong cộng đồng và làm tốt vai trò xúc tác, liên kết các nhóm trong cộng đồng lại với nhau.

- Đạo đức, tác phong.

Câu hỏi: Tác viên phải thể hiện phẩm chất con người như thế nào để có thể đáp ứng được công tác chuyên môn?

Hãy liệt kê và mô tả ngắn gọn các vai trò của tác viên cộng đồng?

Theo bạn, trong công tác cộng đồng, vai trò nào mà tác viên cần quan tâm nhiều hơn hết? Tại sao?

Tác viên cộng đồng cần rèn luyện những kỹ năng nào để có thể giúp thành công trong công tác chuyên môn?

1.3. Họp với chính quyền địa phương để vận động sự ủng hộ

Trong thực hiện chương trình phát triển văn hóa cộng đồng, sự ủng hộ, đồng ý, tạo điều kiện của chính quyền địa phương có ý nghĩa rất quan trọng. Lãnh đạo

địa phương cần tương đối cởi mở, nắm và hiểu rõ mục đích của dự án. Bởi ở địa phương, những cộng tác viên cộng đồng thường chính là các cán bộ thôn, xã.

Cộng tác viên đến trình diện với lãnh đạo địa phương để thông báo nhiệm vụ của mình tại cộng đồng.

Chính quyền địa phương phải có nhiệm vụ giới thiệu cộng tác viên với một số cán bộ trực tiếp làm hoặc đóng vai trò giới thiệu tác viên với cộng đồng.

1.4. Tổ chức các cuộc họp định kỳ cho các nhóm làm việc dự án

Nhóm cộng tác quy tụ những cá nhân chia sẻ các mục tiêu chung và cần làm việc chung để hoàn thành nó. Hay nhóm cộng tác là nhóm gồm những cá nhân làm việc với nhau để hoàn thành công việc cao hơn là khi họ làm việc một mình.

Lý do cho sự cộng tác: tạo sự tận tụy, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp các hoạt động của các cá nhân, qua đó có thể nhận diện các nhu cầu đào tạo và phát triển, giúp thỏa mãn nhu cầu “thuộc về” của con người, giúp truyền thông tốt hơn.

Họp các nhóm làm việc dự án có hiệu quả nhất là khi có liên quan đến việc làm sáng tỏ vấn đề qua truyền thông có lời, phản hồi từ nhân viên hoặc quyết định của nhân viên. Nó thường được tổ chức mỗi tuần, mỗi tháng và không quá một giờ đồng hồ.

Có 3 yếu tố cho cuộc họp thành công:

- Nó đạt mục tiêu gắn liền với quản lý và các nhân viên thực hành.

- Nó tạo sự thảo luận sôi nổi, sáng tạo trong giải quyết vấn đề và có tham gia của các nhân viên.

- Cơ cấu buổi họp đảm bảo các quyết định phải hướng đến hành động.

1.5. Thực hiện các hoạt động và tạo cơ hội cho cộng đồng để đưa ra phản hồi về các vấn đề sau:

- Những thành công và thay đổi cần thiết cho các hoạt động văn hóa

- Khuyến nghị để vận động cho các vấn đề khác liên quan đến mối quan tâm của cộng đồng về các dịch vụ công tác xã hội, chính quyền, tổ chức dân sự và đối tác khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 60 - 64)